Tìm hiểu về “nhảy việc” nội bộ và những điều bạn cần lưu ý

Đánh giá post

“Nhảy việc” nội bộ là như thế nào? Lý do nào khiến bạn muốn nhảy sang vị trí khác trong công ty? Để quá trình này diễn ra nhanh chóng và dễ dàng, các bạn cần lưu ý như gì? Tất cả sẽ được giải đáp qua chia sẻ bổ ích của JobsGO trong bài viết dưới đây các bạn nhé!

Thế nào là “nhảy việc” nội bộ?

Chắc chắn thuật ngữ nhảy việc đã không còn xa lạ với bất kỳ ai. Nhưng “nhảy việc” nội bộ là như thế nào? Đó là việc các bạn chuyển đổi vị trí công tác hiện tại của mình sang một vị trí khác trong cùng doanh nghiệp, công ty.

Hiểu một cách đơn giản qua ví dụ cụ thể như sau: Bạn làm việc trong bộ phận Marketing của công ty quảng cáo – sự kiện. Sau một thời gian các bạn nhảy việc nội bộ sang bộ phận tổ chức sự kiện. 

Thế nào là “nhảy việc” nội bộ?
Thế nào là “nhảy việc” nội bộ?

Có rất nhiều lý do khác nhau, tiêu biểu nhất phải nhắc đến:

  • Thứ nhất, tại vị trí công việc hiện tại, bạn không có tương lai phát triển, làm mãi nhưng vẫn chưa được thăng tiến nên bạn muốn chuyển qua công việc tại vị trí khác trong công ty.
  • Thứ hai, không còn động lực và nguồn cảm hứng làm việc tại vị trí hiện tại. Bạn muốn “đổi gió” để tìm lại nguồn năng lực làm việc tích cực cho bản thân với doanh nghiệp mà bạn đã gắn bó bấy lâu.
  • Thứ ba, công việc và vị trí hiện tại bạn đảm nhận không phù hợp với thế mạnh của bạn. Bạn muốn nhảy sang vị trí khác để phù hợp với kỹ năng và chuyên môn của mình hơn trong công ty.

Vậy khi nhảy việc trong nội bộ công ty, các bạn cần lưu ý những gì? Đọc ngay phần chia sẻ tiếp theo để nắm và hiểu rõ hơn thông tin nhé!

👉 Xem thêm: Thời điểm nhảy việc: NÊN và KHÔNG NÊN!

Khi nhảy việc nội bộ cần lưu ý những gì?

Khi các bạn “nhảy việc” nội bộ công ty cần lưu ý đến một số vấn đề như sau:

Không “nhảy việc” nội bộ quá đột ngột

Khi nhảy việc trong nội bộ công ty, điều đầu tiên các bạn cần lưu ý đó chính là không tiến hành quá đột ngột. Trước khi bạn vào làm, nhà tuyển dụng đã ngắm bạn và đánh giá năng lực của bạn phù hợp với vị trí mà họ mà họ đang hướng đến trong khoảng thời gian từ 6 tháng cho đến 2, 3 năm. 

Khi nhảy việc nội bộ cần lưu ý những gì?
Khi nhảy việc nội bộ cần lưu ý những gì?

Chính vì vậy, mới vào doanh nghiệp đừng vội nhảy sang vị trí khác. Tốt nhất các bạn cần có sự chuẩn bị để không nhảy việc quá đột ngột. Để làm được điều đó, các bạn phải luôn hành thành tốt nhiệm vụ tại công việc hiện tại trước. Sau đó bạn mới có thể nhảy sang vị trí khác trong công ty để có hướng phát triển dài hạn và gắn bó lâu dài cùng doanh nghiệp.

Tìm cơ hội phù hợp nhất để nhảy việc trong công ty

Mỗi công ty có hướng phát triển nguồn nhân lực khác nhau để đem lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của mình được tốt nhất. Trước khi các bạn nhảy việc sang vị trí khác trong cùng doanh nghiệp, hãy tìm hiểu về tình hình công ty, sau đó tìm hiểu về vị trí công việc bạn muốn nhảy.

Nắm bắt được cơ hội phù hợp nhất để nhảy sang vị trí công việc khác theo sở thích của bạn lúc công ty cần sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Thông qua đó bạn chính là người giúp công ty giải quyết được khó khăn mà họ đang vướng mắc được hiệu quả nhất. Nhờ vậy mà bạn sẽ được đánh giá cao hơn về sự đóng góp cho doanh nghiệp của họ đấy nhé!

👉 Xem thêm: Có nên xin chuyển bộ phận trong cùng một công ty không?

Rút kinh nghiệm từ những người đi trước

Rút kinh nghiệm từ những người đi trước
Rút kinh nghiệm từ những người đi trước

Sự táo bạo đôi khi không phải lúc nào cũng được hưởng ứng trong công ty đâu nhé! Nếu doanh nghiệp đó chưa từng có tiền lệ về nhảy việc nội bộ thì bạn nên xem xét thật kỹ trước khi đề bạt ý kiến với quản lý và sếp của mình. Nhưng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu trong công ty đã có “tiền lệ” này.

Học hỏi kinh nghiệm và rút ý bài học từ những người đi trước sẽ giúp bạn nhảy việc dễ dàng và nhanh chóng hơn. Đồng thời giúp bạn có thể “đối phó” thành công trước những chất vất từ phía sếp để chuyển công tác phù hợp và được đúng với ý nguyện.

Tìm người thế vào vị trí hiện tại của bạn

Khi bạn đưa ra ý kiến muốn chuyển đổi vị trí làm việc trong công ty. Chắc chắn các nhà quản lý sẽ không dễ dàng gì đồng ý bởi họ biết năng lực của bạn đến đâu và có phù hợp với công việc bạn muốn chuyển hay không. 

Để đẩy nhanh quá trình nhảy việc, các bạn nên có kế hoạch để tìm kiếm nguồn nhân lực “lấp chỗ trống” của bạn. Bàn giao công việc lại cho nhân viên mới ngay sau khi bạn được cấp trên chấp thuận việc luân chuyển vị trí công tác của mình.

👉 Xem thêm: Làm nhân viên tại doanh nghiệp lớn hay quản lý tại doanh nghiệp nhỏ?

Tìm người thế vào vị trí hiện tại của bạn
Tìm người thế vào vị trí hiện tại của bạn

Như vậy, bài viết trên không chỉ giúp bạn hiểu được “nhảy việc” nội bộ là gì mà còn cung cấp cho bạn những lưu ý quan trọng. Hy vọng chia sẻ của JobsGO trong bài viết trên sẽ hỗ trợ bạn nhảy việc trong công ty nhanh và dễ dàng hơn nhé!

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: