Xuất bản là một trong những ngành được đánh giá có cơ hội việc làm khá hấp dẫn. Chính vì vậy, nó thu hút được rất nhiều sự quan tâm, lựa chọn từ các bạn trẻ. Vậy bạn hiểu ngành xuất bản là gì? Các trường đại học có ngành xuất bản là gì? Lương ngành xuất bản có cao không? Để giải đáp cho những thắc mắc này, mời bạn đọc theo dõi ngay nội dung bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Giải đáp những thắc mắc về ngành xuất bản
Ngành xuất bản là gì?
Ngành xuất bản là ngành chuyên về đào tạo các kiến thức liên quan đến lý luận và nghiệp vụ xuất bản. Ngành này giúp các bạn sinh viên có khả năng tiếp cận, rèn luyện phương pháp biên tập bản thảo nhằm phục vụ cho công việc sau khi ra trường.
Hiện nay, chương trình đào tạo của ngành chủ yếu trang bị cho sinh viên khối kiến thức tổng hợp về khoa học, xã hội và nhân văn, thế giới hiện đại, con người, đất nước Việt Nam,… Toàn bộ những kiến thức này đều sẽ dựa trên các phương diện về lịch sử, văn hóa, truyền thống,…
Ngoài những kiến thức chuyên môn, các bạn sinh viên theo học ngành xuất bản còn được rèn luyện rất nhiều kỹ năng như tổ chức bản thảo, biên tập bản thảo, thiết kế xuất bản, biên tập ngôn ngữ văn bản, kỹ năng tin học, nghiên cứu khoa học,…
Những chuyên ngành của ngành xuất bản
Trong ngành xuất bản, các bạn có thể lựa chọn theo đuổi 1 trong 2 chuyên ngành đó là:
- Chuyên ngành xuất bản điện tử đào tạo về ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông trong hoạt động xuất bản. Từ đó, các bạn sẽ có thể tạo ra các xuất bản phẩm điện tử, phục vụ cho nhu cầu con người trong cuộc sống, công việc.
- Chuyên ngành biên tập xuất bản đào tạo sinh viên về việc tiếp nhận, chỉnh sửa các bản thảo trước khi xuất bản. Điều này sẽ giúp cho các tác phẩm được hoàn thiện và khả năng tiếp cận người đọc cao hơn.
👉 Xem thêm: 6 bước tự định hướng nghề nghiệp cho bản thân
Học ngành xuất bản thi khối nào?
Để học ngành xuất bản, các bạn thí sinh có thể lựa chọn rất nhiều khối xét tuyển khác nhau. Tùy vào năng lực, sở thích mà các bạn hãy chọn khối phù hợp nhất nhé.
- Khối A16 với các môn Toán – Văn – Khoa học tự nhiên.
- Khối C15 với các môn Văn – Toán – Khoa học xã hội.
- KHối D01 với các môn Văn – Toán – Khoa học xã hội.
- Khối D17 với các môn Toán – Đại – tiếng Nga.
- Khối R22 với các môn Văn – Toán – điểm quy đổi chứng chỉ tiếng Anh.
Điểm chuẩn ngành xuất bản cao không?
Hiện nay, có 2 hình thức tuyển sinh vào các trường đại học đó là xét điểm học bạ THPT hoặc điểm thi THPT Quốc Gia. Tùy vào từng trường mà ngành xuất bản sẽ áp dụng hình thức riêng.
Theo đó, điểm chuẩn cho ngành này cũng có sự khác nhau như sau:
- Với hình thức xét học bạ, các bạn phải đạt điểm trung bình các môn xét tuyển từ 8.5 trở lên.
- Với hình thức xét điểm THPT Quốc gia, điểm chuẩn từ 19.35 – 21.25 điểm tùy từng trường.
Như vậy, có thể thấy điểm chuẩn ngành xuất bản ở mức không quá cao và cơ hội theo học ngành này dành cho các bạn học sinh là vô cùng lớn.
Ngành xuất bản học trường nào?
Mặc dù là một ngành đóng vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống, song ngành xuất bản lại được khá ít trường đào tạo. Theo thống kê của JobsGO, hiện chỉ có 2 trường có ngành này là Đại học Văn hóa và Học viện Báo chí – Tuyên truyền. Chính vì vậy, nếu có mong muốn theo học ngành này, các bạn hãy tìm hiểu thật kỹ về 2 ngôi trường trên để có sự lựa chọn môi trường học tập phù hợp nhé.
👉 Xem thêm: Biên tập viên là gì? Học ở đâu để làm biên tập viên?
Cơ hội việc làm ngành xuất bản có rộng mở?
Nhiều người cho rằng, xuất bản là ngành không quá nổi và ít trường đào tạo, do đó cơ hội việc làm cũng không nhiều. Tuy nhiên, thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Sau khi tốt nghiệp ngành xuất bản, các bạn sẽ có rất nhiều cơ hội hấp dẫn như:
- Trở thành biên tập viên làm công việc tiếp nhận, chỉnh sửa, hoàn thiện các bản thảo, sách, báo,…
- Trở thành họa sĩ xuất bản, chịu trách nhiệm về mảng thiết kế, trình bày các ấn phẩm.
- Làm kỹ thuật viên chế bản chuyên sắp xếp, trình bày bố cục thông qua phần mềm chế bản chuyên dụng, tạo ra bìa sách, trang sách theo yêu cầu.
- Làm công việc sửa bài, phát hiện lỗi sai về chính tả, cấu trúc trong văn bản.
- Phụ trách, quản lý về in ấn, làm việc với các nhà in, theo dõi hoạt động sản xuất sách, báo.
- Làm nhân viên phát hành, quản lý các khâu nhận sách, giới thiệu, phân phối đến các đại lý, độc giả.
- Với những ai giỏi ngoại ngữ thì có thể làm chuyên viên khai thác và giao dịch.
👉 Xem thêm: Nghề họa sĩ là gì? Triển vọng của nghề họa sĩ như thế nào?
Tìm hiểu mức lương ngành xuất bản
Về mức lương ngành xuất bản thì được đánh giá ở mức khá ổn. Tùy từng đối tượng, vị trí việc làm cũng như kinh nghiệm mà mức lương sẽ có sự khác nhau như sau:
- Sinh viên mới ra trường thì mức lương sẽ chưa cao, chỉ dao động từ 6 – 8 triệu đồng/tháng bởi các bạn chưa có nhiều kinh nghiệm và cần thời gian để học hỏi, đào tạo thêm.
- Những ai có kinh nghiệm từ 1 – 2 năm thì mức lương sẽ cao hơn, ở khoảng 9 – 12 triệu đồng/tháng.
- Đặc biệt, với các vị trí cấp cao như trưởng bộ phận, Giám đốc,… thì lương sẽ có thể lên đến 20 – 30 triệu đồng/tháng.
Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc “ngành xuất bản là gì?” cùng những thông tin liên quan đến ngành này. Chúc các bạn sẽ lựa chọn được cho mình ngành học, trường học phù hợp, theo đuổi ước mơ trong tương lai nhé.
>>>Tham khảo Tra cứu lương các ngành nghề tại đây.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)