Giải đáp thắc mắc: “Bảo hiểm thất nghiệp không lấy có mất không?”

Đánh giá post

Bảo hiểm thất nghiệp là một trong những vấn đề được người lao động cực kỳ quan tâm bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của họ. Theo đó, “Bảo hiểm thất nghiệp không lấy có mất không?” là một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm nhiều nhất hiện nay. Nếu bạn có chung băn khoăn, hãy theo dõi trọn vẹn bài viết dưới đây để có được câu trả lời.

Bảo hiểm thất nghiệp không lấy có mất không

Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Bảo hiểm thất nghiệp là một loại bảo hiểm hợp pháp được quy định theo Luật Bảo hiểm 2006 nhằm bù đắp, hạn chế, hỗ trợ những rủi ro mà người lao động có thể gặp phải khi mất công việc hiện tại.

Bảo hiểm thất nghiệp áp dụng với nhiều đối tượng khác nhau như:

  • Người lao động tham gia hợp đồng lao động không thời hạn; 
  • Người lao động ký hợp đồng lao động có thời hạn (Chỉ được tính với cá nhân đủ điều kiện trong luật lao động có thời gian làm việc, công tác từ đủ 12 đến 36 tháng trở lên);…

Theo đó, khoản tiền mà người lao động trích ra mỗi tháng từ lương, thu nhập cố định tại doanh nghiệp công ty để nộp quỹ bảo hiểm thất nghiệp chính là bảo hiểm thất nghiệp. Với khoản tiền này, người lao động có thể tự đóng hoặc ủy quyền cho doanh nghiệp nơi công tác đóng thay. Theo quy định pháp luật, bảo hiểm thất nghiệp bao gồm các chế độ sau đây:

a) Trợ cấp thất nghiệp

b) Hỗ trợ học nghề

c) Hỗ trợ tìm việc làm

? Xem thêm: Bảo hiểm thất nghiệp được lấy mấy lần? – Thông tin mới nhất

Nguyên tắc đóng và hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Để có câu trả lời cho câu hỏi “bảo hiểm thất nghiệp không lấy có mất không?”, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguyên tắc đóng và hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Bảo hiểm thất nghiệp được tổ chức và đóng đều đặn theo thời gian hàng tháng với hai phương thức tự nộp hoặc ủy quyền cho tổ chức công đoàn nơi sử dụng lao động nộp thay. Tuy nhiên, để bảo hiểm thất nghiệp có hiệu lực và có thể lĩnh tiền bảo hiểm trên thực tế thì:

  • Người lao động tham gia bảo hiểm lao động từ 12 tháng trở lên trước 2 năm thất nghiệp hoặc mất việc.
  • Không vi phạm các quy định về khai báo, thời hạn nộp tiền, thời điểm mất việc,…
  • Đã đăng ký thất nghiệp với các tổ chức Bảo hiểm xã hội.
  • Chưa tìm được công việc, chưa nhận công việc sau thời hạn khai báo mất việc với tổ chức.
  • Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam trong, sau thời gian thất nghiệp, mất việc.

Bảo hiểm thất nghiệp không lấy có mất không?

Bảo hiểm thất nghiệp không lấy có được cộng dồn không?
Bảo hiểm thất nghiệp không lấy có được cộng dồn cho lần hưởng tiếp theo?

Đây là lo lắng của rất nhiều người lao động trước khi đưa ra quyết định nghỉ việc hoặc dừng công việc đang thực hiện. Cùng với đó, có rất nhiều doanh nghiệp, công ty, người sử dụng lao động đã lợi dụng điểm này để không trả bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Tuy nhiên, đây là hành động trái cả quy định của Hợp đồng lao động, Luật Lao động và Luật Bảo hiểm.

Theo đó, các khoản bảo hiểm thất nghiệp sẽ không mất đi, dù không lấy. Trường hợp người lao động không lĩnh bảo hiểm thất nghiệp thì số tiền sẽ được bảo lưu (cộng dồn).

Mức trợ cấp và thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp

Theo quy định pháp luật, mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức tiền lương thực nhận hàng tháng tạo cơ quan, doanh nghiệp trước thời điểm thất nghiệp.

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp lần lượt chia thành các mốc tương ứng với thời hạn đóng bảo hiểm. Theo đó, thời gian đóng bảo hiểm càng dài thì khoản tiền trợ cấp bạn có thể nhận được tương ứng càng lớn. Ví dụ như bạn có thời gian nộp bảo hiểm thất nghiệp từ 12 đến 36 tháng thì số tiền trợ cấp tương ứng sẽ là 3 tháng. Tuy nhiên, số tiền trợ cấp mỗi tháng không bằng 100% thu nhập mà chỉ bằng 60% theo chuẩn quy định Luật Bảo hiểm.

Ngoài ra, người đóng bảo hiểm thất nghiệp cũng sẽ nhận thêm một số khoản khác như hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc, bảo hiểm y tế,…

Bài viết cung cấp thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi: “Bảo hiểm thất nghiệp không lấy có mất không?” để có thể tự bảo vệ quyền lợi của mình. Nếu còn các thắc mắc, bạn có thể để lại câu hỏi phía dưới để được giải đáp kịp thời.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: