Tìm hiểu về Logistics và các thuật ngữ chuyên ngành Logistics phổ biến hiện nay

5/5 - (1 vote)

Trong thời kỳ phát triển kinh tế 4.0 như hiện nay, Logistics phát triển nhanh chóng và có mối quan hệ mật thiết với nhiều ngành nghề. Chính vì vậy, việc tìm hiểu về ngành cũng như các thuật ngữ chuyên ngành Logistics cơ bản để phục vụ công việc là nhu cầu của rất nhiều người. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề này, hãy theo dõi trọn vẹn bài viết dưới đây để có thể có được câu trả lời nhé.

Đôi nét về ngành Logistics

Logistics hay còn được biết đến với tên gọi Chuỗi cung ứng là một trong những ngành đặc biệt quan trọng có liên quan mật thiết đến xuất nhập khẩu, sản xuất,… Có thể hiểu một cách đơn giản, Logistics chính là khâu trung gian trong việc đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng. Trên thực tế, để thực hiện được khâu tưởng chừng như đơn giản này, người làm Logistics phải thực hiện tất cả các công việc liên quan như tìm kiếm nguồn hàng, thu mua, khai báo hải quan, làm việc với cơ quan thuế, lưu kho, vận chuyển,…

👉 Xem thêm: Ngành logistics là gì? Khám phá cơ hội việc làm ngành Logistics.

Đôi nét về ngành Logistics
Đôi nét về ngành Logistics

Các thuật ngữ chuyên ngành Logistics phổ biến

Ngành Logistics hiện nay có phạm vi vô cùng rộng. Theo đó, các khái niệm, thuật ngữ ngành Logistics cũng có số lượng tương đối lớn. Trong bài viết dưới đây, JobsGO sẽ giới thiệu với các bạn các thuật ngữ phổ biến và được sử dụng nhiều nhất trong ngành Logistics. Cụ thể như sau:

Quota – Hạn ngạch

Nhắc đến các thuật ngữ chuyên ngành Logistics phổ biến, chắc chắn không thể bỏ qua Quota – Hạn ngạch. Với những người không chuyên về Logistics, khi nghe Quota – Hạn ngạch, chúng ta có thể hình dung đây là một mức giới hạn nào đó không thể vượt qua. Thật vậy, trong ngành Logistics, Quota mang ý nghĩa là giới hạn số lượng hoặc giá trị hàng hóa được phép xuất nhập khẩu trong vòng một năm. Vượt quá hạn ngạch cho phép tức là đơn vị đã vi phạm Luật thương mại quốc tế và bắt buộc phải chịu các chế tài tương ứng.

Quota - Hạn ngạch
Quota – Hạn ngạch – thuật ngữ được sử dụng nhiều trong Logistics

LCL (Less than Container Load) – Xếp hàng không đủ một Container 

LCL là viết tắt của cụm từ Less than Container Load có nghĩa là xếp hàng không đủ khối lượng của một Container vận chuyển. Trên thực tế, cụm từ này thường được dùng để chỉ các kiện hàng nhỏ, chỉ chiếm một khoảng không gian nhỏ so với sức chứa của một Container. Vì vậy, nó thường được ghép chung với các bưu kiện, hàng hóa khác khi vận chuyển nhằm tiết kiệm chi phí.

👉 Xem thêm: Điểm danh các vị trí việc làm lương cao trong ngành logistics

FCL (Full Container Load) – Xếp hàng nguyên Container

Trái ngược với LCL, FCL là thuật ngữ trong ngành Logistics được dùng khi khối lượng hàng hóa tương đương hoặc đúng bằng sức chứa của một Container vận chuyển. Khi đó, hàng hóa không cần ghép để đạt đủ khối lượng như trường hợp của LCL nữa. Do vậy, chi phí FCL cũng do toàn bộ chủ hàng chịu chứ không chia nhỏ như ghép chung LCL.

FCL (Full Container Load) - Xếp hàng nguyên Container
FCL (Full Container Load) – Xếp hàng nguyên Container

Packing list – Bảng kê chi tiết hàng hóa

Packing list là thuật ngữ chuyên ngành Logistics thường được biết đến với tên gọi bảng kê chi hàng hóa. Hiểu một cách đơn giản hơn, Packing list là một danh sách chi tiết thông tin hàng hóa xuất nhập khẩu. Bảng kê chi được sẽ giúp đơn vị có thể tra cứu, đối soát hàng hóa một cách dễ dàng hơn. Packing list có thể được kê chi tiết tất cả các thông tin, một vài thông quan trọng hay đơn giản chỉ là đóng gói và khối lượng.

BO (Booking Confirmation) – Xác nhận đặt chỗ

BO là một văn bản thỏa thuận xác nhận việc đặt chỗ của khách hàng với các hàng tàu. BO chứa các cam kết, thông tin quan trọng cũng như các điều kiện xác nhận đặt vận chuyển của hãng tàu trong quá trình vận chuyển.

Additional charges – Phí trả thêm

Có được xác nhận đặt chỗ tức là hai bên đã thông nhất về chi phí trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên, trên thực tế, hãng tàu vẫn có quyền yêu cầu dịch vụ Logistics phải trả thêm các khoản Additional charges – Phí trả thêm. Khoản phí này cần phải đúng quy định pháp luật và không được quá phi lý. Một vài loại Additional charges phổ biến có thể kể đến như phí nhiên liệu tăng, đồng tiền mất giá,…

Để hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của các khoản phí này đối với nền kinh tế, cần nắm vững công thức tính cán cân thương mại, đây là chỉ số quan trọng giúp đánh giá sự chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia, từ đó xác định tình hình thương mại quốc tế.

👉 Xem thêm: ETD là gì

Additional charges - Phí trả thêm
Additional charges – Phí trả thêm

Additional Premium – Bảo hiểm trả thêm

Hàng hóa khi đưa vào chuỗi cung ứng sẽ được mua các gói bảo hiểm nhằm đảm bảo an toàn cho đến khi về đến tay người tiêu dùng. Tuy nhiên, các quy định bảo hiểm thường sẽ chỉ giới hạn trong một số rủi ro nhất định. Vì vậy, nếu các bên muốn mở rộng các rủi ro mà mình có thể dự phòng trước như trộm cắp, do hành vi ác ý,… thì phải trả thêm phí Additional Premium.

Trong các giao dịch quốc tế, khi thương lượng về các điều khoản bảo hiểm và xuất khẩu, có thể gặp phải thuật ngữ CO giáp lưng là gì, đây là loại giấy chứng nhận xuất xứ mà các quốc gia yêu cầu để xác định nguồn gốc hàng hóa, thường liên quan đến các điều khoản vận chuyển và bảo hiểm.

Hy vọng các thông tin chia sẻ về thuật ngữ chuyên ngành Logistics trong bài viết có thể hữu ích với bạn. Nếu còn các thắc mắc liên quan đến thông tin trong bài cũng như các việc làm trong ngành Logistics, bạn có thể truy cập Website JobsGO để biết thêm chi tiết. Đừng quên chia sẻ bài viết cũng như theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ các bài viết tiếp theo.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: