Ngộ nhận là gì? Ngộ nhận năng lực bản thân sẽ gây hại cho chính bạn

5/5 - (1 vote)

Trong cuộc sống, chắc hẳn chúng ta đều đã từng ít nhất 1 lần ngộ nhận về điều gì đó. Ví dụ như ngộ nhận về năng lực của bản thân hay ngộ nhận trong tình yêu,… Điều này có thể đã khiến chúng ta đánh mất thứ gì đó vô cùng quan trọng. Vậy hiểu chính xác ngộ nhận là gì? Biểu hiện của nó như thế nào? Làm sao để thức tỉnh, giúp bản thân không rơi vào tình trạng đó? Hãy cùng JobsGO phân tích, giải đáp qua bài viết dưới đây nhé.

1. Ngộ nhận là gì?

Ngộ nhận là sự hiểu sai hoặc nhận thức sai về một vấn đề nào đó. Đây là một vấn đề khá phổ biến hiện nay. Đặc biệt có rất nhiều bạn trẻ là sinh viên mới ra trường mắc bệnh “ngộ nhận về năng lực” của bản thân.

Một ví dụ để hiểu về sự ngộ nhận trong môi trường công sở giúp bạn dễ hình dung như sau:

“Một đồng nghiệp nam làm cùng bạn trong phòng truyền thông. Anh chàng này thường xuyên giúp đỡ bạn bất kỳ lúc nào bạn cần. Điều này khiến bản thân bạn ngộ nhận rằng anh ta thầm thích bạn nên mới sẵn sàng giúp đỡ bạn như vậy.”

Vậy những biểu hiện thường thấy về ngộ nhận là gì? Cùng đọc thông tin chia sẻ trong phần tiếp theo nhé!

Xem thêm: Cầu toàn là gì? Dấu hiệu nhận biết người cầu toàn trong công sở

ngộ nhận
Ngộ nhận là gì?

2. Ngộ nhận về năng lực của bản thân

2.1 Những ngộ nhận về năng lực bản thân của sinh viên mới ra trường

Có một bộ phận các bạn sinh viên tốt nghiệp ra trường và mắc bệnh “ngộ nhận về năng lực” của chính mình. Họ nhầm tưởng bản thân là “đấng siêu phàm” và am hiểu về mọi việc. Những biểu hiện thường thấy gồm có:

  • Thứ nhất, ngộ nhận bản thân có thể một đường thẳng tiến thực hiện được các mục tiêu đặt ra trong công việc. Các bạn suy nghĩ quá đơn giản và luôn tin “thế giới này màu hồng”.
  • Thứ hai, ngộ nhận với trình độ học vấn của bản thân. Các bạn tự “viễn hoặc” chính mình về khả năng thần kỳ của tấm bằng đại học. Các bạn tự tin rằng sở hữu nó các bạn có thể xin việc vào các doanh nghiệp khác nhau.
  • Thứ ba, ngộ nhận rằng chỉ cần có chứng chỉ là mọi vấn đề sẽ ổn. Các bạn nghĩ rằng chứng chỉ sẽ khiến nhà tuyển dụng thích thú và đòn chào bạn “nồng nhiệt” hơn.
  • Thứ tư, ngộ nhận năng lực bản thân sau thời gian thử việc chắc chắn sẽ trở thành nhân viên chính thức của doanh nghiệp.
  • Thứ năm, bản thân có thể dễ dàng thay đổi công việc bởi có rất nhiều các công ty sẵn sàng “đón bạn vào làm”. Đây là ngộ nhận của không ít bạn trẻ hiện nay.
  • Thứ sáu, ngộ nhận bản thân giỏi hơn người khác nên không cần ai chỉ dạy. Đặc biệt không nghe theo hướng dẫn từ quản lý học vị thấp hơn vì nghĩ bạn biết nhiều hơn họ.

Đó là thực trạng vấn đề ngộ nhận về năng lực của bản thân trong công việc. Vậy, sự ngộ nhận này sẽ mang lại hậu quả như thế nào cho các bạn trẻ đây?

Xem thêm: Khó tính là gì? Làm sao để làm việc với người khó tính?

