Nhiều bạn trẻ khi bắt đầu những công việc đầu tiên đều chưa quan tâm đến những điều khoản trong luật lao động. Điều này vô tình dẫn đến việc các bạn không nắm rõ quyền, nghĩa vụ và cả quyền lợi của bản thân mình. Thiếu hiểu biết về luật lao động không chỉ dẫn đến việc dễ vi phạm mà còn khiến bạn bỏ qua quyền lợi của chính bản thân mình. Có những điều luật nổi bật nào trong bộ luật lao động mà bạn nên nắm rõ? Hãy thử điểm qua bên dưới nhé.
Mục lục
- 1. Mức thấp nhất của lương thử việc là bằng 85% lương chính thức
- 2. Thời gian thử việc
- 3. Bắt buộc phải thông báo kết quả khi hết thời gian thử việc
- 4. Trả lương chậm 15 ngày phải trả thêm tiền theo mức lãi suất ngân hàng
- 5. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động là vi phạm luật lao động
- 6. Không thu tiền người lao động trong quá trình tuyển dụng và thu phí để được kí kết hợp đồng
- 7. Người lao động được nghỉ 10 ngày Lễ và 12 ngày nghỉ phép một năm
- 8. Về vấn đề bồi thường chi phí đào tạo
- 9. Miễn toàn bộ án phí cho người lao động khi khởi kiện doanh nghiệp tại Tòa án
1. Mức thấp nhất của lương thử việc là bằng 85% lương chính thức
Tiền lương trong khoảng thời gian thử việc được thỏa thuận bởi cả 2 bên người lao động và người sử dụng lao động, nhưng phải đảm bảo lương thử việc cao hơn 85% mức lương chính thức. Ít nhất nhưng không phải là tối đa, bạn hoàn toàn có thể đạt được mức lương cao hơn theo sự đồng thuận của cả hai bên. Khi được nhận vào làm chính thức, mức lương bạn nhận được sẽ là 100%.
2. Thời gian thử việc
Thời gian thử việc được quy định trong bộ luật lao động được kéo dài:
- Tối đa 60 ngày đối với bậc cao đẳng trở lên
- Tối đa 30 ngày đối với bậc trung cấp
- Tối đa 6 ngày với các công việc khác
Mỗi công việc chỉ được thử việc duy nhất một lần. Đồng thời đối với lao động theo mùa vụ, không được áp dụng thử việc.
3. Bắt buộc phải thông báo kết quả khi hết thời gian thử việc
Kết quả thử việc phải được thông báo đến người lao động trước khi kết thúc thời gian thử việc 3 ngày. Nếu người lao động đạt yêu cầu cần ngay lập tức kí kết hợp đồng, nếu không thì chấm dứt hợp đồng làm việc.
Ngoài ra, kết quả tuyển dụng phải được công ty thông báo trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ khi đã có kết quả tuyển dụng.
4. Trả lương chậm 15 ngày phải trả thêm tiền theo mức lãi suất ngân hàng
Trả lương đúng hạn là nghĩa vụ của công ty và quyền lợi của người lao động. Nếu công ty vi phạm quy định trả lương quá 15 ngày sẽ phải trả thêm tiền lớn hơn hoặc bằng mức lãi suất ngân hàng. Ngoài ra công ty có thể bị phạt tiền từ 5 – 50 triệu đồng tùy vào mức độ nghiêm trọng.
5. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động là vi phạm luật lao động
Đây là những tài sản cá nhân của người lao động, theo quy định doanh nghiệp không có quyền được thu giữ. Nếu có hành vi thu giữ bản chính giấy tờ, văn bằng, chứng chỉ của người lao động sẽ bị xử phạt 20-25 triệu đồng. Ngoài ra công ty được yêu cầu bắt buộc phải hoàn trả cho người lao động ngay lập tức.
Nếu yêu cầu hoàn trả được đưa ra không được công ty chấp nhận, bạn có thể đề nghị cơ quan chức năng có thẩm quyền để xử phạt vi phạm hành chính công ty.
6. Không thu tiền người lao động trong quá trình tuyển dụng và thu phí để được kí kết hợp đồng
Doanh nghiệp không được phép thu tiền người lao động trong quá trình tuyển dụng. Ngoài ra thu tiền để được kí kết hợp đồng là vi phạm pháp luật. Nếu vi phạm thu tiền trong quá trình tuyển dụng có thể bị phạt tiền từ 1 – 3 triệu đồng đối với bên sử dụng lao động.
7. Người lao động được nghỉ 10 ngày Lễ và 12 ngày nghỉ phép một năm
Đây là mức nghỉ tối thiểu theo quy định của Bộ luật Lao Động, doanh nghiệp không được phép sa thải người lao động khi nghỉ phép đúng quy định. Đồng thời, người lao động được hưởng nguyên ngày lương mặc dù không đi làm.
8. Về vấn đề bồi thường chi phí đào tạo
Chỉ khi người lao động và bên sử dụng lao động có kí kết hợp đồng đào tạo, trong đó có ghi rõ khi chấm dứt hợp đồng trái quy định phải bồi thường chi phí đào tạo thì mới phải bồi thường theo quy định hiện hành.
Trong trường hợp không kí kết hợp đồng đào tạo hoặc có hợp đồng nhưng không có điều khoản bồi thường chi phí đào tạo, người lao động sẽ không phải chịu bồi thường chi phí đào tạo.
Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, người lao động sẽ bị mất trợ cấp thôi việc, bồi thường chi phí đào tạo và ½ tháng lương. Ngoài ra còn phải bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
9. Miễn toàn bộ án phí cho người lao động khi khởi kiện doanh nghiệp tại Tòa án
Ở Việt Nam, người lao động còn khá nhiều e ngại khi khởi kiện doanh nghiệp do thiếu hiểu biết về luật đồng thời lo ngại sẽ tốn nhiều khoản chi phí. Tuy nhiên, khi khởi kiện doanh nghiệp liên quan đến những vấn đề lao động, người lao động được miễn toàn bộ án phí.
JobsGO cung cấp cho bạn những gợi ý việc làm phù hợp nhất dựa trên tính năng tự động phân tích CV. Hãy để “việc làm tìm đến bạn” và có được công việc mong muốn trong tầm tay.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)