Brand Health là thuật ngữ ít phổ biến, song nó lại rất quan trọng trong lĩnh vực truyền thông – Marketing. Vậy Brand Health là gì? Tại sao cần có Brand Health? Cách để đo lường Brand Health như thế nào? Để giải đáp cho những thắc mắc trên, các bạn hãy tham khảo nội dung bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Brand Health là gì?
Trong truyền thông – Marketing và quản trị cấp cao, Brand Health là một thuật ngữ thể hiện mức độ hiệu quả của các hoạt động truyền thông của doanh nghiệp. Nó còn được biết đến với tên gọi khác là “sức khỏe thương hiệu”.
Cụ thể, Brand Health giúp bạn có thể dễ dàng hình dung được mức độ ảnh hưởng của thương hiệu đến khách hàng như thế nào, kết quả chiến lược đang triển khai ra sao?
Hiện nay, Brand Health gồm có 3 thành phần chính gồm:
- Awareness & Usage – nhận biết & công dụng: đầu tiên, khách hàng sẽ phải nắm rõ được thương hiệu của bạn là gì? Bạn cung cấp các dịch vụ, sản phẩm với công dụng như thế nào?
- Positioning: sau khi đã nhận biết thương hiệu, hiểu về công dụng, khách hàng sẽ phải định vị được tâm trí về khác biệt của thương hiệu bạn với các đối thủ khác.
- Delivery: khi xây dựng thương hiệu, bạn sẽ cần truyền tải chính xác ý nghĩa, giá trị đến cho khách hàng. Và thành phần này của Brand Health sẽ giúp bạn thấy được họ có hài lòng với dịch vụ, sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp hay không?
👉 Xem thêm: Giá trị thương hiệu là gì? Những điều doanh nghiệp cần làm để nâng cao giá trị thương hiệu
Tại sao cần đo lường Brand Health?
Việc đo lường sức khỏe thương hiệu là điều rất quan trọng mà các doanh nghiệp cần quan tâm, thực hiện. Bởi khi đó, doanh nghiệp sẽ biết được thương hiệu của mình đang ở đâu? Điểm mạnh, điểm yếu trong thương hiệu là gì?,… Sau khi có được các kết quả cụ thể, bạn sẽ tập trung hơn vào việc cải thiện điểm yếu, phát huy điểm mạnh, làm sao để thương hiệu được phát triển mạnh mẽ.
Nếu không xem xét kỹ lưỡng Brand Health, rất có thể doanh nghiệp sẽ tự đánh mất cơ hội, thế mạnh của mình trong “cuộc chiến” với thị trường và dần thụt lùi lại phía sau.
Bật mí cách đo lường Brand Health chính xác, hiệu quả
Có rất nhiều công cụ, phương thức để đo lường sức khỏe thương hiệu. Và sử dụng các chỉ số định lượng chính là cách đơn giản, dễ thực hiện mà lại giúp kiểm tra được Brand Health. Dưới đây là một số công cụ top đầu mà doanh nghiệp có thể tham khảo:
Theo dõi mạng xã hội
Theo dõi mạng xã hội sẽ giúp bạn thu thập được rất nhiều thông tin, dữ liệu hữu ích trên nền tảng digital. Đây cũng là một cách để doanh nghiệp lắng nghe, biết được khách hàng đang nghĩ gì về thương hiệu của mình. Bạn có thể sử dụng một số công cụ social listening như: HubSpot, Hootsuite, Buffer, TweetReach, BuzzSumo,…
Khảo sát thị trường
Ngoài theo dõi mạng xã hội, doanh nghiệp cũng có thể áp dụng phương pháp khảo sát thị trường để đo lường sức khỏe thương hiệu. Cách này giúp doanh nghiệp của bạn thu thập được thông tin cần thiết từ chính khách hàng được khảo sát. Từ đó, bạn sẽ biết được mức độ nhận diện, đánh giá về thương hiệu trong mắt khách hàng như thế nào.
Phản hồi của khách hàng
Phản hồi từ khách hàng là một trong những thông tin đặc biệt quan trọng với doanh nghiệp. Bởi họ sẽ cung cấp cái nhìn chính xác, sâu sắc về thương hiệu của bạn.
Chỉ cần thực hiện các cuộc phỏng vấn khách hàng thường xuyên, bạn sẽ nhận thấy rõ quan điểm của họ như thế nào? Tại sao họ lại lựa chọn thương hiệu và điều gì khiến họ chưa thực sự hài lòng về thương hiệu của bạn?,…
👉 Xem thêm: Chiến lược thương hiệu là gì? Hệ thống đánh giá chiến lược
Theo dõi Brand Health như thế nào?
Không chỉ đo lường, doanh nghiệp còn phải theo dõi sát sao Brand Health để nắm rõ tình hình phát triển của thương hiệu. Vậy cách để theo dõi sức khỏe thương hiệu như thế nào?
Sắp xếp các dữ liệu
Trước hết, doanh nghiệp cần sắp xếp tất cả các thông tin mà mình thu được từ nhiều nguồn, nhiều thiết bị khác nhau một cách gọn gàng, khoa học, làm sao để dễ tìm, dễ quan sát nhất.
Hiện nay, trên máy tính, điện thoại đều có rất nhiều ứng dụng để quản lý dữ liệu. Bạn có thể bắt đầu với 1 bảng tính và cập nhật đầy đủ thông tin quan trọng. Tiếp sau đó, bạn sẽ mở rộng ra thành nhiều sheet phụ để đi vào chi tiết từng chuyên mục.
Đặc biệt, khi quản lý các file, bạn nên liên kết các bảng tính để khi thay đổi, dữ liệu sẽ được đồng bộ.
Định dạng bảng so sánh
Khi đã hoàn tất việc sắp xếp các dữ liệu, bạn sẽ cần định dạng chúng sao cho dễ nhìn, dễ đọc và phân tích. Bạn có thể sử dụng màu sắc để làm nổi bật các mục quan trọng. Cách này cũng giúp bạn dễ dàng so sánh được các số liệu và thấy được mức độ hiệu quả của thương hiệu.
👉 Xem thêm: Employer Branding là gì? Tại sao nên xây dựng Employer Branding?
Có thể thấy, đo lường sức khỏe thương hiệu là hoạt động rất quan trọng mà các doanh nghiệp cần thực hiện. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ về Brand Health là gì cũng như nắm được các công cụ, phương pháp để đo lường một cách hiệu quả nhất.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)