2.2 Ngộ nhận về năng lực sẽ ảnh hưởng như thế nào?

Nếu các bạn mắc phải “bệnh” ngộ nhận về năng lực sẽ khiến bản thân bị ảnh hưởng rất nhiều đến con đường sự nghiệp và công việc. Có thể nhắc đến một số hậu quả tiêu biểu như:

ngộ nhận là gì
Ngộ nhận về năng lực của bản thân
  • Vấp ngã mà không thể đứng dậy bởi bản thân quá ngộ nhận về khả năng chiến thắng và hoàn thành mọi việc suôn sẻ.
  • Đánh mất cơ hội làm việc tại các môi trường cho bạn nhiều kinh nghiệm và kỹ năng tốt với công việc.
  • Không chịu học hỏi và nâng cao kỹ năng thực tế sẽ khiến bạn thụt lùi và luôn bị đánh giá thấp hơn các nhân viên khác.
  • Dễ dàng bị đuổi việc ngay sau thời gian nghỉ việc bởi công việc của bạn được đánh giá kém hơn rất nhiều so với những gì bạn tự ngộ nhận.
  • Thay đổi công việc quá nhiều sẽ khiến bạn bỏ quên thời gian học hỏi. Không tích lũy được nhiều kinh nghiệm thì bạn sẽ mãi ở vị trí nhân viên.
  • Luôn tự đại và tự cao về bản thân mình khiến vấn đề hợp tác và làm việc nhóm kém hiệu quả.

Tóm lại, ngộ nhận năng lực không đúng sẽ khiến các bạn trẻ đánh mất rất nhiều cơ hội tốt cho bản thân. Đặc biệt nó còn khiến các bạn không thể phát triển và thăng tiến được đấy nhé! Vậy giải pháp cho vấn đề này như thế nào?

Xem thêm: Drama nơi công sở: Khi năng lực được đánh giá bằng mối quan hệ “gia đình”

2.3 Giải pháp giúp trị “bệnh ngộ nhận năng lực”

Để bản thân bạn không bị mắc “bệnh ngộ nhân năng lực” thì các bạn nên:

  • Đánh giá chính xác về khả năng của bản thân để lựa chọn công việc phù hợp.
  • Luôn khiêm tốn và có tinh thần học hỏi để trau dồi kinh nghiệm và kỹ năng thực tế của bản thân.
  • Biết cách tôn trọng người khác, đặc biệt là đồng nghiệp và cấp trên sẽ giúp bạn có được hiệu quả công việc tốt nhất.
  • Nếu có cơ hội để được làm việc tại môi trường tốt hơn và phù hợp hơn với năng lực của mình thì đừng ngại đổi việc nhé!
ngộ nhận năng lực bản thân
Giải pháp giúp trị “bệnh ngộ nhận năng lực”

3. Ngộ nhận trong tình yêu

Không chỉ về năng lực, nhiều người còn ngộ nhận trong vấn đề tình cảm, tình yêu, khiến cho các mối quan hệ trở nên xa cách. Vậy như thế nào là ngộ nhận trong tình yêu?

3.1 Ngộ nhận trong tình yêu là gì?

Trong tình yêu, sự ngộ nhận là chỉ vì một cử chỉ quan tâm, lo lắng hay lời hỏi han của người khác mà bạn lầm tưởng người đó thích mình. Từ đó, bạn bắt đầu ôm mộng trăm năm, hy vọng về một tương lai hạnh phúc với họ. Tuy nhiên, thực tế người ta chỉ xem bạn là anh em, bạn bè, đồng nghiệp,… và đây cũng là biểu hiện thông thường mà họ dành cho tất cả mọi người mà thôi.

3.2 Biểu hiện của ngộ nhận trong tình yêu

Có rất nhiều biểu hiện cho thấy bạn đang ngộ nhận trong tình yêu, điển hình như:

  • Cho rằng “trái dấu thì hút nhau”: nhiều người vẫn tin vào luật “bù trừ”, 2 người có sự khác biệt thì sẽ tạo thành 1 cặp hoàn hảo. Thế nhưng thực tế thì những cặp đôi có quan điểm, tính cách, sở thích,… chung thì mới duy trì được mối quan hệ lâu dài, bền vững.
  • Ngộ nhận “mình có thể thay đổi đối phương”: mối quan hệ phát triển sẽ ảnh hưởng đến thói quen của đôi bên. Tuy nhiên, để thay đổi bản chất, tính cách của 1 người là rất khó. Bạn đừng nghĩ rằng tình yêu sẽ thay đổi được tất cả, đó chỉ là lý thuyết mà thôi.
  • Ngộ nhận “sống thử sẽ hiểu nhau hơn”: nhiều cặp đôi lựa chọn sống thử trước hôn nhân để hiểu hơn về tính cách, lối sống, thói quen,… của đối phương, nếu không hợp thì có thể suy nghĩ lại. Nhưng có những người sẽ không bộc lộ bản chất ngay cả trong quá trình sống thử. Có thể họ từng rất tốt nhưng phải bước vào hôn nhân, họ mới dần thể hiện hết con người ra bên ngoài.
  • Nghĩ rằng “mình sẽ sớm tìm được tình yêu đích thực”: thế giới có 7 tỷ người, chắc chắn một ngày nào đó nửa kia của bạn sẽ xuất hiện, có phải bạn đang nghĩ vậy không? Thực tế thì rất ít cặp đôi yêu nhau, kết hôn với nhau vì nửa kia đúng gu. Mọi thứ chỉ là tiêu chuẩn mà bạn muốn, còn con người không ai hoàn hảo. Nếu bạn cứ mãi mơ mộng, ngộ nhận về sự “tương xứng” mình đặt ra đó thì có thể sẽ đánh mất rất nhiều người tốt đó.
  • Ngộ nhận rằng “trao đi yêu thương và không cần nhận lại”: bạn luôn miệt mài chăm chút, vun đắp tình cảm, nghĩ rằng chỉ cần yêu hết mình, không quan tâm sự đáp trả từ đối phương. Điều này dại dột và bạn cần phải khắc phục nếu không muốn nhận lấy đau thương.
  • Cho rằng “tình yêu có hạn sử dụng”: không ít người nghĩ tình yêu là có thời hạn, sau một khoảng thời gian yêu nhau nhất định thì sẽ chán, từ đó tìm lý do chia tay. Nhưng sự thật là có biết bao người đã yêu, ở bên nhau, đi cùng nhau suốt một chặng đường dài, dù 1 – 2 năm hay 20 năm họ vẫn dành cho nhau những điều tốt nhất.
  • Ngộ nhận về “tình yêu sét đánh”: đây là mô tuýp xuất hiện rất nhiều trong các bộ phim tình cảm Hàn Quốc. Thực tế thì điều này không hoàn toàn chính xác, để đến được với nhau, con người đều cần có quá trình tìm hiểu, vun đắp từ cảm nắng, cảm mến đến thích và yêu.
  • Ngộ nhận “đang yêu nhưng thực tế là thương hại”: nhiều chàng trai, cô gái quan tâm, ở bên cạnh nhau chỉ vì thấy thương hại đối phương mà không còn tình cảm. Họ cho rằng đó là tình yêu, nhưng mối quan hệ kiểu này chắc chắn sẽ không có kết quả tốt đẹp.
ngộ nhận trong tình yêu
Ngộ nhận trong tình yêu

3.3 Hậu quả của ngộ nhận trong tình yêu

Ngộ nhận trong tình yêu có thể khiến bạn rơi vào mối tình đơn phương đầy đau khổ, chờ đợi. Bạn sẽ không tập trung vào điều gì, ngày ngày chìm đắm vào ảo tưởng, giấc mơ màu hồng rằng sẽ được người đó tỏ tình, phát triển mối quan hệ yêu đương,…

Yêu là cảm xúc bình thường của con người, thế nhưng nếu cứ mãi ngộ nhận, bạn sẽ bỏ lỡ đi rất nhiều cơ hội, những người thực sự quan tâm, thích bạn. Thậm chí, bạn còn có thể vướng vào những mối quan hệ rắc rối, phức tạp khi đối phương đã có người yêu, trở thành “người thứ 3” xem vào cuộc tình của họ,…

Như vậy, bài viết này đã giúp bạn hiểu ngộ nhận là gì? Đồng thời còn cung cấp rất nhiều những thông tin bổ ích về vấn đề về ngộ nhận năng lực, ngộ nhận trong tình yêu. Hy vọng các bạn không mắc phải “căn bệnh” này.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: