“Đừng quan tâm người khác nghĩ gì về mình” đã trở thành một khẩu hiệu cực kỳ quen thuộc bấy lâu nay. Tuy nhiên, liệu việc “không quan tâm” có đơn giản như những gì mọi người vẫn thường nói?
Mục lục
- 1. Vì sao không nên quan tâm người khác nghĩ gì?
- 1.1 Đây là cuộc đời của bạn, không phải của họ
- 1.2 Chỉ bạn mới biết điều gì phù hợp nhất với chính mình
- 1.3 Quá quan tâm đến những gì người khác nghĩ sẽ khiến bạn quên đi chính mình
- 1.4 Bạn không thể làm hài lòng tất cả mọi người
- 1.5 Suy nghĩ của mọi người luôn thay đổi
- 1.6 Người khác cũng không quan tâm đến bạn… nhiều đến thế
- 1.7 Cuộc sống đơn giản là quá ngắn ngủi
- 2. Làm sao để không quan tâm người khác nghĩ gì?
1. Vì sao không nên quan tâm người khác nghĩ gì?
1.1 Đây là cuộc đời của bạn, không phải của họ
Mọi người có quyền nghĩ bất cứ thứ gì họ muốn về cuộc đời bạn, bởi sau cùng thì họ cũng chẳng phải chịu một chút trách nhiệm. Tương tự với trách nhiệm, người khác cũng không có quyền năng để thay đổi giá trị, tài năng, số phận của bạn. Bạn là người duy nhất có quyền năng đó, nên hãy biết cách đặt những suy nghĩ của bản thân lên hàng đầu.
1.2 Chỉ bạn mới biết điều gì phù hợp nhất với chính mình
Bạn dành 24 tiếng một ngày, 7 ngày một tuần với chính bản thân. Không ai có thể nắm bắt sự phát triển của bạn tốt hơn chính bạn. Bạn là người duy nhất có thể khiến bản thân tốt hơn hay xấu đi. Bạn là người duy nhất biết điều gì phù hợp với chính mình. Những lời nhận xét, đánh giá của người ngoài chỉ phản ánh cuộc sống, phẩm chất của họ mà thôi.
1.3 Quá quan tâm đến những gì người khác nghĩ sẽ khiến bạn quên đi chính mình
Nếu luôn luôn lo lắng người khác nghĩ gì về mình, bạn sẽ không bao giờ đến được nơi mình cần phải đến. Bạn sẽ quên đi những ước mơ, những hoài bão, những gì bản thân mong muốn nhất. Đừng phí hoài thời gian lo lắng người ta nghĩ gì mà không bao giờ được làm những gì mình thật sự yêu thích.
👉 Xem thêm: 5 việc làm giúp bạn trở nên tự tin hơn
1.4 Bạn không thể làm hài lòng tất cả mọi người
Bạn không thể cùng một lúc làm hài lòng tất cả mọi người. Đôi lúc chúng ta mải chạy theo kì vọng của người khác mà quên mất rằng người cần được thỏa mãn nhất là chính chúng ta.
1.5 Suy nghĩ của mọi người luôn thay đổi
Con người luôn thay đổi. Do đó, những suy nghĩ, ý kiến, quan điểm của mọi người cũng sẽ luôn luôn đổi thay. Nếu một người nghĩ xấu về bạn ngày hôm nay, chưa chắc họ cũng đã nghĩ như vậy vào ngày hôm sau. Vì vậy, suy nghĩ của mọi người về bạn thực sự không quá quan trọng lắm đâu.
1.6 Người khác cũng không quan tâm đến bạn… nhiều đến thế
Thường thì chúng ta ít nghĩ đến ai ngoài bản thân mình. Người khác cũng vậy. Nếu những gì bạn làm không ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người khác, họ sẽ không tốn thời gian nghĩ nhiều về bạn đâu.
👉 Xem thêm: Rèn luyện tư duy tích cực
1.7 Cuộc sống đơn giản là quá ngắn ngủi
Bạn chỉ sống duy nhất một lần, sao phải dành thời gian quan tâm đến những chuyện phù phiếm? Hãy cứ làm bất cứ điều gì bạn thích, hãy là bất cứ ai bạn muốn. Đừng quan tâm đến suy nghĩ của người khác, bạn không muốn phải sống một cuộc đời đầy hối tiếc đâu.
2. Làm sao để không quan tâm người khác nghĩ gì?
2.1 Chấp nhận bản thân
Hãy luôn là chính mình. Bạn chỉ nên thay đổi một vài thứ để khiến bản thân tốt hơn, ví như thói quen sinh hoạt điều độ, tự trau dồi đời sống tinh thần,… Đừng cố gắng thay đổi bản thân chỉ để làm hài lòng người khác. Để chấp nhận bản thân, bạn nên:
- Liệt kê tất cả những điều mà bạn thích về bản thân và những điều bạn muốn cải thiện.
Hãy nghĩ thêm một số bước cụ thể có thể áp dụng để cải thiện bản thân, ví như: “Đôi khi mình đã từng phản ứng thái quá và to tiếng với người khác. Mình nên học cách bình tĩnh phản hồi ý kiến và và suy nghĩ thấu đáo trước khi nói”.
- Chấp nhận những thứ mà bạn không thể thay đổi ở bản thân.
Ví dụ, bạn ước mình có thể cao hơn, nhưng đó không phải thứ mà bạn có thể thay đổi. Thay vì tập trung suy nghĩ về lý do bạn ước mình cao hơn, hãy nghĩ về những điều nhỏ nhặt đáng yêu khi là “nấm lùn”.
👉 Xem thêm: Năng động & Ổn định: Ai cũng có hướng đi của mình, đừng vội đánh giá theo tiêu chuẩn cá nhân
2.2 Đừng nghiêm trọng hóa vấn đề
Khi còn trẻ, chúng ta thường có xu hướng nghiêm trọng hóa những “thất bại” bé xíu của mình. Nếu làm không đúng một điều gì đó, hãy tự cười chính mình và tiếp tục làm việc như chưa có gì xảy ra. Để tự tin hơn, bạn nên:
- Chia mục tiêu thành những phần nhỏ.
- Cố gắng rút ra bài học từ những lần thất bại.
Hãy viết ra các cách bạn đã có thể làm khác đi để bản thân không phải bối rối khi ở trong tình huống tương tự nữa. Hãy nhớ rằng: Mọi thứ đều là một quá trình học hỏi lâu dài, không ai làm tốt mọi việc trong lần thử đầu tiên cả.
2.3 Tránh bị ám ảnh bởi những gì người ta nghĩ
Đừng nghĩ rằng mọi người đều đang phán xét từng hành động nhỏ của bạn.
- Khi não bạn bắt đầu suy diễn, hãy khiến bản thân bình tĩnh lại bằng việc tự nhỏ: “Cứ bình tĩnh, mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi”.
- Luôn sẵn sàng hỏi hỏi nếu thất bại. Người thất bại chẳng có gì đáng xấu hổ, chính những người cười vào thất bại người khác mới phải xấu hổ về bản thân.
2.4 Đừng để suy nghĩ tiêu cực của người khác ảnh hưởng đến bản thân
Bạn nên cố gắng giữ quan điểm trung lập trong mọi tình huống. Nếu những nhận xét, đánh giá tiêu cực của người khác có hàm chứa một ít sự thật, bạn chỉ cần vui vẻ chấp nhận và thay đổi bản thân mà thôi.
Ví dụ, khi ai đó nói bạn tính tình nóng nảy, trước hết bạn cần xem xem mối quan hệ của mình với người đấy như thế nào. Nếu hai người ít khi tiếp xúc và họ cũng không biết gì nhiều về bạn, hãy nhẹ nhàng bỏ qua đánh giá đấy. Tuy nhiên, nếu người đó là bạn bè hoặc đồng nghiệp thân thiết, bạn nên thử đánh giá lại chính mình và thay đổi để trở nên tốt hơn.
2.5 Học cách tìm hiểu chính mình
Bạn nên thử tìm điểm giống và khác trong cách hành xử của bản thân khi ở một mình và khi ở cạnh nhiều người. Bạn nên tự hỏi bản thân những câu hỏi sau: “Mình thể hiện bản thân như thế nào trước mặt người khác, mình có thật sự là chính mình không?”.
Bạn nên dành thời gian yên tĩnh để ngẫm nghĩ về tính cách, năng khiếu và sở thích của bạn. Đây là quá trình hình thành nhận thức để bạn hiểu về những gì mình muốn hơn.
2.6 Thể hiện bản thân theo cách khiến bạn hạnh phúc
Để trở nên tự tin hơn, bạn cần tập trung xây dựng những phong cách mà bạn thực sự thích thú, thay vì chỉ chạy theo xu hướng nhất thời (trừ khi đấy là sở thích của bạn).
Ví dụ, nếu yêu thích mặc phối các trang phục nhiều họa tiết, bạn nên thử chúng ngay và luôn, đừng nên ngại ngùng chỉ vì nhận xét của người khác.
Suy cho cùng, cuộc sống sẽ hạnh phúc hơn rất nhiều nếu chúng ta yêu thương chân thành, sống hết mình và đừng bận tâm quá nhiều đến những vấn đề vụn vặt. Để làm được vậy, bạn hãy cố gắng trau dồi hiểu biết và luyện tập để trở nên tự tin hơn vào chính mình nhé.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)