Project Executive là thuật ngữ chỉ những chuyên viên điều phối dự án của doanh nghiệp nói chung. Trên thực tế, Project Executive được đánh giá là vị trí vừa nhiều cơ hội lại không kém phần thách thức. Vậy có điều gì đặc biệt xoay quanh vị trí Project Executive không? Hãy khám phá ngay cùng chúng tôi trong bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Project Executive là gì?
Project Executive là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong các doanh nghiệp, tập đoàn với quy mô từ nhỏ, vừa đến lớn. Đây là từ ghép trong Tiếng Anh được tạo thành từ hai từ là Project( Dự án) và Executive (Chuyên viên/Chuyên gia) nên hiểu theo nghĩa cơ bản nhất, Project Executive chỉ những người thực hiện việc quản lý và điều phối dự án trong doanh nghiệp nói chung. Xét về trình độ học vấn và mức độ kinh nghiệm, Project Executive ở mức thành thạo, tức là mức chuyên gia. Nói dễ hiểu hơn, Project Executive có nhiều kinh nghiệm hơn so với những sinh viên thực tập mới ra trường nhưng lại kém một chút so với Project Manager.
Mô tả công việc của Project Executive
Là một vị trí quan trọng trong hầu hết các doanh nghiệp, Project Executive được ví như “đầu tàu” khi phụ trách mọi khâu từ tiếp nhận đến khi dự án được hoàn thành. Bên cạnh đó, Project Executive cũng phải kiêm nhiệm thêm những công việc liên quan trong quá trình triển khai dự án cho đến khi hoàn thành. Cụ thể như sau:
- Tiếp nhận dự án từ khách hàng theo chỉ đạo từ cấp trên.
- Nghiên cứu trạng thái thực tế của dự án để vạch ra những ưu thế, trở ngại trước khi tiến hành trên thực tế.
- Lên lịch trình cụ thể, chi tiết để triển khai dự án hiệu quả nhất.
- Liên tục theo dõi sát sao tiến độ của dự án và đặc biệt lưu ý đến những trở ngại, rủi ro vạch ra ban đầu.
- Lập dự toán ngân sách và tính toán những khoản chi phí phát sinh, chi phí có thể tối ưu để lợi nhuận ở mức cao nhất có thể.
- Làm việc với đội nhóm để phân công công việc, nhiệm vụ chi tiết.
- Thiết lập yêu cầu và kỷ luật của đội nhóm để dự án diễn ra suôn sẻ nhất.
- Dự trù các phương án thay thế trong trường hợp thiếu hụt ngân sách và nhân sự phụ trách.
- Giải quyết các tình huống, sự cố phát sinh trong quá trình triển khai dự án trên thực tế hoặc ngay cả khi hoàn thành.
- Quyết định triển khai, dừng, tạm hoãn hay hủy dự án trong quá trình triển khai trên thực tế.
👉 Xem thêm: Project manager: 7 quy tắc để quản lý dự án hiệu quả
Những kỹ năng cần có của Project Executive
Nhắc đến Project Executive, bên cạnh trình độ, người ta sẽ nghĩ ngay đến một vị trí nhân sự đa nhiệm và nhanh nhạy. Trên thực tế, đây đều là những kỹ năng cần thiết của một Project Executive nhưng lại chưa thực sự đầy đủ. Nói như vậy bởi Project Executive còn cần vô cùng nhiều những kỹ năng quan trọng như:
- Am hiểu về quy trình hoạt động và triển khai dự án của doanh nghiệp.
- Khả năng đàm phán, thuyết phục, trình bày vấn đề với khách hàng sao cho vừa đảm bảo quyền lợi của cả hai bên.
- Khả năng tính toán và nhìn nhận vấn đề.
- Hiểu và đánh giá chính xác năng lực nhân sự trong đội nhóm.
- Biết phân bổ nguồn ngân sách nhằm tăng tối đa lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Có khả năng lập nhiều phương án khác nhau nhằm đảm bảo thay thế ngay khi xảy ra vấn đề.
- Trung thực, cẩn thận và luôn hết mình vì dự án.
👉 Xem thêm: Supervisor là gì? Yêu cầu công việc supervisor?
Cơ hội và thách thức của nghề Project Executive
Cơ hội và thách thức là hai tính từ thường được sử dụng khi mô tả công việc mà một Project Executive phải đảm nhận trên thực tế. Để hiểu rõ hơn về những gì họ phải trải qua trên thực tế, chúng ta có thể đi sâu hơn về thách thức và cơ hội của nghề Project Executive như sau:
Cơ hội
Cơ hội của Project Executive có thể có được trong công việc bao gồm:
- Được tiếp xúc, học hỏi kinh nghiệm từ nhiều khách hàng, chuyên gia,… trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Được rèn rũa bản lĩnh và sự tự tin trong công việc.
- Được phát triển kỹ năng xử lý tình huống, đánh giá vấn đề, giải quyết sự cố,…
- Có nhiều cơ hội thăng tiến và phát triển trong công việc.
Thách thức
Bên cạnh những cơ hội tuyệt vời kể trên, Project Executive cũng phải đối mặt với những thách thức như:
- Áp lực công việc nặng nề trong thời gian chạy dự án.
- Khó khăn trong thuyết phục các khách hàng khó tính.
- Phải cân đối ngân sách sao cho không được thất thoát của công ty nhưng đồng thời không tổn hại đến khách hàng.
- Luôn ở trạng thái “chuẩn bị” với hàng ngàn sự cố không lường trước có thể xảy ra trong quá trình triển khai hoặc thậm chí là hoàn thành dự án.
Mức lương của Project Executive
Mức lương của Project Executive trên thực tế thường giao động từ 7 – 15 triệu đồng/ tháng. Trong đó, khoảng lương phổ biến nhất giao động từ 11-14 triệu đồng. Mức này có thể thay đổi tùy thuộc vào quy mô, mức độ hoạt động cũng như vị trí địa lý của doanh nghiệp.
👉 Xem thêm: Senior là gì? Làm sao để Senior nâng cao trình độ chuyên môn?
Bài viết cung cấp thông tin giúp bạn có thể phần nào giải đáp thắc mắc: “Project Executive là gì?” để dễ dàng hơn trong việc định hướng sự nghiệp sau này. Đừng quên theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ cơ hội việc làm Project Executive với mức thu nhập hấp dẫn nhé.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)