Xin lỗi đồng nghiệp như thế nào để không “phá tan” mối quan hệ công sở?

Đánh giá post

Môi trường công sở sẽ không tránh khỏi các vấn đề không hay khiến các đồng nghiệp trở nên bất hòa, xích mích với nhau. Trong những trường hợp đó, một lời xin lỗi cũng có thể giải quyết được mâu thuẫn, song dường như không ai muốn hoặc lúng túng không dám mở lời. Vậy cách để xin lỗi đồng nghiệp tại nơi làm việc như thế nào? Cùng tham khảo bí quyết từ JobsGO nhé!

Tại sao cần phải xin lỗi đồng nghiệp?

Trong quá trình làm việc, đôi khi một lời nói, hành động vô ý của bạn cũng sẽ khiến đồng nghiệp cảm thấy tổn thương, buồn lòng. Và lời xin lỗi là rất cần thiết lúc này bởi:

Tại sao cần phải xin lỗi đồng nghiệp?
Tại sao cần phải xin lỗi đồng nghiệp?
  • Thứ nhất, có những chuyện xảy ra khiến bạn và đồng nghiệp không nói chuyện với nhau. Và việc bạn nhận sai, xin lỗi đồng nghiệp sẽ giúp mở ra cuộc đối thoại, giao tiếp, thu hẹp khoảng cách giữa 2 bên.
  • Thứ hai, khi bạn xin lỗi, thừa nhận hành động, lời nói của mình là không chấp nhận được cũng giúp xây dựng lại niềm tin, gắn kết mối quan hệ với đồng nghiệp. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để bạn có thể thảo luận những điều mà đối phương có thể/không thể chấp nhận, từ đó rút kinh nghiệm.
  • Thứ ba, khi nhận lỗi, bạn sẽ có thể khôi phục lại hình tượng, thể diện của người đồng nghiệp đã bị mình làm tổn thương.
  • Thứ tư, lời xin lỗi chân thành sẽ cho thấy bạn là người có trách nhiệm, làm gia tăng sự tự tin, lòng tự trọng cũng như uy tín của mình.

👉 Xem thêm: [Nghệ thuật ứng xử] Làm gì khi mắc sai lầm trong công việc?

Cách xin lỗi đồng nghiệp trong các tình huống cụ thể

Có thể thấy, việc xin lỗi đồng nghiệp khi mắc phải sai lầm với họ là điều rất quan trọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách thể hiện cho đúng và chân thành. Vậy hãy để JobsGO mách nước nhé!

Bạn làm tổn thương đến đồng nghiệp

Bạn làm tổn thương đến đồng nghiệp
Bạn làm tổn thương đến đồng nghiệp, nên xin lỗi như thế nào?

Có một sự thật là, tất cả chúng ta đều luôn cố gắng để xây dựng, duy trì hình ảnh tích cực, sự uy tín của bản thân tại nơi làm việc. Đó chính là lý do mà việc làm tổn thương đến danh dự, hình tượng của người khác trở thành hành vi xấu và cần phải có lời xin lỗi đến người đó.

Ví dụ, bạn là người cung cấp thông tin để đồng nghiệp gửi cho khách hàng nhưng những thông tin đó bị sai lệch, khiến đồng nghiệp gặp rắc rối, không thể ký hợp đồng. Chính vì lỗi từ bạn mà đồng nghiệp bị đánh giá thấp, khiển trách làm việc thiếu chuyên nghiệp, không đáng tin.

Đối với những trường hợp như vậy, bạn cần phải thẳng thắn nhận sai, gửi lời xin lỗi đến cho đồng nghiệp. Đồng thời, bạn cũng nên đề cập đến hướng giải quyết để lấy lại hình ảnh của người đó. Chẳng hạn như “tôi rất tiếc khi để xảy ra tình trạng này. Tôi xin lỗi và sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm trước sếp cũng như khách hàng”.

👉 Xem thêm: Bật mí mẹo đối phó với đồng nghiệp có tính tự ái trong công việc

Bạn đến muộn khi phải tham gia cuộc họp

Bạn đến muộn khi phải tham gia cuộc họp
Bạn đến muộn khi phải tham gia cuộc họp

Họp hành là việc chung của cả nhóm, phòng ban, thậm chí là cả công ty. Do đó, nếu bạn đến muộn, chắc chắn điều đó gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc họp cũng như công việc của các đồng nghiệp khác.

Vậy nên, trong trường hợp bạn không thể đến kịp, hãy thông báo lại để mọi người không phải chờ đợi. Ngoài ra, nếu vì nhiều lý do riêng mà bạn đến muộn không thể xin phép, hãy ngay lập tức gửi lời xin lỗi đến tất cả mọi người. Đồng thời, bạn cũng cần đưa ra cam kết rằng mình không tái phạm thay cho lời bào chữa “em ngủ quên”, “em đi muộn nên tắc đường”,…

Bạn chậm deadline dự án

Cũng tương tự như đến muộn cuộc họp, việc bạn chậm deadline gây ảnh hưởng đến kết quả của cả tập thể. Lúc này, hành động của bạn sẽ quan trọng hơn lời nói. Mặc dù bạn phải xin lỗi nhưng cũng cần ngay lập tức hoàn thành, giải quyết các vấn đề chậm trễ, đảm bảo không gây ra hậu quả quá nghiêm trọng cho dự án. Và quan trọng, bạn phải nhớ, đây sẽ là lần cuối cùng bạn phạm phải sai lầm có liên quan đến việc chung của cả nhóm.

👉 Xem thêm: Tự tạo deadline – để deadline không trở thành “ám ảnh kinh hoàng”

Bạn không trả lời email khẩn cấp

Bạn quên trả lời email khẩn cấp từ đồng nghiệp và điều này khiến cho công việc bị đình trệ, chậm tiến độ. Theo đó, đồng nghiệp của bạn bị sếp khiển trách trong khi người sai là ở bạn. Lúc này, bạn hãy gửi đến họ lời xin lỗi chân thành, tuyệt đối không lý do, ngụy biện. Bởi dù sao sự việc cũng đã xảy ra và chỉ có thể khắc phục, rút kinh nghiệm cho những lần sau mà thôi.

Bạn không trả lời email khẩn cấp
Bạn không trả lời email khẩn cấp

Bạn hối hận vì những lời nói không hay về đồng nghiệp

Khi làm việc nhóm, có những ý kiến, quan điểm bất đồng khiến bạn không kiềm chế được cảm xúc mà có lời nói không hay với đồng nghiệp. Sau thời gian bình tĩnh, suy nghĩ lại, bạn thấy mình có phần quá đáng, hối hận về điều đã nói. Vậy thì bạn hãy gặp trực tiếp người đồng nghiệp để nói lời xin lỗi, mong họ sẽ bỏ qua. Những người đồng nghiệp tốt, họ sẽ không để bụng và sẵn sàng cho qua, không muốn ảnh hưởng đến mối quan hệ của cả hai.

Bạn bị bắt gặp nói xấu đồng nghiệp

Môi trường công sở sẽ không bao giờ thiếu được “hội bà tám” chuyên đi buôn chuyện, mách lẻo hay nói xấu đồng nghiệp. Vậy trong trường hợp bạn đang nói xấu mà bị chính người đó phát hiện ra thì sao?

Dù bạn không quá thân thiết, yêu quý người đồng nghiệp đó, tuy nhiên, khi đã bị bắt gặp, bạn nên gặp và xin lỗi họ. Lời xin lỗi ở đây phải được nói ra với giọng điệu, thái độ thật tâm, không được hống hách, xin lỗi cho xong chuyện bạn nhé.  Điều này sẽ giúp bạn tránh được những mâu thuẫn, điều không hay xảy ra giữa đồng nghiệp với nhau. Người ta có thể “bằng mặt nhưng không bằng lòng” để sống yên bình tại môi trường công sở chứ không hề muốn ngày ngày đụng độ, ghét bỏ và gắt gỏng với nhau phải không?

👉 Xem thêm: Những ông chủ tốt nhất là người xin lỗi nhân viên của họ

Bạn bị bắt gặp nói xấu đồng nghiệp
Bạn bị bắt gặp nói xấu đồng nghiệp

Học cách nhận ra lỗi lầm của bản thân là điều rất cần thiết đối với chúng ta trong môi trường làm việc nói riêng và cuộc sống nói chung. Mong rằng những bí quyết mà JobsGO chia sẻ sẽ hữu ích và giúp các bạn giải quyết được các vấn đề không hay xảy ra với đồng nghiệp nhé.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: