Chiến lược phát triển thị trường của các doanh nghiệp hàng đầu

Đánh giá post

Hầu hết các doanh nghiệp muốn phát triển vững mạnh thì đều phải đưa ra những chiến lược phát triển thị trường hiệu quả. Vậy bạn đã biết chiến lược này là gì chưa? Giải pháp của chiến lược như thế nào? Hãy cùng JobsGO giải đáp ngay ở nội dung bài viết sau nhé.

Chiến lược phát triển thị trường là gì?

Chiến lược phát triển thị trường là gì?
Chiến lược phát triển thị trường là gì?

Chiến lượng phát triển thị trường không còn xa lạ với các doanh nghiệp hiện nay nữa. Trong tiếng Anh nó còn được biết đến là Market development strategy. Nó chính là cách thức dùng để tăng trưởng bằng việc đưa ra sản phẩm, dịch vụ vào thị trường mới.

Hay hiểu một cách đơn giản hơn thì chiến lược phát triển thị trường là nhiều hoạt động nhằm đưa ra sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang có vào thị trường tiêu thụ mới.

Đặc trưng của chiến lược phát triển thị trường

Để xây dựng và vận dụng các chiến lược hiệu quả thì bạn cần phải biết nó có đặc trưng nào? Đối với chiến lược phát triển này thì có 2 đặc trưng như sau:

  • Nó được sử dụng một khi doanh nghiệp có đầy đủ nguồn lực mở rộng sản xuất, có hệ thống phân phối, hoạt động marketing hiệu quả.
  • Chiến lược này có hiệu quả khi thị trường mới mà doanh nghiệp đang hướng đến chưa bị bão hòa sản phẩm đó.

👉 Xem thêm: Nghiên cứu thị trường là gì? Tổng quan về nghiên cứu thị trường

Giải pháp của chiến lược phát triển thị trường

Giải pháp của chiến lược
Giải pháp của chiến lược phát triển thị trường

Chính sách về sản phẩm

Trên thực tế thì chính sách về sản phẩm luôn có một vai trò cực kỳ quan trọng. Nó chính là nền tảng cơ bản của chiến lược. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, đã có nhiều sản phẩm mới được ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Nếu thị trường trước đây tập trung vào cạnh tranh giá cả thì thị trường bây giờ đã hướng đến chất lượng sản phẩm. Chính vì thế mà yếu tố quyết định đến thành công của một chiến lược là sản phẩm.

Chính sách về giá cả

Có thể bạn chưa biết, giá cả là một trong nhiều công cụ tốt để củng cố tiềm lực tài chính, thu lại lợi nhuận siêu khủng. Một doanh nghiệp muốn phát triển sản phẩm mới nào cũng sẽ nghiên cứu và đưa ra chính sách giá cả hợp lý, phù hợp với tiêu chí của khách hàng. Chính sách giá sẽ bao gồm 2 mục tiêu đó là:

  • Cần tăng khối lượng bán của sản phẩm.
  • Cần bảo đảm ổn định cho xưởng sản xuất, tránh được phản ứng không có lợi từ đối thủ.

Chính sách phân phối sản phẩm

Chính sách phân phối là cách thức mà doanh nghiệp đưa sản phẩm vào thị trường mục tiêu. Khi có một chính sách phân phối hợp lý sẽ tăng khả năng an toàn, liên kết trong hoạt động kinh doanh. Đặc biệt nó còn làm giảm sự cạnh tranh, quá trình lưu thông hàng cũng được đẩy nhanh.

Khi doanh nghiệp lên chính sách phân phối sản phẩm có thể dùng kênh phân phối trực tiếp hoặc gián tiếp từ người tiêu thụ trung gian là các đại lý.

👉 Xem thêm: Chiến lược kinh doanh là gì? Bí quyết giúp doanh nghiệp phát triển

Chính sách phân phối sản phẩm
Chính sách phân phối sản phẩm

Ví dụ về chiến lược phát triển thị trường của một số doanh nghiệp

  •  Chiến lược phát triển của Honda: Vào năm 2002 Honda tung ra thị trường xe Wave Alpha với mức giá vô cùng rẻ (10.990.000đ/chiếc). Đây là xe được thiết kế phù hợp với nhu cầu cơ bản của người dùng, đặc biệt nó cũng phù hợp với sức mua trên thị trường Việt Nam. Honda hy vọng sẽ trong năm 2002 bán được khoảng 350 nghìn chiếc, gấp đôi so với năm 2001. Có thể nói, tại thời điểm đó chưa có một chiếc xe nào lại rẻ đến vậy, đây cũng là một bước đột phá của Honda để mở rộng thị trường.
  •  Chiến lược của Coca-cola: Chiến lược của Coca-cola lại có phần khác so với những doanh nghiệp khác. Coca-cola luôn tập trung vào thị trường chủ chốt nhất chứ không dàn trải đầu tư vào các thị trường khác để rồi thu về con số 0. Doanh nghiệp này luôn kiên định với thị trường truyền thống. Bởi vì theo họ, cần phải có chỗ đứng vững chắc ở thị trường truyền thống rộng lớn đã. Tiếp theo sẽ mở rộng thị trường nhỏ hơn cũng chưa phải là muộn.
  •  Chiến lược của Vinamilk: Doanh nghiệp này luôn dành sự ưu tiên của mình để khai thác thị trường nội địa cùng những tiềm năng phát triển lớn. Tiếp theo mới mở rộng thâm nhập, phủ rộng ở khu vực nông thôn với sản phẩm phổ thông, bình dân.
  •  Chiến lược của Adidas: Hãng giày này luôn tập trung vào giá cả trong chiến lược của mình. Họ nhắm đến khách hàng mục tiêu chính là tầng lớp cao cấp, thượng lưu. Họ không sử dụng giá thâm nhập, bởi điều này làm ảnh hưởng lớn đến vốn chủ sở hữu của thương hiệu. Đây chính là lý do khiến cho Adidas ít khi giảm giá giày.

👉 Xem thêm: Mô tả công việc Trưởng phòng phát triển thị trường

Ví dụ về chiến lược phát triển thị trường của một số doanh nghiệp
Ví dụ về chiến lược phát triển thị trường của một số doanh nghiệp

Như vậy, bài viết trên đây bạn đã cùng JobsGO tìm hiểu xong về chiến lược phát triển doanh nghiệp. Rất mong rằng với những chia sẻ này sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong việc lên kế hoạch, chiến lược phát triển đúng đắn, phù hợp và thông minh cho doanh nghiệp của mình.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: