Là một người lãnh đạo chỉ giỏi thôi là chưa đủ . Nói như vậy bởi số lượng những người giỏi là vô cùng nhiều, nhưng số hội tụ đầy đủ những phẩm chất của người lãnh đạo lại rất hiếm. Vậy những phẩm chất của người lãnh đạo nào là quan trọng và cần thiết, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời.
Mục lục
Nhạy bén
Có thể nói, nhạy bén là một trong những kỹ năng cần thiết và quan trọng bậc nhất đối với một người lãnh đạo trong thời đại công nghiệp 4.0. Trong đó, nhạy bén ở đây không đơn thuần chỉ là việc nhanh nhạy trong công việc, trong kinh doanh hay thường thường nói chung. Theo đó, một lãnh đạo cũng cần nhạy bén trong cả trong các xu hướng phát triển của xã hội và đặc biệt là tâm tư, nguyện vọng cũng như khả năng, sự nỗ lực,… của nhân viên. Đây cũng là một đặc điểm xuất hiện trong nhóm tính cách mbti entj.
Thích nghi
Trong một môi trường làm việc, chắc chắn sẽ có những điều làm ta không hài lòng. Trên thực tế, thay đổi những điều này không phải điều quá khó. Tuy nhiên, để khai thác được những mặt hạn chế, phát huy những điểm mạnh và thích nghi với chúng lại là điều không nhiều người làm được. Do vậy, thích nghi tốt cũng là một trong những phẩm chất cần có của người lãnh đạo.
👉 Xem thêm: Leader là gì? Các yếu tố một Leader cần có
Ngoại giao
Giỏi chuyên môn là một chuyện nhưng bạn có thể hiện được điều đó ra bên ngoài hay không lại là chuyện khác. Đối với lãnh đạo, khả năng ngoại giao tốt sẽ càng quan trọng bởi nó có thể giúp bạn dễ dàng có được thiện cảm, lòng tin và sự tín nhiệm của nhân viên, đối tác, khách hàng,…
Thuyết phục
Thuyết phục là phẩm chất mà bất kỳ người lãnh đạo nào cũng cần có. Nói như vậy bởi trong công việc, lãnh đạo không thể ép buộc nhân viên làm theo ý mình bất chấp đúng sai. Ngược lại, điều quan trọng nhất là làm cho họ hiểu những điều mình đang nói, tin tưởng và sẵn sàng làm để hiện thực hóa những ý tưởng đó.
Lắng nghe
Lắng nghe là không chỉ là phẩm chất của người lãnh đạo chân chính mà còn là yếu tố giúp ta phân biệt được đâu là lãnh đạo còn đâu chỉ đơn thuần là một chỉ huy. Cụ thể, một lãnh đạo giỏi không chỉ cần khả năng nói mà còn cần biết lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân viên. Đơn giản bởi đó là công việc chung, mỗi người sẽ có chuyên môn riêng và nhiệm vụ của lãnh đạo là gắn kết những thành viên trong đội, nhóm,… để hoàn thành tốt.
Quyết đoán
Trong công việc, lắng nghe là phẩm chất quan trọng của lãnh đạo. Bên cạnh đó, một lãnh đạo tài ba cũng cần cả sự quyết đoán để đưa ra phương hướng giải quyết tốt nhất để tránh trường hợp bị “ngập chìm” trong hàng ngàn ý kiến khác nhau.
Công bằng
Công bằng không chỉ là một phẩm chất cần có của một lãnh đạo mà còn là điều mọi nhân viên mong muốn ở cấp trên của mình. Theo đó, để đội nhóm hoạt động tốt, sự công bằng là không thể thiếu. Công bằng giữa khả năng, khối lượng công việc, thưởng phạt phân minh,… sẽ giúp nhân viên đồng lòng, tránh được sự đố kỵ và ganh ghét trong công việc.
👉 Xem thêm: Phân biệt lãnh đạo và quản lý – tưởng không khác mà khác không tưởng
Biết xây dựng và gắn kết tập thể
Doanh nghiệp, công ty là môi trường làm việc tập thể. Do đó, những tranh chấp, mâu thuẫn,… là điều không thể tránh khỏi. Và trong những trường hợp như vậy, khả năng xây dựng, hòa giải và gắn kết tập thể của lãnh đạo sẽ là yếu tố then chốt để tạo dựng một tập thể đoàn kết vững mạnh cũng như không để ai bị bỏ lại phía sau.
Chăm chỉ học hỏi
Chăm chỉ học hỏi những điều mới mẻ là phẩm chất quý giá và cần thiết với tất cả chúng ta. Học hỏi để hòa nhập với thế giới và không bị bỏ lại phía sau. Và một lãnh đạo giỏi càng cần phẩm chất này hơn. Việc này không đơn giản chỉ là để phát triển công việc mà còn để truyền động lực cho nhân viên cấp dưới của mình.
Quan tâm
Những quan tâm thường ngày, những chăm chút đến đời sống của nhân viên cũng là động lực lớn để họ nỗ lực và phấn đấu hết mình vì công việc. Không cần quá lớn lao, chỉ cần đúng thời điểm, bằng cách này hay cách khác, bạn và đồng nghiệp luôn sẵn sàng ở bên họ là đủ.
Khiêm tốn
Luôn khiêm tốn và không đề cao bản thân tưởng chừng là những điều đơn giản nhưng không nhiều lãnh đạo làm được. Và nếu bạn làm được những điều tưởng chừng nhỏ bé này, bạn thực sự là hình mẫu lãnh đạo trong mơ của bất kỳ nhân viên nào.
Có tinh thần trách nhiệm
Ai trong chúng ta cũng sợ những sai lầm và hậu quả những sai lầm đó gây ra. Theo đó, một vị lãnh đạo tốt sẽ phải là người tiên phong, có tinh thần trách nhiệm với mọi việc làm của mình mới có thể đẩy lùi tình trạng “giấu sai”, đùn đẩy trách nhiệm,… trong công ty.
👉 Xem thêm: Lãnh đạo có tâm, nhân viên ắt có tầm – Hiểu điều này thế nào?
Tin tưởng nhân viên
Sự cẩn trọng trong công việc là điều quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, nó chỉ nên dừng lại ở mức độ vừa phải. Hãy trao cho nhân viên của bạn cả sự tin tưởng để họ có thể bứt phá, phá bỏ giới hạn cũng như phấn đấu hết mình vì công việc.
>>>Xem thêm: chiến lược phát triển thị trường của các doanh nghiệp hàng đầu
Hy vọng những thông tin chia sẻ của JobsGO về phẩm chất của người lãnh đạo trong bài viết có thể hữu ích với bạn. Đừng quên chia sẻ nếu thấy bài viết hay và bổ ích nhé.
(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)