“Em hãy giới thiệu một chút về bản thân mình?” là yêu cầu đầu tiên của nhà tuyển dụng trong hầu hết các buổi phỏng vấn xin việc làm. Tất nhiên bất kỳ ứng viên nào cũng biết điều này nhưng không phải ai cũng có thể chuẩn bị cho mình một phần giới thiệu bản thân khi phỏng vấn thật ấn tượng.
Câu giới thiệu bản thân khi phỏng vấn tưởng chừng đơn giản nhưng lại không hề dễ dàng. Thậm chí nó quyết định khá nhiều đến không khí buổi phỏng vấn cũng như ấn tượng ban đầu của nhà tuyển dụng về bạn.
Một câu trả lời kiểu: “Em xin tự giới thiệu, em tên là…, sinh năm…, tốt nghiệp trường…” thật sự quá đơn điệu. Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn xin việc như thế cũng không cần thiết. Bởi những thông tin đó nhà tuyển dụng đã có thể đọc được trong CV.
Vậy người phỏng vấn hi vọng nhận được thông tin gì từ bạn? Một câu giới thiệu bản thân khi đi xin việc tốt, trơn tru, không trùng lặp thông tin với CV sẽ gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Thông tin đó cũng làm nhà tuyển dụng tò mò, có hứng thú hơn trong việc phỏng vấn bạn.
Vậy làm thế nào để có một câu giới thiệu bản thân trơn chu, logic, đầy đủ thông tin mà lại tạo được ấn tượng?
Kể một câu chuyện
Không thể phủ nhận rằng kể chuyện luôn là nghệ thuật giao tiếp gây ấn tượng và hứng thú nhất. Nhưng kể chuyện sao cho thu hút, mà nhất là kể chuyện để “khoe mình” thì càng phải khéo léo. Thay vì nói rằng bạn có kinh nghiệm này, kỹ năng kia thì hãy kể cho nhà tuyển dụng nghe thông qua một câu chuyện từ chính bản thân bạn đã trải nghiệm, xuất phát từ thực tế công việc bạn đã làm, từ đó học sẽ suy luận được những kĩ năng, kinh nghiệm bạn có thông qua câu chuyện đó.
Ví dụ trong một buổi phỏng vấn xin việc, thay vì bạn chỉ giới thiệu đơn giản là bạn có kỹ năng làm việc nhóm, hãy nói thêm với nhà tuyển dụng rằng bạn có kĩ năng đó thông qua công việc nào trước đây, hoặc một trải nghiệm đáng nhớ. Ví dụ trong công việc bạn làm với đội nhóm khi còn đi học, hay bạn dẫn dắt một đội nhóm vượt qua trở ngại để thành công trong một công việc như thế nào– những trải nghiệm thực tế như vậy sẽ giúp nhà tuyển dụng thấy được kỹ năng làm việc nhóm của bạn mà không hề cảm thấy nhàm chán.
Nói về nhà tuyển dụng
Nếu bạn dành toàn bộ phần giới thiệu bản thân chỉ để nói về bạn, như bạn có kinh nghiệm này, kĩ năng này nọ thì như thế là chưa đủ, bạn cần nói thêm vì sao bạn lại ứng tuyển vào công ty này mà không phải là công ty khác.
Hãy tìm hiểu thật kỹ về công ty và thể hiện niềm đam mê, sự hiểu biết của bạn với công ty và vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Bằng cách thể hiện được sự quan tâm của bạn với công ty, bạn sẽ cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn không chỉ ứng tuyển vào đây vì bạn cần một công việc kiếm tiền, mà bạn đang muốn xây dựng một sự nghiệp lâu dài tại công ty của họ. Ngoài ra, khi đi phỏng vấn nên hỏi gì, bạn cũng có thể chuẩn bị một số câu hỏi thông minh để thể hiện sự chủ động và quan tâm của mình, như: “Công ty có kế hoạch phát triển như thế nào trong năm tới?” hay “Vị trí này sẽ mang lại cơ hội học hỏi gì cho tôi trong tương lai?” Những câu hỏi này không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về công ty mà còn tạo ấn tượng mạnh mẽ với nhà tuyển dụng.
Giới thiệu bản thân ngắn gọn, súc tích
1 phút đến 1 phút rưỡi là khoảng thời gian vừa đủ cho một phần giới thiệu bản thân trong buổi phỏng vấn xin việc. Làm cách nào trong khoảng thời gian đó, nhà tuyển dụng thấy được một cách khái quát nhất cá tính của con người bạn, kinh nghiệm của bạn và sự quan tâm của bạn tới công ty. Vì vậy, hãy chọn ra những ý chính, kinh nghiệm chính có liên quan đến công việc, và cắt đi những phần thông tin thừa mà nhà tuyển dụng hoàn toàn có thể đọc được trong CV của bạn.
Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn là phần mở đầu nhưng cũng rất quan trọng, có thể tạo ra không khí thân thiện, cởi mở cho những phần tiếp theo là bạn đã có được 50% thành công rồi, vì vậy hãy chuẩn bị thật kỹ cho phần giới thiệu bản thân nhé. Đồng thời, nếu bạn thể hiện tốt và khiến nhà tuyển dụng ấn tượng, họ có thể offer the job ngay trong buổi phỏng vấn đó.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)