Sampling là gì? Vai trò của Sampling trong Marketing

Đánh giá post

Sampling là gì? Đây là một thuật ngữ mà hầu hết người làm trong ngành marketing đều phải nắm được. Bởi nó là một phần trong marketing, giúp các hoạt động kinh doanh của công ty hiệu quả hơn. Trong nội dung này, JobsGO sẽ cùng bạn tìm hiểu về Sampling và các thông tin liên quan.

1. Sampling là gì?

Sampling là gì? Nó được hiểu là phát sản phẩm mẫu cho người tiêu dùng. Đây là một hình thức quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng bằng cách cho phép họ được trải nghiệm ngay lập tức.

Sampling được áp dụng khá nhiều bởi nó giúp doanh nghiệp thu được ý kiến phản hồi trực tiếp từ khách hàng. Thông qua đó công ty sẽ có những thay đổi, chiến lược phù hợp hơn.

2. Vai trò của Sampling trong Marketing

Không phải ngẫu nhiên mà Sampling lại được doanh nghiệp áp dụng nhiều đến vậy. Bạn hãy cùng JobsGO tìm hiểu về vai trò của nó ngay ở nội dung này nhé.

Vai trò của Sampling
Vai trò của Sampling

Đem đến cơ hội trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng

Sampling sẽ giúp gia tăng trải nghiệm sản phẩm cho khách hàng mà sự trải nghiệm này cho ra hiệu quả tốt hơn nhiều so với quảng cáo. Đặc biệt khách hàng sẽ được sử dụng các dịch vụ miễn phí.

Thông qua trải nghiệm này khách hàng sẽ có quyết định mua sắm nhanh hơn. Đây cũng là đòn bẩy có giá trị để khách hàng hài lòng với sản phẩm.

Xem thêm: Trải nghiệm khách hàng là gì? Cách đo lường và tối ưu trải nghiệm khách hàng

Xây dựng niềm tin thương hiệu

Khi hiểu đúng, có trải nghiệm tuyệt vời khách hàng có niềm tin hơn vào doanh nghiệp. Cảm nhận của bản thân mình là thước đo chính xác hơn bất kỳ quảng cáo nào. Từ đó, khách hàng cũng có những đánh giá tốt hơn về sản phẩm. Có thể họ sẽ không mua ngay, nhưng đến khi cần họ sẽ nhớ đến thương hiệu của bạn.

Thúc đẩy khách hàng mua sắm tiềm năng

Khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ nào đó thì cái mà họ tin nhất chính là tự bản thân đã trải nghiệm hoặc người thân, bạn bè đã sử dụng. Sampling sẽ giúp người từng sử dụng sản phẩm giới thiệu đến đối tượng mới. Từ đó tệp khách hàng của doanh nghiệp mở rộng hơn, thúc đẩy hành vi mua sắm hơn.

Tiết kiệm chi phí quảng cáo

Hiện nay hầu hết các hình thức quảng cáo đều có phí cao, nhất là khi đối thủ đang làm rất tốt. Nhiều doanh nghiệp còn phải đấu giá quảng cáo để được xuất hiện vào giờ đẹp, lọt top trên google,…

Đối với Sampling bạn chỉ cần làm sản phẩm mẫu và cho khách hàng sử dụng. Hình thức này sẽ giúp tiếp cận đến đối tượng nhanh hơn, tiết kiệm chi phí tối đa cho doanh nghiệp.

Lắng nghe được phản hồi trực tiếp từ khách hàng

Khi sử dụng sản phẩm xong khách hàng sẽ phản hồi trực tiếp. Nhân viên cần trả lời và giải đáp thắc mắc của khách hàng ngay lập tức để giải thích rõ hơn với họ về sản phẩm. Cũng từ đó mà doanh nghiệp có thể cải tiến, phát huy thế mạnh của mình.

Xem thêm: Các tiêu chí đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng

3. Các hình thức của Sampling

Với sự phát triển của xã hội, nhất là công nghệ 4.0 mà hình thức Sampling cũng có nhiều loại khác nhau. Cụ thể trong phần này JobsGO sẽ giúp bạn tìm hiểu về Sampling face to face và door to door.

Các hình thức Sampling
Các hình thức Sampling

Sampling Face to Face

Hình thức này là cách tiếp cận trực diện để thu hút sự trải nghiệm của khách hàng. Tuy nhiên bạn cần phải chọn địa điểm lý tưởng, có nhiều người quay lại.

Ưu điểm của hình thức này:

  • Hướng đến được đa dạng đối tượng khách hàng ở nhiều độ tuổi, ngành nghề, công việc, giới tính khác nhau.
  • Khách hàng có thể đưa ra phản hồi ngay lập tức.
  • Có hiệu ứng đám đông sẽ giúp thu hút nhiều người.

Hạn chế của hình thức này:

  • Có thể sẽ rất nhiều người tò mò nhưng không thật sự có nhu cầu, sẽ làm tốn nhiều sản phẩm nhưng kết quả thu về không như kỳ vọng.
  • Không hướng đến bất kỳ một đối tượng khách hàng nào tiềm năng. Có rất nhiều người chỉ mua sau quảng cáo nhưng không sử dụng lâu dài.

Sampling với hình thức Door to Door

Door to Door là việc cung cấp sản phẩm trực tiếp từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Hình thức này hướng đến thị trường khách hàng tiềm năng. Đối với Door to Door doanh nghiệp thường nghiên cứu khách hàng kỹ hơn và nhắm chuẩn đến đối tượng đang có nhu cầu.

Ưu điểm của hình thức này:

  • Thường sử dụng để giới thiệu sản phẩm đến khách hàng tiềm năng và có cơ hội mang về hợp đồng.
  • Củng cố niềm tin của khách hàng.
  • Hướng đến khách hàng đang cần sử dụng sản phẩm, dịch vụ

Hạn chế của hình thức này:

  • Phạm vi Sampling hẹp.
  • Người tư vấn cần có chuyên môn, được đào tạo bài bản, am hiểu về sản phẩm, có khả năng thuyết phục khách hàng. Tuy nhiên đội ngũ đáp ứng các yêu cầu này không có nhiều.

Xem thêm: Dịch vụ chăm sóc khách hàng: Tìm hiểu khái niệm và tầm quan trọng

4. Ưu, nhược điểm khi áp dụng Sampling

Khi tìm hiểu về ưu nhược điểm của Sampling cũng là cách mà doanh nghiệp phát huy tối đa điểm mạnh của nó trong hoạt động kinh doanh của mình. Cụ thể về ưu, nhược điểm ra sao thì JobsGO sẽ bật mí cho bạn ngay sau đây.

Ưu nhược điểm của Sampling
Ưu nhược điểm của Sampling

Ưu điểm

  • Sampling dễ dàng tiếp cận với khách hàng bởi tâm lý mọi người thường thích sử dụng sản phẩm miễn phí. Từ đó có thể đưa sản phẩm của doanh nghiệp phủ rộng hơn trên thị trường.
  • Doanh nghiệp vận dụng Sampling bằng cách đưa cho khách hàng sản phẩm dùng thử, sau đó thu thập phản hồi, đánh giá để cải thiện sản phẩm tốt hơn.
  • Đội ngũ nhân viên PG trong Sampling sẽ giúp cho khách hàng hiểu rõ về sản phẩm, thuyết phục họ mua sản phẩm nhanh hơn.
  • Sampling giúp hạn chế cạnh tranh từ đối thủ, tăng khả năng chiến thắng.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm thì Sampling còn có một vài nhược điểm như sau:

  • Sampling sẽ khiến cho doanh nghiệp tiêu tốn khá nhiều chi phí vào việc sản xuất sản phẩm dùng thử.
  • Khách hàng trải nghiệm nhiều nhưng chưa chắc họ đã có nhu cầu thực họ. Họ tham gia Sampling chỉ vì tò mò.

Xem thêm: Quan hệ khách hàng là gì? Cách xây dựng và duy trì nó

5. Lưu ý khi triển khai Sampling

Để quá trình triển khai Sampling thật sự hiệu quả, khắc phục được các nhược điểm thì bạn cần phải lưu ý một vài vấn đề như sau:

Lưu ý khi triển khai Sampling
Lưu ý khi triển khai Sampling

Về số mẫu

Khi áp dụng Sampling thì số mẫu KPI càng nhiều càng tốt. KPI lúc này được xem là phương án đo số lượng Sampling phát ra, thế nhưng số lượng bao nhiêu không thật sự quan trọng. Điều quan trọng nhất là có những khách hàng nào sẵn sàng mua sản phẩm.

Về xử lý khủng hoảng truyền thông

Các doanh nghiệp khi áp dụng Sampling cần phải họp bàn và đưa ra kế hoạch xử lý khủng hoảng để tránh các vấn đề phát sinh đột ngột và gây ra hậu quả xấu. Tuy nhiên, cách tốt nhất để đảm bảo vấn đề này chính là doanh nghiệp cần đem đến sản phẩm chất lượng, an toàn.

Số lượng Sampling

Số lượng Sampling
Số lượng Sampling

Khi triển trai Sampling thì việc hụt, mất sản phẩm rất dễ xảy ra bởi nó được thực hiện trong nhiều ngày và nhiều địa điểm khác nhau. Khi mất sản phẩm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn kinh phí của doanh nghiệp, vì vậy cần phải nghiêm túc đối chiếu, kiểm tra thường xuyên số lượng để đảm bảo số lượng sản phẩm.

Trên đây là một vài những lưu ý cần nắm rõ trong quá trình triển khai Sampling bởi vì hoạt động dùng thử sản phẩm này có ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín, doanh số và tệp khách hàng.

Xem thêm: 9 bước xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp

Sampling là gì? Vai trò của Sampling trong hoạt động marketing đã được JobsGO làm rõ trong bài viết trên đây. Khi xã hội phát triển thì doanh nghiệp ngày càng phải có những ý tưởng marketing mới mẻ để tiếp cận khách hàng tốt hơn. Mong rằng qua nội dung này bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích nhất.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: