Khám phá 7 vị trí việc làm trong sân bay có nhu cầu tuyển dụng cao

4.5/5 - (1 vote)

Sân bay là môi trường làm việc xa lạ đối với không ít người lao động Việt Nam. Liệu bạn đã biết có những vị trí việc làm nào trong sân bay chưa? Hãy cùng JobsGO tìm hiểu ngay nào!

Kiểm soát viên không lưu

Kiểm soát viên không lưu
Kiểm soát viên không lưu

Kiểm soát viên không lưu là người kiểm soát và trực tiếp điều hành hướng đi của máy bay trong phạm vi đường bay. Ngoài ra, họ còn làm nhiệm vụ ngăn chặn sự va chạm giữa các máy bay, cộng tác với bộ phận khác để tìm kiếm và cứu nạn hành khách khi máy bay xảy ra sự cố. 

Kiểm soát viên làm việc tại khu vực điều khiển và trung tâm điều phối radar sân bay. Kiểm soát viên làm việc theo ca trực.

  • Kiểm soát viên không lưu chia thành 4 loại hình:
  • Kiểm soát viên không lưu đường dài
  • Kiểm soát viên không lưu tiếp cận
  • Kiểm soát viên tại sân bay
  • Nhân viên kiểm soát mặt đất

Tại Việt Nam, các sân bay có từng Kiểm soát viên không lưu điều hành 4 bộ phận chính của dịch vụ điều hành bay:

  • Bộ phận kiểm soát mặt đất: Kiểm tra mọi hành động của máy bay từ vị trí đỗ đến vị trí chờ trước khi máy bay cất cánh.
  • Đài kiểm soát tại sân bay: Kiểm soát thời điểm, lịch trình máy bay cất hạ cánh: Thông báo và chỉ thị các thông tin quan trọng đảm bảo tàu bay cất cánh đúng theo lịch trình sao cho giảm thiểu tối đa sự chậm trễ; hướng dẫn các tàu bay hạ cánh đúng nơi quy định cho đến khi tàu bay di chuyển khỏi đường băng để đi vào sân đỗ.
  • Cơ sở kiểm soát tiếp cận: Sắp xếp máy bay cất cánh theo thứ tự giúp máy bay dễ dàng cất và hạ cánh. Bên cạnh đó, họ cũng chịu trách nhiệm dẫn dắt các tàu bay khi cất cánh nhanh chóng đạt được độ cao bay và đường bay như ý trước khi chuyển tiếp vào giai đoạn bay đường dài.
  • Trung tâm kiểm soát đường dài: Trách nhiệm lớn nhất là kiểm tra vùng bay an toàn, đảm bảo hoạt động bay không xảy ra sự cố và điều hòa đường hàng không ở những vùng trời cao hơn, cả trên biển và đất liền.

Ngày nay, cùng với sự phát triển của ngành hàng không, công việc Kiểm soát viên không lưu được nhiều bạn trẻ quan tâm. Đây là ngành nghề đòi hỏi thông thạo ngoại ngữ, khả năng làm việc cẩn thận, trách nhiệm. Xứng đáng với sự khắt khe đó là chế độ đãi ngộ, mức thu nhập cao.

? Xem thêm: Tiêu chuẩn làm tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines, Vietjet Air,…

Thủ tục viên sân bay

Công việc của Thủ tục viên sân bay là thực hiện, hoàn tất các giấy tờ, thủ tục của hành khách trước khi lên máy bay. Mỗi hãng hàng không sẽ sắp xếp quầy làm thủ tục và nhân viên làm thủ tục riêng. Đối với từng quầy tương ứng với từng chuyến bay trong nước hay ngoài nước, công việc của Thủ tục viên lại có sự khác biệt đôi chút. Công việc cụ thể của Thủ tục viên như sau: 

  • Kiểm tra giấy tờ, căn cước, hộ chiếu, thủ tục xuất nhập cảnh, vé máy bay…
  • Làm thủ tục check in.
  • Kiểm soát hành lý của hành khách trước khi lên máy bay (hành lý ký gửi, xách tay).
  • Hướng dẫn hành khách lên máy bay hay làm một số công việc khác tại sân bay .
  • Kiểm soát các rủi ro giấy tờ, hàng hóa (thất lạc, nhận nhầm, bị trộm…)

Công việc Thủ tục viên tại sân bay không quá phức tạp, nhưng yêu cầu sự cẩn thận, chỉnh chu trong từng công đoạn. Ngoài ra, ngoại ngữ là yếu tố cần có khi làm công việc này vì đặc thù công việc phải tiếp xúc, giao tiếp với nhiều khách hàng. Với tần suất hoạt động dày đặc của máy bay và nhu cầu di chuyển cao của hành khách, Thủ tục viên sân bay phải chịu áp lực lớn khi giờ giấc làm việc không cố định, làm việc cả ngày lẫn đêm. 

Phi công

Phi công - vị trí việc làm trong sân bay
Phi công

Phi công là người điều khiển, lái máy bay vận chuyển hành khách, hàng hóa đến nơi cần đến. Công việc chính của Phi công là: 

  • Thống nhất và kiểm tra các lịch trình, đường bay. 
  • Đảm bảo số lượng hàng hóa và hành khách đã lên máy bay đầy đủ
  • Xác định lượng nhiên liệu cần dùng, kiểm tra kỹ trạng thái thiết bị để xác nhận quy trình bảo dưỡng đã đạt chuẩn chưa; kiểm tra các bộ điều khiển trong máy bay.
  • Trong quá trình lái máy bay, phi công sẽ nhận sự hỗ trợ từ bộ phận kiểm soát viên giúp chuyến bay thuận lợi nhất
  • Phi công sẽ cung cấp tới hành khách các thông tin về chuyến bay, tình hình thời tiết nơi sắp đến và điểm dừng trong hành trình.
  • Báo cáo quá trình bay với đài kiểm soát không lưu. Sau mỗi chuyến bay, Phi công luôn ghi lại nhật ký hành trình bay và viết báo cáo. 

Với nhiệm vụ lớn như vậy, quá trình kiểm tra sàng lọc phi công diễn ra khắc nghiệt, yêu cầu một sức khỏe vững vàng, thị lực cao, thính lực nhạy bén, không mắc bệnh về tim và các bệnh mãn tính. Ngoài ra, họ còn cần trang bị kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp tốt, có đầu óc tổ chức, lên kế hoạch, kỹ năng định hướng, dẫn đường. Đặc biệt là khả năng tập trung cao độ trong một thời gian dài.

? Xem thêm: Tiếp viên hàng không thi khối gì? Học trường nào?

Tiếp viên hàng không 

Tiếp viên hàng không
Tiếp viên hàng không

Cùng với Phi công, Tiếp viên hàng không là người luôn bên cạnh, hỗ trợ hành khách tham gia chuyến bay an toàn, giúp chuyến bay diễn ra tốt đẹp nhất. Công việc chính của Tiếp viên hàng không là:

  • Kiểm vé, sắp xếp vị trí chỗ ngồi, kiểm tra hành lý, hướng dẫn lối đi cho hành khách trước và trong chuyến bay.
  • Cúi chào hành khách khi lên và xuống máy bay.
  • Hướng dẫn, làm mẫu các thao tác sử dụng ghế, sử dụng túi nôn và cách sử dụng đồ bảo hộ. 
  • Sơ cứu kịp thời khi hành khách có dấu hiệu sức khỏe không tốt.
  • Phục vụ đồ ăn, thức uống, cung cấp tiện ích như dép, chăn, báo… 
  • Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu cấp trên

Tiếp viên hàng không bắt đầu công việc linh hoạt, phụ thuộc vào giờ bay, giờ trực. Họ thường xuyên đi làm vào khung giờ không cố định, thậm chí lúc 2-3h sáng.

Quá trình đào tạo và tuyển dụng Tiếp viên hàng không bao gồm nhiều bước. Để trở thành Tiếp viên hàng không bạn phải trải qua khóa học huấn luyện của các hãng hàng không, đạt chuẩn nhiều tiêu chí từ chiều cao, cân nặng đến kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm.

? Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: “Tiếp viên hàng không lương tháng bao nhiêu?”

Nhân viên lưu chuyển 

Nói đến các vị trí việc làm trong sân bay, chúng ta không thể không nói tới Nhân viên lưu chuyển. Công việc chính của họ là lái xe vận chuyển và giao nhận hàng hóa từ sân bay đến các địa điểm trong thành phố và ngược lại. Thêm vào đó, họ sẽ phụ trách công việc làm thủ tục thông quan và kiểm tra hàng hóa. 

Vì đặc thù công việc phải di chuyển nhiều và mất nhiều sức lực nên công việc Nhân viên lưu chuyển ưu tiên tuyển nam, có chứng chỉ lái xe B2 trở lên. 

Nhân viên bán hàng, nhân viên phục vụ 

Tại sân bay có rất nhiều cửa hàng bán hay quán ăn để phục vụ hành khách trước giờ lên máy bay. Mỗi cửa hàng như vậy cần tuyển Nhân viên bán hàng, Nhân viên phục vụ. Yêu cầu công việc này bắt buộc phải biết ngoại ngữ để giao tiếp và kết nối với khách hàng. 

Kỹ sư bảo dưỡng máy bay

Kỹ sư bảo dưỡng máy bay
Kỹ sư bảo dưỡng máy bay

Kỹ sư bảo dưỡng máy bay là một vị trí việc làm trong sân bay cực kỳ quan trọng. Họ là người đảm bảo “sức khỏe” cho máy bay. Hay nói cách khác, Kỹ sư máy bay sẽ sửa chữa các bộ phận trên máy bay để tàu bay vận hành trơn tru, năng suất, đảm bảo quá trình bay an toàn. Công việc chi tiết của họ là: 

  • Sắp xếp kế hoạch bảo dưỡng và sửa chữa máy bay định kỳ.
  • Tìm hiểu nguyên nhân hỏng, lỗi, hư hại của các bộ phận máy bay.
  • Kiểm soát và phân tích các thông số kỹ thuật.
  • Sửa chữa máy bay khi gặp sự cố.

Làm việc ở vị trí này, Kỹ sư bảo dưỡng máy bay cần trang bị kỹ năng chuyên môn về sửa chữa máy bay, và kỹ năng mềm cần có như: kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề. 

Kết luận

Bài viết này đã đề cập đến các vị trí việc làm trong sân bay phổ biến nhất hiện nay. Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn toàn cảnh về vị trí và mô tả công việc tại đây.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: