Hiện nay, “nam nữ bình đẳng” là khẩu hiệu luôn được nêu cao trong cuộc sống cũng như công việc. Thế nhưng, một thực tế vẫn diễn ra khá phổ biến là phụ nữ khó thăng tiến hơn nam giới. Tại sao lại như vậy? Lý do gì khiến cho nhiều người phụ nữ dù tài giỏi, cố gắng đến mấy vẫn yếu thế hơn đàn ông trong công việc, sự nghiệp?
Thực trạng tỷ lệ thăng tiến của phụ nữ hiện nay
Thăng tiến, phát triển trong công việc là mục tiêu mà bất kỳ ai cũng đều hướng đến. Thế nhưng, tỷ lệ phụ nữ thăng tiến luôn thấp hơn so với nam giới dù họ cũng nỗ lực, cố gắng và tài giỏi không kém gì đấng nam nhi.
Thực tế, tình trạng phụ nữ khó thăng tiến hơn nam giới diễn ra ở rất nhiều quốc gia, châu lục. Mặc dù những năm gần đây, số lượng nữ quản lý đã gia tăng đáng kể, song so với nam giới thì tỷ lệ vẫn còn khá thấp. Thể hiện rõ ràng nhất đó là trong cuộc khảo sát của McKinsey & Company and Lean vào năm 2019, có đến 62% quản lý và 51% lao động cấp cao là nam giới. Như vậy, họ vẫn chiếm đa số trong các chiến lược đề bạt, thăng chức tại nhiều doanh nghiệp.
Đặc biệt, tại một số nước có tình trạng phân biệt giới tính, màu da, chủng tộc,… thì số lượng nữ giới được thăng tiến lại càng thấp hơn nữa. Nguyên nhân khiến phụ nữ yếu thế hơn nam giới trong công việc, sự nghiệp chắc chắn không chỉ nằm ở sự chênh lệch về năng lực, trình độ mà còn bởi nhiều yếu tố khác. Vậy đó là gì? Cùng JobsGO tìm hiểu ở phần tiếp theo nhé!
👉 Xem thêm: Ưu tiên tuyển nam/nữ – Bạn có đang phân biệt giới tính trong tuyển dụng?
Tại sao phụ nữ khó thăng tiến hơn nam giới?
Không hoàn toàn do “trọng nam khinh nữ”, thiếu bình đẳng giới, việc phụ nữ khó được trọng dụng và thăng tiến trong công việc còn xuất phát từ rất nhiều vấn đề khác nhau. Cụ thể đó là:
Cách đánh giá năng lực đối với lao động nữ
Nhiều doanh nghiệp vẫn giữ suy nghĩ, quan điểm cũ để đánh giá năng lực đối với các lao động nữ. Ví dụ, cùng là sinh viên mới tốt nghiệp, đều chưa có kinh nghiệm nhưng nhà tuyển dụng lại ưu tiên ứng viên nam hơn. Bởi họ tin tưởng vào khả năng, những lợi ích mà ứng viên nam có thể mang lại trong tương lai.
Tuy nhiên, đây thực tế là một cách đánh giá thiếu công tâm, khá phũ phàng đối với nữ giới. Để có được sự vượt trội, phụ nữ phải cố gắng, nỗ lực rất nhiều, chứng minh bằng thành tích, con số cụ thể. Đặc biệt, họ sẽ cần thể hiện bản thân có khả năng mang lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp.
Ngược lại, với nam giới, những điều đó không quá cần thiết và không tác động hoàn toàn đến quyết định đề bạt, thăng tiến. Vì thực tế, doanh nghiệp vẫn coi trọng năng lực của họ dựa vào những thành tích sẽ đạt được ở tương lai.
👉 Xem thêm: Bí quyết giúp bạn nắm chắc cơ hội thăng tiến trong công việc!
Sự e ngại về thời gian cống hiến của phụ nữ
Chắc chắn phụ nữ sẽ bất lợi hơn về thời gian làm việc, cống hiến cho các doanh nghiệp. Ngoài vấn đề nghỉ thai sản ít nhất 6 tháng/lần thì phụ nữ còn có thể sẽ phải dành nhiều thời gian cho việc:
- Nghỉ phép để chăm sóc con cái ốm đau.
- Nghỉ bệnh vì sức khỏe suy giảm sau khi sinh đẻ hoặc thậm chí bình thường sức khỏe của phụ nữ cũng yếu hơn nam giới.
- Nghỉ việc luôn sau khi sinh vì không có người chăm con, chăm sóc cho gia đình.
- …
Tất cả những lý do này đều khiến cho doanh nghiệp mất nhiều thời gian, công sức để tìm kiếm, tuyển dụng nhân viên thay thế, chuyển giao công việc, đào tạo,… Và điều đó sẽ gây ảnh hưởng lớn đến quá trình hoạt động, tiến độ công việc của họ. Vậy nên, hầu hết các doanh nghiệp đều có sự ưu tiên nhất định cho nam giới khi đề bạt, xem xét thăng chức cho nhân viên.
👉 Xem thêm: Vì sao ứng viên nữ mới kết hôn, nhà tuyển dụng lo ngại?
Phụ nữ thường gay gắt hơn khi đàm phán
Phụ nữ có đặc điểm chung là rất dễ xúc động, nói nhiều, khi tranh luận thì gay gắt hơn so với nam giới. Đây là sự thật và chính điều đó lại khiến cho các doanh nghiệp cảm thấy khó dung hòa về quan điểm, định hướng khi hợp tác làm việc.
Trong khi đó, nam giới dù cũng có sự phản bác, cũng nêu ra ý kiến cá nhân nhưng lại trầm tính, ít để cảm xúc chi phối hơn. Trong công việc, nam giới sẽ có sự rõ ràng, dễ dàng thống nhất, quyết đoán các vấn đề.
Sự đánh giá thành quả thiếu công bằng đối với phụ nữ
Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” dù đang dần được loại bỏ, song ở một số quốc gia, khu vực thì vẫn còn tồn tại. Theo đó, họ luôn đánh giá thấp năng lực, thiếu sự công bằng đối với phụ nữ.
Ví dụ như cùng một công việc, nếu nam giới hoàn thành tốt thì sẽ được khen ngợi là tài giỏi. Còn với nữ giới, đây được xem là điều tất yếu mà họ phải đạt được. Bởi tư tưởng đó mà nhiều doanh nghiệp chỉ trọng dụng và đề bạt thăng tiến cho các nhân viên nam, còn phụ nữ thì chỉ có thể làm một nhân viên bình thường.
Phụ nữ bị hạn chế hơn về việc xây dựng các mối quan hệ làm ăn
Người ta thường nói, chuyện làm ăn là của đàn ông. Điều đó cũng có lý bởi nam giới thì có khả năng ngồi tiếp khách thâu đêm, uống rượu bia mỗi ngày,… còn phụ nữ thì còn rất nhiều công việc gia đình, con cái khác. Và cũng vì thế mà nam giới có lợi thế thăng tiến hơn.
Bên cạnh đó, nhiều nơi có quan niệm cổ hủ, nữ giới không được giao tiếp, quan hệ xã hội nhiều, phải giữ đúng phẩm chất công dung ngôn hạnh. Mặc dù xã hội luôn đặt kỳ vọng lớn về thành tựu mà phụ nữ tạo ra, song họ lại không có cơ hội để thể hiện.
👉 Xem thêm: Bình đẳng giới tại nơi làm việc là gì? Cách tạo ra bình đẳng giới
Có thể thấy, để thay đổi suy nghĩ, quan điểm về phụ nữ trong sự nghiệp là điều không đơn giản. Con đường phát triển, thăng tiến của phụ nữ vẫn còn khá nhiều gian nan, thử thách. Tuy nhiên, xã hội ngày càng hiện đại và cơ hội dành cho phụ nữ cũng đang rộng mở. Chỉ cần có sự nỗ lực, cố gắng cùng tinh thần thép, mạnh mẽ thể hiện thì chắc chắn ai cũng sẽ có thể tìm kiếm cho mình một vị trí tốt nhất trong sự nghiệp của mình.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)