Giải đáp: Xin nghỉ việc nếu chưa được chấp nhận bạn nên làm gì?

Đánh giá post

Vấn đề xin nghỉ việc vào thời điểm nào sẽ tùy thuộc vào ý muốn và hoàn cảnh của người lao động. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào đơn xin nghỉ việc cũng được ban quản lý chấp thuận. Vậy thì xin nghỉ việc nếu chưa được chấp nhận bạn nên làm gì? Hãy tìm hiểu trong nội dung dưới đây.

Có được nghỉ việc khi Sếp không chấp thuận?

Xin nghỉ việc nhưng không được Sếp chấp thuận thì có được nghỉ việc hay không?

Theo Điều 36 của Bộ luật Lao động ban hành năm 2012 về các trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì: Người lao động không cần có sự chấp thuận của bên sử dụng lao động cũng có thể nghỉ việc khi thực hiện theo đúng quy định pháp luật. 

Có được nghỉ việc khi Sếp không chấp thuận?
Có được nghỉ việc khi Sếp không chấp thuận?

Hay theo như Khoản 3 Điều 37 của Bộ luật Lao động 2012:

 “3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.”.

Như vậy tức là người lao động sẽ không cần sự đồng ý của bên sử dụng lao động khi muốn xin nghỉ việc. Điều họ cần làm là thông báo trước cho công ty biết trước ít nhất là 45 ngày hoặc sớm hơn đối với các lao động nữ nghỉ việc do mang thai.

?  Xem thêm: Tổng hợp các lý do xin nghỉ việc thuyết phục nhất

Các công việc nên làm khi xin nghỉ việc mà không được chấp thuận

Theo nội dung nêu trên thì người lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không cần sự đồng ý của bên sử dụng lao động. Tuy nhiên, để có thể được hưởng những chế độ, trợ cấp sau khi nghỉ việc, bạn cần tiến hành các công việc sau:

Thông báo các nội dung cần thiết bằng văn bản

  • Thông báo ngày nghỉ việc sau khi kết thúc thời gian báo trước.
  • Thời gian bàn giao công việc và yêu cầu hỗ trợ để bàn giao suôn sẻ: Tránh trường hợp công ty/ doanh nghiệp không cung cấp phương tiện, nhân lực để có thể bàn giao đúng thời hạn và không cho phép nghỉ việc với lý do đó. Bạn nên yêu cầu thực hiện bàn giao ngay sau khi nộp đơn xin nghỉ việc. 
  • Các khoản tiền mà công ty cần thanh toán, giấy tờ, hồ sơ của bạn công ty cần trả: Nếu công ty còn nợ lương hay giữ các giấy tờ gốc của bạn thì hãy yêu cầu hoàn trả trước khi chính thức nghỉ việc. 

Các nội dung nêu trên có thể báo cáo chung thành 1 văn bản. Để tăng thêm tính chuyên nghiệp, bạn có thể trích dẫn các quy định về pháp luật.

Lưu ý: Mọi ý kiến và thông báo của bạn đối với công ty đều nên dưới dạng văn bản hoặc thông qua email, tin nhắn đến người có thẩm quyền.

Đọc lại Nội quy lao động và Cam kết lao động tập thể

Đọc lại Nội quy lao động và Cam kết lao động tập thể
Đọc lại Nội quy lao động và Cam kết lao động tập thể

Vấn đề này thường bị bỏ qua, hoặc dù có đọc nhưng đều qua loa, không kỹ. Các nội quy và cam kết này được nhà tuyển dụng xây dựng dựa trên các mẫu có sẵn và không chỉnh sửa gì. Tuy nhiên, các biên bản mẫu này có thể sẽ có những điều khoản không phù hợp với tình hình thực thế hay đã quá cũ nên không còn phù hợp với bộ luật Lao động mới.

Vì vậy, hãy đọc kỹ các nội quy và cam kết lao động bạn và công ty đã ký kết với nhau. Nếu cần thiết, bạn cũng có thể yêu cầu được sao y 1 bản để đề phòng tình huống xảy ra tranh chấp.

?  Xem thêm: [Tham khảo] Mẫu thư xin nghỉ việc đúng chuẩn và chuyên nghiệp

Yêu cầu công ty đưa ra ý kiến thông qua văn bản, email… hoặc các phương thức có thể lưu lại

Khi xảy ra tranh chấp, tất cả các bằng chứng bằng lời nói trước đó sẽ không có tác dụng. Vì thế, nếu như Sếp đã đồng ý cho bạn nghỉ việc thì bạn cần yêu cầu công ty đưa ra thông báo bằng văn bản cụ thể. Còn nếu bên công ty nhất quyết không đưa ra thông báo chính thức thì bạn nên đợi hết thời gian báo trước (tối đa 45 ngày) theo như quy định pháp luật rồi mới nghỉ việc.

Bàn giao công việc

xin nghỉ việc nếu chưa được chấp nhận bạn nên làm gì
Bàn giao công việc
  • Trường hợp 1: Công ty sắp xếp người tiếp nhận thì bạn trực tiếp bàn giao các công việc, dự án đang phụ trách cho họ theo quy định.
  • Trường hợp 2: Công ty không sắp xếp người tiếp nhận thì bạn hãy tổng hợp, liệt kê các việc cần bàn giao lại rồi gửi cho công ty trước khi nghỉ.

Quá trình bàn giao công việc vẫn có thể tiếp tục sau khi bạn đã nghỉ việc nếu cần thiết

Tiếp tục làm việc chăm chỉ trong thời gian chờ nghỉ

Có nhiều nhân viên sau khi thông báo xin nghỉ việc sẽ không còn tập trung vào công việc như trước. Có nhiều nguyên do như: Bị đối xử khác trước khiến người lao động cảm thấy không thoải mái; đã nhắm được việc mới sau khi nghỉ… Những điều này khiến họ có tâm lý muốn nhanh chóng được nghỉ hay thậm chí là tự động nghỉ trước thời hạn.

Tuy nhiên, điều này là tuyệt đối không nên bởi nếu chưa được sự chấp thuận của Sếp hay chưa đến thời gian quy định thì bạn sẽ bị rơi vào trường hợp Đơn phương chấm dứt hợp đồng. Ngoài ra, việc này cũng sẽ ảnh hưởng đến các phúc lợi, các khoản tiền mà bạn được hưởng sau khi nghỉ việc. 

Tóm lại, sau khi nộp đơn xin nghỉ việc, bạn vẫn phải tiếp tục đi làm việc như bình thường và vẫn phải làm tốt, hoàn thành công việc giống như trước đó. Sau khi đủ thời gian báo trước theo quy định, bạn mới có thể tự nghỉ làm.

?  Xem thêm: 7 tips quan trọng giúp bạn xin nghỉ việc một cách duyên dáng

xin nghỉ việc nếu chưa được chấp nhận bạn nên làm gì
Tiếp tục làm việc chăm chỉ trong thời gian chờ nghỉ

Như vậy, chúng ta đã biết xin nghỉ việc nếu chưa được chấp nhận bạn nên làm gì hay chưa? Hãy tiến hành thực hiện theo các bước nêu trên đề bạn và công ty có thể “chia tay” nhau 1 cách hòa bình và đảm bảo các quyền lợi của bản thân sau khi nghỉ việc.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: