Phòng Marketing gồm những bộ phận nào? Nhiệm vụ, chức năng ra sao?

4.6/5 - (5 votes)

Phòng Marketing đóng vai trò rất quan trọng đối với các doanh nghiệp hiện nay. Vậy hiểu chính xác phòng Marketing là gì? Phòng này có những bộ phận nào và chức năng, nhiệm vụ ra sao? Cùng theo chân JobsGO tìm hiểu bạn nhé.

1. Phòng Marketing là gì?

Trước khi tìm hiểu phòng Marketing là gì thì các bạn sẽ cần nắm rõ Marketing là gì?

Marketing là một hệ thống tổng thể các hoạt động của một tổ chức, được thiết kế nhằm hoạch định, định giá, xúc tiến và phân phối sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu thị trường, đạt được mục tiêu của tổ chức.

Hoạt động Marketing thực chất là một quá trình quản lý mang tính xã hội cao. Nó gồm việc lên ý tưởng, sản xuất hàng hóa, dịch vụ và tiếp thị sản phẩm, dịch vụ trên thị trường. Mục đích cuối cùng của Marketing là giúp cho các đơn vị, tổ chức đạt được hiệu quả tiêu thụ tốt nhất.

Phòng Marketing là gì?

Theo đó, phòng Marketing là một bộ phận trong công ty, chịu trách nhiệm về hoạt động tiếp thị. Họ chính là cầu nối giữa công ty với thị trường bên ngoài, giữa sản phẩm với người tiêu dùng, làm sao để giúp doanh nghiệp quảng bá, bán được nhiều sản phẩm, dịch vụ nhất.

2. Phòng Marketing gồm những bộ phận nào?

Tùy vào từng doanh nghiệp mà phòng Marketing sẽ có những bộ phận khác nhau. Dưới đây là thông tin về bộ phận thuộc phòng Marketing của 3 loại hình doanh nghiệp phổ biến.

2.1 Doanh nghiệp Client

Tại các doanh nghiệp lớn, phòng Marketing thường được chia thành 2 bộ phận chính bao gồm: Brand team và Marketing Service.

2.1.1 Brand Team

Bộ phận đầu tiên của phòng Marketing của doanh nghiệp Client là Brand Team. Bộ phận này có nhiệm vụ xây dựng hình ảnh thương hiệu cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Ở những công ty, tập đoàn lớn, họ không chỉ có 1 brand, 1 dòng sản phẩm mà kinh doanh cùng lúc nhiều thương hiệu khác nhau. Ví dụ như: Unilever (Omo, Lux, Dove, Hazeline, Ponds, Sunlight…), VinGroup (VinMart, VinPearl, Vinfast, VinMec…)… Mỗi thương hiệu nhỏ này sẽ do 1 brand team phụ trách quản lý.

Đối với nhân viên mới, bạn sẽ bắt đầu làm việc từ các vị trí sơ khai đó là: Intern, Marketing Executive, sau đó chuyển lên Assistant Brand Manager (ABM). Sau 1 vài năm kinh nghiệm với kết quả tốt, bạn sẽ có cơ hội thăng chức lên thành thêm một Brand Manager (BM) hay Senior Manager và vị trí cao nhất trong Brand team là Marketing Director.

2.1.2 Marketing Service

Marketing Service bao gồm các bộ phận như: Research, Media, Digital, E-commerce, Event/OOH… hoạt động với vai trò hỗ trợ cho Brand team. Các bộ phận này không nhất phải có đầy đủ, điều này sẽ tùy thuộc vào quy mô của công ty, doanh nghiệp. Trong Marketing service cũng có các vị trí cơ bản như: Manager, Assistant Manager và Executive/Intern.

2.2 Doanh nghiệp Agency

Bộ phận Marketing của các công ty Agency thường được phân thành 3 bộ phận chính, bao gồm: Account, Creative và Planning. Cụ thể:

2.2.1 Account

Các nhân viên làm việc trong Account Planning hay Strategic Planning có trách nhiệm tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, của Client. Từ đó, phân tích và đưa ra ý tưởng, phương hướng truyền thông để PR hiệu quả nhất, định hướng cho bộ phận sáng tạo Creative.

Xem thêm: Agency là gì?

2.2.2 Creative

Bộ phận sáng tạo chịu trách nhiệm lên ý tưởng và thực hiện thành hình ảnh, phim, content sử dụng trong chiến dịch Marketing. Creative gồm 2 mảng chính: Mảng nội dung chữ – Copywriting và mảng hình ảnh – Design.

  • Mảng nội dung: Nhân viên Copywriting có nhiệm vụ xây dựng nội dung trên trang web, các trang mạng xã hội, tờ rơi, áp phích… quảng cáo sao cho phù hợp và làm nổi bật được sản phẩm, dự án được giao.
  • Mảng hình ảnh: Đi kèm với nội dung hấp dẫn là những hình ảnh ấn tượng, có thể thể hiện được thông điệp của thương hiệu. Hình ảnh và nội dung cần phải phối hợp với nhau để giúp hiệu quả truyền thông đạt mức tối đa. Vì thế, 2 team Copywriting và Design được xếp chung vào bộ phận Creative để hỗ trợ cho nhau hoàn thành công việc.
Phòng Marketing gồm những bộ phận nào?

2.2.3 Planning

Đây là bộ phận phụ trách lập kế hoạch và quản lý toàn bộ Marketing Agency. Nhiệm vụ của bộ phận Planning là:

  • Lập kế hoạch và chiến lược hoạt động.
  • Quản lý ngân sách: Chi tiêu, chi phí Marketing.
  • Phân chia công việc và đề ra chỉ tiêu cho nhân viên.
  • Giám sát, tổng hợp ưu nhược điểm và đưa ra phương hướng giải quyết hoặc hướng đi mới hiệu quả hơn.

2.3 Doanh nghiệp SME

Với doanh nghiệp SME thì do quy mô nhỏ nên không phân chia quá rõ ràng từng bộ phận. Điều đó đồng nghĩa nhân viên phòng Marketing sẽ phải kiêm nhiệm khá nhiều công việc khác nhau nhằm mục đích tối ưu chi phí.

Cụ thể, phòng Marketing của doanh nghiệp SME sẽ gồm các bộ phận:

  • Content: chuyên viết bài, thiết kế, chỉnh sửa ảnh, quay dựng.
  • Planning: đưa ra ý tưởng sáng tạo, nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch truyền thông.
  • Kỹ thuật: chạy chiến dịch quảng cáo, tối ưu SEO, quản lý email, SMS,…
  • Booking: chuyên tìm kiếm KOLs, quảng cáo, diễn đàn, báo chí,…

Xem thêm: Học ngành Marketing ra làm gì?

3. Nhiệm vụ, chức năng chung của phòng Marketing

Phòng Marketing trong doanh nghiệp có rất nhiều nhiệm vụ, chức năng khác nhau đó là:

3.1 Xây dựng, phát triển hình ảnh thương hiệu

Đây là hoạt động vô cùng quan trọng của doanh nghiệp, giúp cho họ phát triển, đạt được thành công và tạo vị thế cạnh tranh trên thị trường. Bởi vậy, ngay từ khi bắt đầu hoạt động, doanh nghiệp đã cần xây dựng hình ảnh thương hiệu sao cho nhất quán, xuyên suốt, truyền tải thông điệp ý nghĩa, rõ ràng, thu hút sự quan tâm của khách hàng.

Để làm được điều này, phòng Marketing cần phải:

  • Xây dựng, quản lý hệ thống chăm sóc khách hàng.
  • Thiết lập các chương trình hậu mãi cho khách hàng.
  • Tham gia tài trợ các hoạt động xã hội, quảng bá thương hiệu.
  • Tham gia các chương trình liên quan đến chất lượng sản phẩm.
Nhiệm vụ, chức năng chung của phòng Marketing

3.2 Nghiên cứu, mở rộng thị trường

Muốn phát triển, doanh nghiệp sẽ cần phải mở rộng sản phẩm, thị trường mục tiêu. Các hoạt động doanh nghiệp cần thực hiện là thu thập tất cả những thông tin liên quan, xác định phạm vi, phân khúc thị trường, tìm ra hướng tiêu thụ sản phẩm để phát triển cho hiệu quả.

Theo đó, phòng Marketing sẽ có nhiệm vụ sau:

  • Xây dựng hệ thống thu thập, tổng hợp thông tin về giá cả, đối thủ cạnh tranh, sản phẩm.
  • Phân tích, đánh giá thông tin để đưa ra quyết định cải tiến phù hợp.
  • Đề xuất ý tưởng mới cho sản phẩm.
  • Xây dựng chiến lược mở rộng thị trường.

3.3 Xây dựng, triển khai các chiến lược Marketing

Chiến lược Marketing có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu chiến lược tốt sẽ đưa doanh nghiệp đi lên, ngược lại chiến lược không tốt sẽ khiến doanh nghiệp tốn kém chi phí mà không đạt được giá trị gì.

Nhiệm vụ của phòng Marketing chính là nghiên cứu, xây dựng chiến lược sao cho phù hợp, đảm bảo hiệu quả tốt. Cụ thể, các công việc phòng này cần làm là:

  • Xây dựng chiến lược Marketing độc đáo, sáng tạo.
  • Triển khai chiến lược.
  • Theo dõi, giám sát quá trình thực hiện.
  • Điều chỉnh chiến lược khi cần thiết.
  • Đánh giá, báo cáo kết quả chiến lược.

Bên cạnh đó, với sự phát triển của công nghệ, một khía cạnh mới trong lĩnh vực này hiểu và áp dụng AI marketing là gì, điều này giúp tối ưu hóa quy trình và nâng cao hiệu quả trong việc tiếp cận khách hàng.

Xem thêm: Tuyển dụng Nhân viên Marketing với nhiều đãi ngộ hấp dẫn.

3.4 Tham mưu cho Ban Giám đốc về chiến lược Marketing

Phòng Marketing cũng có nhiệm vụ tham mưu các kế hoạch, chiến lược liên quan đến xây dựng hình ảnh, phát triển thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ,… cho Ban Giám đốc. Hoạt động này sẽ giúp doanh nghiệp có những ý tưởng hay, mới lạ và đảm bảo tính hiệu quả cao hơn.

3.5 Thiết lập quan hệ với truyền thông

Để hình ảnh doanh nghiệp được đến với khách hàng được đẹp, tốt nhất, phòng Marketing sẽ cần phải xây dựng, thiết lập các mối quan hệ với giới truyền thông, báo chí. Đây đều là những đối tác quan trọng, giúp doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển thương hiệu.

Cụ thể, họ sẽ giúp đưa thông tin PR cho sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp đến với công chúng, khách hàng mục tiêu một cách nhanh chóng, uy tín nhất. Vì người tiêu dùng có xu hướng tin vào tin tức trên báo chí.

>>>Có thể bạn đang tìm hiểu: Key Metrics là gì trong marketing?

3.6 Quản lý nhân viên thuộc quyền hạn

Ngoài những chức năng, nhiệm vụ trên, phòng Marketing cũng sẽ thực hiện các hoạt động điều hành công việc của nhân viên trong bộ phận, thuộc quyền hạn của mình. Những nhiệm vụ đó gồm:

  • Lên kế hoạch, phân công công việc cho nhân viên.
  • Kiểm tra, giám sát tiến trình thực hiện công việc.
  • Đánh giá, đưa ra các đề xuất khen thưởng, kỷ luật, tăng lương, thăng chức.
  • Điều động, thuyên chuyển nhân sự trong bộ phận.

Xem thêm: 5 Tips viết CV xin việc làm ngành Marketing

4. Phân biệt phòng Marketing và phòng kinh doanh

Phân biệt phòng Marketing và phòng kinh doanh

Hiện nay, nhiều người nhầm lẫn giữa phòng Marketing và phòng kinh doanh. Bởi vai trò của 2 phòng này là đều kết nối sản phẩm với khách hàng. Thế nhưng, bạn cần hiểu rõ sự khác biệt giữa 2 phòng như sau:

Phòng Marketing Phòng kinh doanh
Không gặp trực tiếp khách hàng mà chỉ thông qua phương tiện online, offline để truyền tải sản phẩm, dịch vụ. Tiếp cận, gặp gỡ trực tiếp với khách hàng, trao đổi, tư vấn và chăm sóc khách hàng.
Chuyên “hút”: hút khách hàng đến với doanh nghiệp. Chuyên “đẩy”: tạo lực đẩy hợp lý để bán được sản phẩm.
Marketing thiên về logic, sáng tạo. Kinh doanh thiên về giao tiếp, thuyết phục.

2 phòng Marketing và kinh doanh dù khác nhau nhưng lại luôn song song đồng hành, hợp tác, hỗ trợ nhau để đạt được mục tiêu bán hàng cho doanh nghiệp.

Xem thêm: Business Development là gì?

Như vậy, chúng ta đã cùng tìm hiểu phòng Marketing gồm những bộ phận nào cũng như nhiệm vụ, chức năng của phòng. Nếu bạn đang muốn ứng tuyển việc làm Marketing, hãy truy cập vào website jobsgo.vn để nắm bắt cơ hội việc làm tốt nhất nhé.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: