Nhảy việc như thế nào cho khéo? – Nghệ thuật nhảy việc

Đánh giá post

Có không ít quan điểm trái chiều xung quanh vấn đề nhảy việc của giới trẻ ngày nay. Nhiều người cho rằng lúc trẻ thì nên sẵn sàng thay đổi công việc ngay khi cảm thấy không phù hợp. Tuy nhiên số khác lại nghĩ việc trung thành với một tổ chức là điều cần thiết. Vậy thử đặt lên bàn cân những gì được và mất khi “nhảy việc” để có những quyết định đúng đắn cho mình nhé!

nhảy việc
Nghệ thuật “nhảy việc”: Bạn có biết?

Khi nhảy việc chính là một nghệ thuật

Trước khi nhảy việc, bạn cần quan tâm tới những vấn đề sau để tránh làm mất lòng sếp cũng như đồng nghiệp.

Khi nào nên nhảy việc?

Thời điểm thay đổi công việc việc là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Khoảng thời gian nghỉ việc lý tưởng theo phân tích của các chuyên gia là vào sau Tết nguyên đán bởi người lao động vừa nhận được khoản thưởng Tết hấp dẫn. Đồng thời, một khởi đầu mới với công việc khác cũng đem đến cho người ta hy vọng, sự phấn khởi, vui vẻ và động lực cố gắng hơn.

Bạn đã gắn bó với công ty đủ lâu chưa?

Không phải lúc nào nhảy việc cũng là vì những mâu thuẫn, tiêu cực xảy ra tại môi trường công sở mà đôi khi vì bản thân đã cảm thấy “đủ”. Bạn hãy tự hỏi bản thân rằng: Liệu môi trường này còn có thể mang đến cho bạn cơ hội phát triển và thăng tiến hơn không? Công việc của bạn có đủ mới mẻ và kích thích sự hứng thú của bạn? Hay bạn còn có thể học hỏi thêm kỹ năng gì khi làm việc ở đây?… Bạn hãy cứ trăn trở những vấn đề trên, rồi bạn sẽ biết bản thân có cần khám phá một “vùng đất hứa” mới mẻ và hấp dẫn hơn không.

Lý do để bạn quyết định nhảy việc là gì?

nhay viec
Lý do để bạn quyết định nhảy việc là gì?

Có hàng ngàn, hàng vạn lý do khiến bản thân chúng ta muốn nghỉ việc, nhưng liệu có mấy lý do là thực sự chính đáng. Vậy nên, bạn hãy liệt kê tất thảy những nguyên do mà bạn không còn muốn gắn bó với công ty nữa, kể cả những điều nghe có vẻ vô lý.

Bạn cần phải lắng nghe, đối mặt với tâm tư sâu kín của mình. Sau đó, bạn nên bình tĩnh đưa ra phương án giải quyết cho từng vấn đề đang tồn tại. Lý do mà bạn không thể gỡ bỏ chính là nguyên nhân thực sự khiến công việc không còn phù hợp với bạn nữa.

Bạn đã có định hướng mới cho bản thân chưa?

Con người qua mỗi giai đoạn lại có những định hướng phát triển khác nhau. Chẳng ai muốn “dậm chân tại chỗ” ở một công việc, một vị trí hay một công ty. Chính vì thế, nếu công việc hiện tại không còn phù hợp với định hướng tương lai của bạn, hãy cứ mạnh dạn “nhảy việc” để mở rộng cơ hội cho bản thân.

Bạn có tự tin vào bản thân mình không?

Nhảy việc là cả một nghệ thuật vì nó đòi hỏi ở mọi người sự tự tin vào chính mình.

J.T. O’Donnell – nhà sáng lập và CEO của Work It Daily đã từng nói: “Điều xấu nhất xảy ra là bạn liều lĩnh rời khỏi công việc này và ứng tuyển vào vị trí khác nhưng cũng không làm bạn hài lòng rồi quá trình này lại tiếp tục lặp lại”.

Hãy nhìn nhận mọi thứ thật khách quan trước khi đưa ra quyết định bạn nhé!

"khi

Dấu hiệu cho thấy bạn cần “nhảy việc” ngay

Vậy đâu là dấu hiệu cho thấy bạn cần “nhảy việc”? Tham khảo ngay qua nội dung sau đây:

Bạn cảm thấy bị vắt kiệt sức

Bạn cảm thấy mình đang trong tình trạng “burn out”? Tinh thần và thể chất của bạn bị vắt kiệt vào công việc? Bạn cảm thấy chán nản, mệt mỏi, không còn nhiệt huyết với vị trí này? Vậy thì, bạn nên cân nhắc một cách kỹ lưỡng về công việc hiện tại, đừng biến những ngày đi làm thành cực hình đối với bạn.

khi nao nen nhay viec
Bạn cảm thấy bị vắt kiệt sức

Cảm thấy mức lương không tương xứng với năng lực

Khi bạn cảm thấy những nỗ lực, cố gắng, sự cống hiến của bản thân không được đền đáp bằng một mức lương xứng đáng bạn sẽ cảm thấy chán nản mà mất động lực làm việc. Vậy nên, JobsGO nghĩ rằng, bạn nên tìm kiếm một vị trí khác phù hợp hơn. Nhảy việc trong trường hợp này sẽ là yếu tố giúp bạn tìm lại sự nhiệt huyết với công việc thông qua tiền lương.

>> Xem thêm: Mẫu đơn xin từ chức mới nhất

Bạn không được đánh giá cao trong công việc

Theo tháp nhu cầu của Maslow, được công nhận là nhu cầu cấp cao nhất của con người. Vậy nên, nếu những công sức bạn bỏ ra trong công việc không được đánh giá cao, việc tìm kiếm một công việc mới là vô cùng hợp lý. Bởi chỉ khi năng lực của bạn được người khác nhìn nhận, bạn mới có thêm tự tin và nhiệt huyết cống hiến cho nó.

Môi trường làm việc phức tạp

Ngoài ra, lý do đổi công việc còn có thể xuất phát từ môi trường công sở bên ngoài. Sự phức tạp trong những mối quan hệ với sếp và đồng nghiệp… khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, chán nản và mất đi niềm vui khi làm việc tại nơi này. Vậy thì, bạn hãy để bản thân tìm đến những bến đỗ mới vui vẻ và phù hợp hơn…

nhảy việc có tốt không
Môi trường làm việc phức tạp

Công việc nhàm chán, không tạo động lực cho bạn

Đôi khi công việc quá nhàm chán, quá dễ dàng cũng là lý do mà bạn nên nhảy việc. Bởi công việc không có tính thử thách, không còn gì để học hỏi và tiếp thu sẽ khiến bạn trì trệ, uể oải và mất đi động lực phấn đấu. Chỉ khi bạn mạnh mẽ bước ra khỏi vùng an toàn, đưa bản thân vào những vùng đất lạ, cuộc sống của bạn mới thêm trọn vẹn và ý nghĩa hơn.

Bạn đã có định hướng khác

Có thể, lúc đầu, bạn đến với công ty vì định hướng nghề nghiệp của bạn phù hợp với hướng đi của công ty. Nhưng sau vài năm, bạn và công ty đã có những sự khác biệt về suy nghĩ hay mục tiêu. Chính vì thế, nhảy việc lúc này là cách tốt nhất để bạn tìm kiếm những cơ hội mới phát triển bản thân.

Nhảy việc như thế nào tinh tế, ghi điểm trong mắt người khác

Vậy làm thế nào để nhảy việc một cách “văn minh”, tinh tế mà không làm mất thiện cảm của người khác? Hãy để JobsGO bật mí cho bạn.

Lý do nhảy việc chính đáng

Ông cha ta có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Chính vì thế, bạn cần cân nhắc đưa ra những lý do nhảy việc thật phù hợp.

Đó có thể là: bạn muốn có khoảng thời gian nghỉ ngơi để cân bằng lại công việc, gia đình và cuộc sống hay bạn muốn đổi chỗ làm để tiện hơn với việc đi lại… Với những lý do chính đáng như trên, chắc chắn mọi người sẽ hiểu và thông cảm cho bạn.

>> Xem thêm: Các mẫu đơn xin thôi việc mới nhất

Không nhảy việc thường xuyên

nhay viec có tot khong
Không nhảy việc thường xuyên

Nhảy việc có tốt không? Thật ra đây không phải là điều xấu, tuy nhiên nếu bạn làm không đúng cách sẽ khiến mọi người có những cái nhìn không tốt về bạn. Nhìn chung, bạn không nên thay đổi việc làm liên tục. Bởi họ sẽ đánh giá bạn là người “cả thèm chóng chán”, dễ thay đổi, không có sự gắn bó với công việc. Khoảng thời gian lý tưởng để tìm việc làm mới là sau 1 – 2 năm đối với sinh viên mới tốt nghiệp hoặc từ 3 – 4 năm với người đã có kinh nghiệm đi làm.

Giữ thái độ khách quan khi nhắc về công ty cũ

Ngoài ra, để tạo được ấn tượng tốt với mọi người khi đổi việc làm, bạn hãy luôn giữ một thái độ tích cực với công ty cũ, đồng nghiệp cũ và cả những người sếp cũ. Dù quá khứ có bất kỳ chuyện gì xảy ra, bạn cũng không nên dùng những từ ngữ nặng nề để trách móc và đổ lỗi. Bởi nó chỉ khiến bạn trở nên ích kỷ, hẹp hòi và thiếu chuyên nghiệp trong mắt người khác.

Thay vào đó, khi được hỏi về lý do nghỉ việc, bạn có thể sử dụng cách nói giảm nói tránh như: nghỉ việc vì muốn tìm môi trường phát triển bản thân hơn, nghỉ việc vì không còn chung hướng đi hay nghỉ việc để tìm nơi thuận tiện cho việc di chuyển,… Như vậy, bạn sẽ dễ dàng dành được thiện cảm từ nhà tuyển dụng và được nhà tuyển dụng đánh giá cao.

có nên nhảy việc
Giữ thái độ khách quan khi nhắc về công ty cũ

Tránh tuyệt đối việc “hù nghỉ việc”

Khi không được công ty chấp thuận những quyền lợi như mong muốn, bạn sẽ lấy “nghỉ việc” để đe dọa? Tuyệt đối đừng bao giờ làm vậy. “Yêu sách” này của bạn sẽ dễ dàng bị cấp trên nhìn thấu. Cái nhìn thiện cảm cùng lòng tin của họ với bạn từ trước đến giờ cũng theo đó tan biến. Lúc này, bạn rất khó có cơ hội để tiếp tục làm việc tại công ty. Vậy nên, đừng biến “nghỉ việc” trở thành một trò đùa, một công cụ để bạn trục lợi cho bản thân.

Hoàn thành tốt nhiệm vụ cho đến ngày cuối cùng

Dù bạn đã quyết tâm “dứt áo ra đi” thì vẫn hãy cố gắng hoàn thành tốt công việc của mình cho tới ngày cuối cùng tại công ty. Đừng bao giờ thể hiện thái độ hời hợt, bất cẩn, vô trách nhiệm vì sắp nghỉ việc. Bạn nên báo cáo công việc của mình với cấp trên và bàn giao công việc lại cho người thay thế. Điều này không chỉ khiến bản thân bạn cảm thấy vui vẻ, thoải mái, nhẹ nhõm khi rời đi mà cũng giúp hình ảnh bạn trong mắt cấp trên, đồng nghiệp thêm đẹp và chuyên nghiệp.

có nen nhay viec
Hoàn thành tốt nhiệm vụ cho đến ngày cuối cùng

Giữ liên lạc với đồng nghiệp cũ

Thay đổi nơi làm việc không có nghĩa là bạn phải từ bỏ mối quan hệ đồng nghiệp xung quanh mình. Bạn nên trân quý những tình cảm tốt đẹp mà bạn đã có. Bởi họ là người đã giúp đỡ, động viên, cho bạn lời khuyên để vượt qua khó khăn, thử thách trong công việc cũng như cuộc sống. Và biết đâu họ sẽ mang đến cho bạn nhiều cơ hội trong tương lai.

Gửi lời chào tạm biệt chân thành

Trước khi nghỉ việc, đừng quên gửi lời chào tạm biệt chân thành nhất tới công ty cũ, công ty cũ, đồng nghiệp cũ. Bạn có thể tổ chức một bữa liên hoan nho nhỏ hay tặng họ món quà xinh xinh để thể hiện lòng biết ơn, kích trọng với sự giúp đỡ của mọi người. Dù thế nào, hãy để lại một ký ức đẹp tại nơi bạn đã từng cống hiến nhé!

Bạn có thể làm nhiều công việc khác nhau để có thêm nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên đừng làm quá nhiều thứ trong một khoảng thời gian ngắn vì nó sẽ giới hạn sự lựa chọn của bạn và làm bạn mất phương hướng. Hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi nhảy việc.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: