Sale Admin Là Gì? Cập Nhật Thông Tin Mới Nhất Về Sale Admin 2024

4.8/5 - (60 votes)

Sale Admin là gì? Sale Admin hay Sales Administrator là người chịu trách nhiệm hỗ trợ và quản lý các hoạt động bán hàng trong một tổ chức. Sale Admin đóng vai trò cầu nối giữa bộ phận bán hàng và các bộ phận khác trong công ty, đảm bảo quy trình đặt hàng, giao hàng diễn ra một cách hiệu quả. Trong bài viết hôm nay, JobsGO sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ hơn về công việc của Sale Admin.

1. Sale Admin Là Gì?

Sale Admin là gì? Sale Admin(Sales Administrator) là vị trí trợ lý kinh doanh hoặc thư ký kinh doanh trong doanh nghiệp. Sale Admin có nhiệm vụ phối hợp với các bộ phận khác trong doanh nghiệp để hỗ trợ hoạt động bán hàng, thúc đẩy doanh số trong bộ phận kinh doanh.

Sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp được quyết định rất lớn bởi bộ phận kinh doanh. Sale Admin chính là người đóng vai trò then chốt trong việc tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Họ sẽ làm việc, thảo luận, báo cáo những vấn đề về doanh số, tình hình kinh doanh. Đồng thời SA sẽ nhận chỉ đạo trực tiếp từ giám đốc kinh doanh (CCO) hay trưởng bộ phận.

Xem thêm: Business development là gì?

sale admin là gì
Sale Admin Là Gì?

2. Sale Admin Làm Gì?

Công việc của Sale Admin là gì? Mỗi một công ty, doanh nghiệp sẽ có quy mô, mục đích và sản phẩm riêng, theo đó, Sale Admin sẽ có trách nhiệm và quyền hạn nhất định tùy theo doanh nghiệp. Dưới đây là mô tả công việc Sale Admin.

2.1. Công Việc Liên Quan Đến Đơn Hàng

  • Nhận và xác nhận các đơn hàng từ khách hàng, kiểm tra thông tin đơn hàng, nhập liệu vào hệ thống.
  • Thay đổi thông tin đơn hàng theo yêu cầu của bộ phận kinh doanh và các bên liên quan.
  • Theo dõi trạng thái của các đơn hàng, bao gồm cả việc xác nhận thanh toán, xác định thời gian giao hàng và thông báo cho khách hàng về bất kỳ sự trì hoãn nào.
  • Soạn thảo, quản lý các văn bản hành chính về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: làm báo giá, hợp đồng, thư chào hàng,…
  • Xử lý mọi vấn đề phát sinh trong quá trình xử lý đơn hàng, bao gồm việc giải quyết tranh chấp về giá cả, chất lượng sản phẩm hoặc giao hàng.
  • Liên lạc với khách hàng để cung cấp thông tin về đơn hàng, cập nhật trạng thái và thời gian giao hàng, giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng.
  • Lập báo cáo về tình trạng của các đơn hàng, ghi chú lại tất cả phản hồi của khách hàng và các bộ phận khác trong công ty.
  • Bảo quản và quản lý tất cả các tài liệu liên quan đến đơn hàng, bao gồm hợp đồng, đơn đặt hàng, thông tin vận chuyển,…

Xem thêm: Việc làm admin

2.2. Công Việc Khác

  • Xây dựng, theo dõi và thường xuyên nhắc nhở, đốc thúc bộ phận kinh doanh thực hiện đúng kế hoạch kinh doanh đã được phê duyệt.
  • Thu thập và giải quyết những phản hồi của khách hàng trên các phương tiện truyền thông đại chúng như trên website, mạng xã hội, diễn đàn… Nếu vượt quá khả năng xử lý của bản thân thì trình lên các bộ phận cấp cao hơn để xin ý kiến hỗ trợ.
  • Là cầu nối để thiết lập những cuộc hẹn giữa các nhân viên Sales với các khách hàng tiềm năng. Trình bày về sản phẩm, giải pháp theo nhu cầu của khách hàng.
  • Hỗ trợ bán hàng; tư vấn các dịch vụ của doanh nghiệp cho khách hàng, thuyết phục khách hàng mua dịch vụ, ký kết hợp đồng, hoàn tất thủ tục đăng ký, nhận thanh toán.
  • Giải đáp các thắc mắc, các yêu cầu của khách hàng, đảm bảo rằng khách hàng hài lòng với các dịch vụ của doanh nghiệp. Theo dõi và xử lý các tình huống phát sinh. Nếu có việc gì vượt quá thẩm quyền của trợ lý kinh doanh về yêu cầu của khách hàng thì cần báo ngay với cấp trên.
  • Theo sát các chương trình khuyến mãi, ưu đãi, tặng quà, hỗ trợ của doanh nghiệp để thông báo cho khách hàng kịp thời.
  • Thường xuyên duy trì mối quan hệ thân thiết với khách hàng, nhắc nhở họ gia hạn dịch vụ đúng thời hạn, tránh bị khóa khi hợp đồng hết hạn.
  • Sales Admin sẽ theo dõi, đốc thúc để thu hồi công nợ từ khách hàng, theo dõi tiến độ thanh toán của họ để báo cáo số liệu về phòng tài chính kế toán.
  • Báo cáo doanh số hàng tuần/ tháng/ quý/ năm cho các trưởng phòng, giám đốc kinh doanh, cập nhật dữ liệu bán hàng, thực hiện báo cáo chi tiết doanh số, doanh thu, công nợ của nhân viên kinh doanh.
  • Thực hiện một số công việc hỗ trợ khác cho phòng kinh doanh nếu có sự chỉ đạo của cấp trên.
Kỹ Năng Cần Có Của Sale Admin
Sale Admin Làm Gì?

3. Yêu Cầu Công Việc Của Sale Admin Là Gì?

Sales Admin không yêu cầu nhiều kiến thức chuyên môn, nhưng cần phải có kiến thức kinh doanh cơ bản. Doanh nghiệp cần những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực bán hàng hoặc các chuyên ngành liên quan như quản trị kinh doanh, kinh tế, tài chính cùng một số kỹ năng mềm khác.

3.1. Khả Năng Giao Tiếp, Đàm Phán

Khả năng giao tiếp, đàm phán, thương lượng tốt cùng một ngoại hình dễ nhìn là điều kiện bắt buộc của Sales Admin. Khả năng ngoại ngữ tốt, thành thạo công nghệ cũng là điều cần thiết với ngành nghề này. Vì họ là người trực tiếp đàm phán, thương lượng để có được những hợp đồng tốt nhất cho doanh nghiệp. Bạn chẳng thể gặp gỡ khách hàng trong một ngoại hình không nghiêm túc hay lại nói năng cụt lủn đúng không không nào?

Xem thêm: Sales representative là gì?

3.2. Kỹ Năng Quản Lý, Sắp Xếp Khoa Học

Đây là điều kiện để trở thành một Sales Admin. Lượng công việc nhiều cùng việc quản lý, hỗ trợ nhiều bộ phận nên đây là yếu tố không thể bỏ qua. Nghề này cũng rất cần sự cẩn thận, tỉ mỉ vì liên quan trực tiếp tới doanh thu, hợp đồng, báo cáo…

3.3. Kỹ Năng Thuyết Trình

Kỹ năng thuyết trình trước đám đông, sử dụng phần mềm văn phòng, teamwork cũng vô cùng cần thiết bởi SA là vị trí cần phối hợp với các phòng ban khác và chịu áp lực cao.

4. Mức Lương Sale Admin

Thu nhập hàng tháng của một Sales Admin bao gồm lương cố định và thưởng theo kết quả công việc.

Theo thống kê của JobsGO, Sale Admin có mức lương dao động từ 7 – 10 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào năng lực của mỗi người và khối lượng công việc ở từng công ty khác nhau. Ngoài ra tại một số công ty, SA cũng có thêm hoa hồng theo doanh số.

Đối với Sale Admin hay dân Sale nói chung, tiền hoa hồng đôi khi còn nặng đô hơn nhiều lần tiền lương cứng. Mức lương của Sales Admin ở Hà Nội dao động từ 7 – 22.5 triệu đồng / tháng và ở Thành Phố Hồ Chí Minh là từ 6 – 20.3 triệu đồng / tháng. Với mức lương, thưởng hấp dẫn cùng nhiều đãi ngộ nên Sales Admin đang là ngành nghề cực kì thu hút.

>> Tuyển dụng Sale Admin với mức lương hấp dẫn

5. Cơ Hội Thăng Tiến Của Sale Admin

Sales admin
Cơ Hội Thăng Tiến Của Sale Admin

Sau khi tìm hiểu Sale Admin là gì, JobsGO sẽ cùng bạn khám phá về các cơ hội thăng tiến khi làm việc tại vị trí này. Là một Sale Admin, bạn có thể trở thành:

  • Senior Sales Admin (Mức lương khoảng 10 – 15 triệu/tháng): Sau khi tích lũy kinh nghiệm từ 1 đến 3 năm, Sale Admin có thể được cân nhắc cho vị trí Senior Sales Admin. Tại vị trí này, bạn sẽ đảm nhiệm các nhiệm vụ phức tạp hơn, có trách nhiệm lớn hơn đối với quản lý đội nhóm và quy trình làm việc.
  • Sales Operations Analyst (Mức lương khoảng 10 – 15 triệu/tháng): Nếu có kỹ năng phân tích và hiểu biết sâu rộng về quy trình kinh doanh, Sale Admin có thể chuyển sang vị trí Sales Operations Analyst. Khi làm việc tại vị trí này, bạn sẽ chịu trách nhiệm phân tích dữ liệu bán hàng, đánh giá hiệu suất và đề xuất giải pháp mới cho quy trình bán hàng.
  • Sales Supervisor hoặc Giám sát Bán hàng (Mức lương khoảng 11 – 22 triệu/tháng): Với kinh nghiệm và hiểu biết sâu rộng về quy trình kinh doanh, Sale Admin cũng có thể được thăng chức lên vị trí Sales Supervisor (Giám sát Bán hàng). Sales Supervisor có nhiệm vụ lãnh đạo. đào tạo đội bán hàng và phát triển kế hoạch kinh doanh.
  • Sales Admin Manager hoặc Business Development Manager (Mức lương khoảng 20 – 35 triệu/tháng): Với thành tích xuất sắc, Sale Admin có cơ hội ngồi trên “chiếc ghế” quản lý như Sales Admin Manager hoặc Business Development Manager sau khoảng 3 – 5 năm kinh nghiệm. Là một nhà quản lý, bạn sẽ đảm nhận trách nhiệm lãnh đạo đội ngũ bán hàng và phát triển kế hoạch kinh doanh.
  • Giám đốc kinh doanh (Mức lương khoảng 30 – 48 triệu/tháng): Đây là vị trí cao cấp nhất trong lĩnh vực bán hàng. Nếu bạn có từ 7 năm kinh nghiệm làm việc trở lên, đạt thành tích xuất sắc trong thời gian làm việc và sở hữu kỹ năng lãnh đạo, không có điều gì có thể ngăn cản bạn trở thành Giám đốc kinh doanh, chịu trách nhiệm cho toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty.

Cơ hội việc làm nghề này rất lớn do hầu như mọi doanh nghiệp đều cần đến vị trí Sales Admin. Qua bài viết này chắc hẳn bạn cũng đã phần nào nắm được công việc của Sale Admin là gì? Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về RSM là gì (Quản lý Kinh doanh Khu vực) và ASM là vị trí gì (Quản lý Kinh doanh Khu vực Nhỏ), những vị trí quan trọng trong tổ chức, để mở rộng kiến thức về các cấp bậc và tiềm năng thăng tiến trong ngành bán hàng. Nếu bạn cảm thấy tự tin thì còn chần chờ gì mà không tìm ngay thông tin tuyển dụng Sales Admin ngay tại JobsGO!

Câu hỏi thường gặp

1. Có Những Loại Hình Sale Admin Nào?

Có nhiều cách phân loại Sale Admin khác nhau. Nếu phân loại dựa trên cách thức làm việc, chúng ta có Inside Sales Admin (tập trung vào việc xử lý và tương tác với khách hàng qua điện thoại, email), Field Sales Admin (tập trung vào việc gặp gỡ và tương tác trực tiếp với khách hàng), Key Account Sales Admin (tập trung vào quản lý và phát triển mối quan hệ với các khách hàng quan trọng). Nếu phân loại theo ngành nghề, ta có Sales Admin công nghệ thông tin, Sales Admin tài chính, Sales Admin ngành bán lẻ,...

2. Làm Sale Admin Có Khó Không?

Làm Sale Admin có khó hay không là tùy thuộc vào từng người. Những người có khả năng giao tiếp, đàm phán tốt; có sự kiên nhẫn và các kỹ năng phù hợp thì công việc Sale Admin không hề khó. Với những người khác, công việc Sale Admin có thể là một thách thức.

3. Tìm Việc Sale Admin Ở Đâu?

Bạn thể tìm việc Sale Admin thông qua các kênh như trang web tuyển dụng JobsGO, mạng xã hội chuyên ngành, các sự kiện tuyển dụng, hoặc thông qua mạng lưới quan hệ cá nhân,...

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: