Các thuật ngữ trong ngành khách sạn bằng tiếng Anh rất quan trọng với nhân viên làm trong lĩnh vực này. Bỏ túi ngay những thuật ngữ phổ biến và được sử dụng nhiều với tổng hợp đến từ JobsGO trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Tầm quan trọng của thuật ngữ trong ngành khách sạn
Hiện nay, ngành khách sạn là một trong những lĩnh vực sử dụng đến tiếng Anh rất nhiều bởi họ phải thường xuyên đón tiếp khách nước ngoài. Chính vì vậy thuật ngữ chuyên ngành rất quan trọng. Nó không chỉ giúp bạn giao tiếp với khách hàng dễ dàng hơn mà còn hiểu đúng, hiểu chuẩn những gì khách hàng muốn. Bên cạnh đó, việc nắm rõ các thiết bị khách sạn cũng là yếu tố không thể thiếu, giúp nâng cao chất lượng phục vụ và mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Không chỉ có vậy, đối với những bạn làm trong lĩnh vực này, đôi khi không cần quá am hiểu và thành thạo tiếng Anh. Các bạn chỉ cần nắm vững những thuật ngữ trong ngành khách sạn là có thể hiểu cơ bản khách muốn gì. Thông qua đó các bạn có thể đáp ứng và phục vụ khác một cách nhanh chóng.
Vậy, những thuật ngữ nào hay sử dụng và phổ biến nhất trong lĩnh vực khách sạn mà các bạn nhất định cần biết và nên biết? Cùng tìm hiểu và bỏ túi với thông tin được JobsGo chia sẻ trong phần tiếp theo của bài viết này nhé!
👉 Xem thêm: Hospitality là gì? Có nên học ngành Hospitality không?
Tổng hợp 50 thuật ngữ chuyên ngành khách sạn hay sử dụng
Có rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành khách sạn trong tiếng Anh hiện nay. Tuy nhiên, nếu bạn không phải là một người giỏi và am hiểu về thứ ngoại ngữ này. Vậy hãy đọc và nhớ rõ những thuật ngữ chuyên dụng nhất và hay được sử dụng nhất như sau:
- Booking – Đặt phòng.
- Advance deposite – Tiền đặt cọc (Đây là khoản mà khách sẽ chuyển trước cho khách sạn để đặt cọc phòng).
- Arrival List – Danh sách khách đến khách sạn.
- Arrival date, Arrival time – Ngày đến, giờ đến của khách tại khách sạn.
- Average room rate – Giá phòng trung bình (Là khoảng giá trung bình của các phòng tại khách sạn).
- Block booking – Đặt phòng khách sạn cho một nhóm người.
- Check-in hour(time) – Giờ đến nhận phòng của khách.
- Check-in date – Ngày khách sẽ đến nhận phòng.
- Check-out hour(time) – Giờ khách sẽ trả phòng tại khách sạn.
- Check out date – Ngày khách sẽ trả phòng.
- Confirmation – Xác nhận đặt phòng tại khách sạn.
- Continental plan – Giá bao gồm tiền phòng + 1 bữa ăn sáng.
- Day rate – Giá thuê phòng trong ngày.
- Desk agent – Lễ tân khách sạn.
- Departure list – Danh sách khách trả phòng.
- Early departure – Trả phòng sớm hơn dự kiến.
- Due out (D.O) – Phòng sắp check out.
- Complimentary rate – Giá phòng ưu đãi cho khách.
- European plan – Giá thuê chỉ có tiền phòng.
- Extra charge – Các khoản chi phí phải trả thêm.
- Extra bed – Thêm giường cho khách.
- Free Independent travelers – Khách du lịch đơn lẻ, tự do.
- Group Inclusive Travelers – Khách du lịch theo đoàn.
- Front desk – Quầy lễ tân khách sạn.
- F.O cashier – Nhân viên thu ngân lễ tân của khách sạn.
- Full house – Toàn bộ phòng đã có khách/hết phòng.
- Guest history file – Hồ sơ lưu trú của khách tại khách sạn.
- Handicapper room – Phòng dành cho khách hàng là người khuyết tật.
- Housekeeping – Bộ phận phục vụ phòng khách sạn.
- Kinds of room: Loại phòng hoặc hạng phòng.
- Late check out: Khách trả phòng trễ.
- Letter of confirmation – Thư xác nhận đặt phòng khách sạn (Thường thư xác nhận thông qua email).
- Method of payment – Hình thức thanh toán tiền phòng.
- No show: Khách không đến.
- Non guaranteed reservation – Phòng đặt không có sự đảm bảo.
- Guaranteed booking – Phòng đặt có sự đảm bảo.
- Overnight accommodation – Khách ở lưu trú qua đêm.
- Other requirements – Các yêu cầu khách của khách.
- Overstay – Khách lưu trú quá hạn.
- Pre-assignment – Sắp xếp phòng trước khi khách đến.
- Pre-payment – Thanh toán tiền trước (Tức là khách sẽ thanh toàn toàn bộ tiền phòng trong thời gian lưu trú tại khách sạn).
- Room count sheet – Kiếm trả tình trạng phòng khách sạn.
- Room cancellation – Việc huỷ phòng đã đặt.
- Room counts – Hoạt động kiểm kê phòng.
- Twin – Phòng khách sạn đôi có 2 giường.
- Triple – Phòng 3 khách.
- Walk in guest – Khách vãng lai.
- Vacant clean (VC) – Phòng khách sạn đã được dọn.
- Sleep out (SO) – Phòng khách đã thuê nhưng lại ngủ ở ngoài.
- Sleeper – Khách đã trả nhưng phía lễ tân khách sạn quên.
Đó những thuật ngữ trong ngành khách sạn hay sử dụng nhất. Các bạn cần nắm và hiểu rõ về ý nghĩa của nó để áp dụng cho công việc của mình được hiệu quả nhất.
👉 Xem thêm: Room service là gì? Những điều cần biết về Room service trong khách sạn
Một số thuật ngữ chuyên ngành du lịch khách sạn nhà hàng khác
Các bạn có thể tham khảo và trang bị thêm cho bản thân một số thuật ngữ chuyên ngành du lịch – khách sạn – nhà hàng khác như:
- Inbound – Khách du lịch quốc tế là người gốc Việt.
- Outbound – Khách du lịch Việt Nam tại các nước khác.
- Diving tour – Tour lặn biển để khám phá thế giới dưới lòng đại dương.
- Adventure travel – Hình thức du lịch khám phá có phần mạo hiểm.
- Leisure Travel – Loại hình du lịch thông dụng nhất hiện nay.
- MICE tour – Tour hội thảo, hội nghị.
- STD (Standard) – Phòng tiêu chuẩn.
- Availability – Phòng đã sẵn sàng cho khách sử dụng.
- Make up room – Phòng cần làm ngay.
- SO (Stay over) – Phòng khách ở lâu hơn dự kiến ban đầu.
- On deck/ on the order – Danh sách các món đã được khách order.
- Give a discount/ voucher – Tặng phiếu giảm giá, mua hàng cho khách.
- Take order – Nhận gọi món ăn.
- Deuce – Bàn đặt cho 2 người.
- 4 top – Bàn đặt cho 4 người.
- On the line – Thức ăn đã chế biến xong và sẵn sàng phục vụ khách.
- Give a tip – Cho tiền boa.
- Waxing a table – Chế độ phục vụ khách hàng VIP.
- Dying on the pass – Các món đang trong tình trạng nguội.
👉 Xem thêm: F&B là gì? Vai trò của bộ phận F&B trong khách sạn?
Như vậy, bài viết trên không chỉ gửi đến bạn đọc những thuật ngữ trong ngành khách sạn mà còn cung cấp cho bạn các thuật ngữ khác trong ngành du lịch – khách sạn – nhà hàng. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý rằng hiện nay có nhiều các trường nghề chuyên đào tạo về dịch vụ đang mở ra, cung cấp cho học viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết để phát triển trong lĩnh vực này. Hy vọng chia sẻ trên hữu ích với những ai đang cần.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)