Ôm đồm là gì? Dấu hiệu và cách khắc phục tính ôm đồm công việc

4.5/5 - (22 votes)

Say mê công việc là một phẩm chất tốt, nhưng ôm đồm công việc lại có thể bị xem như một thói quen nguy hiểm. Vậy đâu là cách để nhận ra và khắc phục nó. Bài viết này hãy cùng JobsGO tìm hiểu ôm đồm là gì và cách giải quyết thói quen này nhé!

Thế nào là người ôm đồm công việc?

ôm đồm là gì
ôm đồm là gì?

Ôm đồm là gì? Theo hiệp hội tâm lý Mỹ, người ôm đồm quá nhiều việc là người đang mắc hiện tượng đa chức năng (làm việc đa nhiệm). Đây là triệu chứng khiến bạn cảm thấy nếu mình làm nhiều việc với tần suất cao sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian để hoàn thành công việc tốt. Tuy nhiên, kết quả thường ngược lại. Người ôm đồm nhiều việc sẽ dễ bị phân tâm bởi nhiều nguồn thông tin khác nhau. Do đó, bạn sẽ không tránh khỏi trạng thái mất tập trung và xử lý công việc kém hiệu quả.

Dấu hiệu của người ôm đồm công việc

Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp đối với những người ôm đồm trong công việc bạn nên biết.

Cố gắng làm tất cả mọi thứ

Dấu hiệu đầu tiên của ôm đồm công việc là bạn luôn muốn tự giải quyết tất cả mọi công việc. Bạn có thể nhận làm cả những nhiệm vụ của người khác hay thậm chí còn làm cả những công việc không cần thiết.

Việc tự làm tất cả mọi thứ là điều không dễ dàng. Nó không chỉ khiến bạn tốn nhiều thời gian mà đây còn là nguyên nhân khiến dẫn đến chậm trễ deadline.

Vậy nên, bạn nên học cách chia sẻ công việc cho người khác có như vậy mới mang lại hiệu quả cao. Nhận ra điều này càng sớm, công việc của bạn cũng sẽ dễ dàng hơn.

👉 Xem thêm: Khung giờ vàng để làm việc hiệu quả

Sẵn sàng nói “có” với tất cả mọi thứ

ôm đồm
Ôm đồm là gì?Sẵn sàng nói “có” với tất cả mọi thứ

Từ chối hẳn là điều khó khăn với những người ôm đồm công việc. Bạn dễ dàng chấp nhận tất cả yêu cầu từ người khác với mình vì nghĩ rằng mình có thể làm mọi thứ. Đôi khi là vì cả nể hay không muốn làm ai đó thất vọng.

Lời khuyên ở đây là, khi được ai đó nhờ vả, bạn cần bình tĩnh và tỉnh táo. Đừng nói “có” khi chưa cân đo đong đếm khả năng của bản thân đến đâu. Bạn sẽ ôm đồm công việc mà không thể giải quyết hết. Thay vì lo lắng thái độ người khác, hãy học cách từ chối. Đặc biệt là những yêu cầu không mang lại lợi ích cho bản thân và công ty. Ban đầu có thể không thoải mái hay lúng túng. Nhưng sau một vài lần, bạn sẽ thấy dễ dàng hơn.

Quá cầu toàn trong công việc

Trong công việc, nhiều người luôn cố làm mọi thứ trở nên thật hoàn hảo. Bên cạnh đó, bạn luôn không hài lòng với những thứ mình làm. Hoặc kết quả làm việc của người khác là chưa đủ tốt.

Việc cố gắng làm tốt công việc là điều nên làm. Nhưng nếu để ý quá vào chi tiết, làm đi làm lại vẫn chưa ưng ý sẽ khiến bạn ôm đồm công việc. Chưa chắc sản phẩm bạn làm ra tốt thế nào. Nhưng hẳn là công việc có thể bị chậm lại và không hoàn thành đúng kế hoạch. Trên thực tế, hoàn hảo là thứ rất khó để hình dung. Nếu cứ ngồi chờ, chắc chắn bạn sẽ bỏ lỡ những cơ hội tốt.

Bị ảnh hưởng bởi quá nhiều thứ

Việc quan tâm quá nhiều thứ cũng khiến bạn lâm vào ôm đồm công việc. Hàng ngày có rất nhiều thứ ngoài công việc khiến bạn bị phân tâm. Đó có thể là mạng xã hội, các việc cá nhân, thậm chí là check thông báo, email… Bên cạnh đó, phải phân chia thời gian cho nhiều việc khiến công việc bị kéo dài và không đạt hiệu quả.

Thực tế là không ai có thể làm phiền đến bạn nếu bạn không cho phép. Bạn cần tập trung tuyệt đối cho công việc và ngăn bản thân trước những việc tốn thời gian mà không đem lại lợi ích. Hãy đặt việc hoàn thành công việc chính lên trên tất cả. Và chỉ làm những việc khác khi đã làm xong nó đúng thời hạn.

Một thứ đặc biệt nên tránh chính là điện thoại. Chỉ nên nhận những cuộc gọi quan trọng và cần thiết. Thậm chí bạn có thể điều chỉnh điện thoại sang chế độ máy bay. Vì đôi khi bạn vẫn có thể nhìn thấy tin nhắn ở chế độ im lặng. Và lại mất một khoảng thời gian cho những tin nhắn này.

Không thể cân bằng chính mình

ôm đồm nghĩa là gì
Không thể cân bằng chính mình

Việc khiến bạn trở thành người ôm việc còn vì bạn không thể cân bằng cuộc sống và cảm xúc. Bạn không thể phân chia thời gian hợp lý cho các công việc trong ngày. Điều này khiến bạn chơi vơi và stress với công việc mà mình đang làm và lâm vào tình trạng lúc nào cũng ngập trong đống công việc. Sau tất cả, bạn có thể chán nản với công việc mà mình yêu thích.

Nếu có những dấu hiệu trên thì bạn là người ôm đồm công việc. Bạn luôn có xu hướng nghĩ nhiều và muốn rất nhiều. Tuy nhiên, điều này có thể khiến bạn thụt lùi trong công việc. Do đó, hãy tự cân bằng công việc của chính mình. Nhớ rằng bên cạnh luôn có những đồng đội là người sẻ chia công việc với bạn.

Cách để khắc phục tính ôm đồm công việc

Vậy, một khi đã nhận ra bản thân đang rơi vào tình trạng ôm đồm công việc, Cách để bạn có thể vượt qua trạng thái ôm đồm là gì? Hãy cùng JobsGO điểm qua 3 cách để cải thiện tình hình này bạn nhé:

Sắp xếp công việc 

ôm đồm công việc
Sắp xếp công việc

Quá tải thường đến khi bạn ôm đồm quá nhiều công việc khác nhau. Do đó, hãy luôn luôn là một người làm việc thông minh,luôn nắm rõ lượng nhiệm vụ mà mình phải hoàn thành, cũng như mức độ quan trọng của từng đầu việc. Kỹ năng sắp xếp, quản lý công việc chính là yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa mọi người với nhau. Nếu bạn biết cách quản lý công việc, sắp xếp công việc một cách khoa học thì mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn.

Một tips bạn có thể cân nhắc đó là sử dụng phần mềm quản lý công việc như Google Calendar, Notion,… để kiểm soát được quỹ thời gian của mình hiệu quả hơn.

Biết cách từ chối người khác

ôm đồm nhiều việc
Học cách từ chối người khác

Trong cuộc sống, chúng ta có thể khó từ chối bởi sợ người khác có nhận xét xấu về mình, sợ mất lòng người đối diện,… Do vậy, thay vì từ chối thì chúng ta lại nhận lời giúp đỡ họ. Hãy giúp đỡ người thực sự cần, chứ đừng vì thói quen cả nể, sĩ diện mà luôn đáp ứng lời nhờ vả của người khác. Bởi việc đó không làm bạn nâng cao hình ảnh trong mắt người khác, mà bạn càng khiến mình trở thành “miếng mồi béo bở” bị người khác lợi dụng.

Từ chối yêu cầu của người khác không phải vì bạn ích kỷ, xấu xa mà đó là cách để bảo vệ chính quyền lợi của bản thân và giúp bạn thoát ra sự mệt mỏi.

Xây dựng kế hoạch làm việc đúng giờ

Dù tự tin bản thân là người có trí nhớ tốt đến thế nào chăng nữa, bạn cũng nên lên kế hoạch làm việc đúng giờ, đây là cách quản lý công việc hàng ngày hiệu quả. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát được công việc của mình theo từng mốc thời gian để dễ quản lý và điều chỉnh hơn. Đừng để đến lúc mọi thứ dồn lại khiến bản thân ôm đồm quá nhiều việc và rơi vào trạng thái mệt mỏi.

Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp các bạn hiểu hơn về ôm đồm là gì cũng như cách giải quyết vấn đề nhức nhối này. Với những lời khuyên trên, JobsGO mong rằng các bạn sẽ biết cách quản lý đầu công việc của mình một cách tốt hơn nhé!

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: