Bản mô tả công việc y sĩ là tài liệu quan trọng giúp cho ứng viên có thể nắm bắt thông tin cần thiết khi tìm việc làm nhân viên ngành y tế. Cùng tìm hiểu chi tiết về bản mô tả này qua bài viết dưới đây các bạn nhé.
Mục lục
Đôi nét về việc làm Y sĩ
Y sĩ là người có trách nhiệm giải quyết các nhiệm vụ hành chính văn phòng trong một văn phòng y tế: trả lời các cuộc điện thoại hàng ngày, cập nhật thông tin bệnh nhân, đặt lịch hẹn giữa bệnh nhân và bác sĩ.
Bởi vậy, ngoài những nghiệp vụ chuyên môn, các y sĩ sẽ cần phải có thêm trách nhiệm thực hiện những công việc hành chính, văn phòng y tế. Đôi khi họ cũng sẽ chính là những người cập nhật thông tin bệnh nhân, trả lời điện thoại, nhận lịch hẹn khám bệnh hay xử lý các tình huống thuộc nghiệp vụ của mình.
Hiện nay, các y sĩ thường được phân chia theo 2 cấp độ như sau:
- Những y sĩ chưa có cấp phép chứng chỉ hành nghề. Đối với những người này thì họ buộc nhận công việc theo sự sắp xếp của những người cấp trên, các bác sĩ, điều dưỡng. Công việc của họ sẽ đơn giản là xử lý những nhiệm vụ văn phòng, hành chính.
- Các y sĩ đã được đăng ký hành nghề. Nhóm y sĩ này sẽ có nhiệm vụ thiên về chuyên môn lâm sàng. Nhiều trường hợp họ còn được phép thực hiện những công việc như chẩn đoán điện tâm đồ cho bệnh nhân.
? Xem thêm: Y sĩ là gì? Những thông tin hữu ích về y sĩ bạn cần biết
Mô tả công việc của y sĩ chi tiết
Công việc của y sĩ khá bận rộn với nhiều nhiệm vụ khác nhau. Mô tả công việc y sĩ chi tiết như sau:
- Công việc văn phòng: Một vài công việc văn phòng giúp hỗ trợ bác sĩ và bệnh nhân mà y sĩ sẽ làm như: thu thập thông tin người khám bệnh, lên lịch hẹn, thực hiện các công việc hành chính, tiếp đón bệnh nhân. Ngoài ra, y sĩ sẽ làm báo cáo y khoa theo yêu cầu bác sĩ.
- Công việc khám lâm sàng: Đối với y sĩ có tay nghề, có chứng nhận hành nghề sẽ được đảm nhiệm vị trí trực tiếp hỗ trợ bác sĩ. Một vài công việc là: đo chỉ số sinh tồn, tiêm cơ bản, truyền dịch, đo huyết áp và điện tâm đồ, hỗ trợ bác sĩ trong phòng phẫu thuật.
- Công việc trong bệnh viện: Công việc của y sĩ tại đây có phần nhiều hơn tại phòng khám riêng. Y sĩ có cả nhiệm vụ chăm sóc bệnh nhân, giúp bệnh nhân thực hiện công việc cá nhân, di chuyển bệnh nhân theo yêu cầu của bác sĩ. Công việc diễn ra cả ngày và đêm, phụ thuộc vào ca trực, nhiệm vụ của từng khoa.
- Công việc chuyên môn: Đối với công việc này, các y sĩ có công việc khác nhau phụ thuộc vào chuyên môn và phòng khoa họ đang làm việc. Ví dụ: Y sĩ sản khoa thì sẽ phụ giúp bác sĩ khi sản phụ sinh con.
Công việc y sĩ có những yêu cầu nào?
Để trở thành y sĩ, điều đầu tiên bạn cần làm là có bằng cấp chính quy tại các trường đại học, cao đẳng chuyên đào tạo ngành y. Ngoài ra, chứng chỉ hành nghề là yêu cầu bắt buộc của tất cả các y sĩ khi muốn bước chân vào nghề, dù bạn làm việc tại phòng khám tư nhân hay bệnh viện công. Khi bạn sở hữu chứng chỉ hành nghề tức là bạn đủ năng lực, phẩm chất và kỹ năng, thẩm quyền để thực hiện công việc của một y sĩ.
Bên cạnh những yếu tố bắt buộc về chuyên môn, công việc này cũng đòi hỏi những tố chất nhất định có thể kể đến như:
- Kỹ năng giao tiếp với bệnh nhân: Y sĩ là người tiếp xúc, chăm sóc bệnh nhân đầu tiên. Do đó, y sĩ cần có kỹ năng giao tiếp tốt, biết thông cảm, lắng nghe. Từ đó, xây dựng thiện cảm và niềm tin đối với bệnh nhân, giúp quá trình khám chữa bệnh diễn ra hiệu quả hơn.
- Kỹ năng giải phẫu cơ bản. Y sĩ là người thực hiện bước kiểm tra cơ bản hay thực hiện tác vụ y tế hỗ trợ bác sĩ. Do đó, y sĩ cần nắm vững kiến thức về đa khoa để có thể đưa ra chẩn đoán ban đầu hay kết luận về một bệnh nhân.
- Kỹ năng hành chính cơ bản: Đối với một vài công việc hành chính như trả lời cuộc gọi hay sắp xếp lịch hẹn của bệnh nhân, y sĩ cần có kỹ năng liên quan đến hành chính.
? Xem thêm: Mô tả công việc Dược sĩ
Cơ hội việc làm dành cho y sĩ ra sao?
Nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày nay được nhiều người quan tâm, chú trọng. Cuộc sống khá hơn khiến mọi người quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của bản thân. Ngoài bệnh viện công, các phòng khám tư nhân, bệnh viện tư, cơ sở chăm sóc sức khỏe mọc lên như nấm sau mưa. Không chỉ ở các thành phố lớn, nhu cầu khám chữa bệnh tại các tỉnh lẻ cũng rất nhiều. Chính vì vậy, nghề y sĩ không bao giờ thiếu cơ hội việc làm. Chỉ cần bạn đáp ứng đủ yêu cầu về bằng cấp, cộng thêm kỹ năng chuyên môn tốt, bạn hoàn toàn có khả năng tìm kiếm công việc ở bất cứ đâu.
Mức lương dành cho y sĩ là bao nhiêu?
Từ trước đến nay, mọi công việc thuộc lĩnh vực y tế luôn thuộc nhóm có mức lương cao, ổn định. Đối với từng mô hình bệnh viện, phòng khám mức lương sẽ khác nhau. Hiện tại, mức lương của Y sĩ trung bình khoảng 8 triệu đồng/tháng, khoảng lương phổ biến là 6-13 triệu đồng/tháng
Một số quyền lợi được hưởng
Những quyền lợi khi làm việc mà một y sĩ được hưởng có thể kể đến như sau:
- Tham gia các khóa huấn luyện kỹ năng và nghiệp vụ chuyên sâu, cấp chứng chỉ hành nghề.
- Đội ngũ nhân viên có tay nghề, vui vẻ hòa đồng, thân thiện.
- Hưởng lương hàng tháng và lương tháng 13, thưởng hàng năm.
- Hưởng đầy đủ các chế độ theo quy định của nhà nước (BHXH, BHYT, BHTN).
Bài viết trên là chia sẻ từ JobsGO về vấn đề liên quan tới mô tả công việc y sĩ. Để tìm hiểu thêm những thông tin thú vị về các ngành nghề khác, bạn hãy theo dõi blog JobsGO nhé.
? Xem thêm: Học Y dược ra làm gì? Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên Y dược
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)