Ngành Sư Phạm Thi Khối Nào? Thông Tin Mới Nhất 2025

Đánh giá post

Ngành Sư phạm thi khối nào? Các khối thi ngành Sư phạm mầm non, Sư phạm tiểu học, Sư phạm cấp 2 và cấp 3 có giống nhau không? Tất cả những vấn đề này sẽ được JobsGO giải đáp trong bài viết hôm nay.

1. Ngành Sư Phạm Là Gì?

ngành sư phạm thi khối nào
Ngành sư phạm là gì?

Ngành Sư phạm là lĩnh vực nghiên cứu về quá trình giáo dục và đào tạo, hướng dẫn cách truyền đạt kiến thức và kỹ năng cho học sinh. Những người học ngành này được gọi là sinh viên Sư phạm. Sinh viên Sư phạm học cả lý thuyết và thực hành để trở thành giáo viên có khả năng giảng dạy hiệu quả trong các cấp học khác nhau, từ mẫu giáo đến trung học phổ thông.

Nằm trong danh sách nghề nghiệp trong xã hội ngành Sư phạm đang đóng vai trò quan trọng trong việc định hình tương lai của xã hội bằng cách đào tạo, phát triển những thế hệ trẻ có kiến thức sâu rộng và kỹ năng cần thiết.

Xem thêm: Ngành sư phạm: Học gì? Học ở đâu? Học sư phạm ra làm gì?

2. Ngành Sư Phạm Thi Khối Nào?

Ngành Sư phạm thi khối nào? Cùng JobsGO tìm hiểu bạn nhé!

2.1. Ngành Sư Phạm Mầm Non Thi Khối Nào?

Để trở thành sinh viên Sư phạm mầm non, người học cần thi tổ hợp khối M. Trong đó, mỗi tổ hợp thi sẽ gồm 3 đến 4 môn, với ít nhất một môn năng khiếu (hát, nhảy, thể thao, vẽ, thiết kế, đọc diễn cảm,…) kết hợp với các môn học thông thường như Ngữ văn, Toán, Lịch sử, Tiếng Anh hoặc Khoa học xã hội.

Cụ thể, học sinh muốn học ngành Sư phạm mầm non cần thi các khối sau:

  • M00: Ngữ văn – Toán – Đọc diễn cảm – Hát
  • M01: Ngữ văn – Lịch sử – Năng khiếu
  • M02: Toán – Năng khiếu 1 – Năng khiếu 2
  • M05: Ngữ văn – Khoa học xã hội – Vẽ năng khiếu
  • M11: Ngữ văn – Năng khiếu báo chí – Tiếng Anh

Xem thêm: Nghề giáo viên mầm non là gì? Mô tả công việc giáo viên mầm non

2.2. Ngành Sư Phạm Tiểu Học Thi Khối Nào?

Khác với Sư phạm mầm non, học sinh muốn có cơ hội trở thành sinh viên Sư phạm tiểu học không cần thi các môn năng khiếu. Thay vào đó, bạn cần thi các khối:

  • A00: Toán – Vật lý – Hóa học
  • A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
  • D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
  • C01: Ngữ văn – Toán – Vật lý
  • C02: Ngữ văn – Toán – Hóa học
  • D03: Ngữ văn – Toán – Tiếng Pháp
  • C20: Ngữ văn – Địa lý – Giáo dục công dân

Xem thêm: Giáo viên tiểu học: Điều kiện để trở thành và chế độ

ngành sư phạm
Sư phạm tiểu học

2.3. Ngành Sư Phạm Trung Học Thi Khối Nào?

Tại Việt Nam không có ngành Sư phạm trung học cơ sở, trung học phổ thông. Để trở thành giáo viên tại các trường trung học trên địa bàn cả nước, bạn cần theo học các ngành Sư phạm chuyên ngành. Mỗi ngành sẽ có quy định khác nhau về khối thi. Thông tin cụ thể bạn vui lòng tham khảo trong bảng dưới đây.

Khối ngành Sư phạm Thi đại học khối nào?
Sư phạm văn học
  • C00: Ngữ Văn, Sử, Địa
  • D01: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh
  • D14: Ngữ Văn, Sử, Tiếng Anh
  • D15: Ngữ Văn, Địa, Tiếng Anh
  • D78: Ngữ Văn, Tiếng Anh, Khoa học xã hội
  • D66: Ngữ Văn, Tiếng Anh, Giáo dục công dân
  • C19: Ngữ Văn, Sử, Giáo dục công dân
  • D20: Ngữ Văn, Địa, Giáo dục công dân
Sư phạm toán học
  • A00: Toán, Vật lý, Hóa học
  • A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
  • D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
  • C01: Văn, Lịch sử, Địa lý
  • B00: Toán, Hóa học, Sinh học
  • D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh
Sư phạm tiếng Anh
  • D01: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh
  • A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
  • D14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh
  • D15: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh
  • D09: Toán, Lịch sử, Tiếng Anh
  • D66: Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tiếng Anh
Sư phạm Tin học
  • A00: Toán, Vật lý, Hóa học
  • A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
  • B00: Toán, Hóa học, Sinh học
  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
  • D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
  • D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh
Sư phạm Vật lý
  • A00: Toán, Vật lý, Hóa học
  • A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
  • A02: Toán, Vật lý, Sinh học
  • A04: Toán, Vật lý, Địa lý
  • A10: Toán, Vật lý, Giáo dục công dân
  • A12: Toán, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội
  • B00: Toán, Hóa học, Sinh học
  • C01: Văn, Toán, Vật lý
  • C05: Văn, Vật lý, Hóa học
  • D01: Văn, Toán, tiếng Anh
  • D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
  • D11: Văn, Vật lý, Tiếng Anh
Sư phạm Sinh học
  • A00: Toán, Vật lý, Hóa học
  • A02: Toán, Vật lý, Sinh học
  • B00: Toán, Hóa học, Sinh học
  • B03: Toán, Sinh học, Ngữ văn
  • D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
  • D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh
Sư phạm Hoá học
  • A00: Toán, Vật lý, Hóa học
  • B00: Toán, Hóa học, Sinh học
  • D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
  • C02: Ngữ văn, Toán, Hóa học
  • D01: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh
  • D24: Toán, Hóa học, Tiếng Pháp
Sư phạm Lịch sử
  • C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý
  • C19: Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân
  • C20: Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân
  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
  • D14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh
  • D15: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh
  • D62: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Nga
  • D64: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Pháp
Sư phạm Địa lý
  • A00: Toán, Vật lý, Hóa học
  • C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý
  • C04: Ngữ văn, Toán, Địa lý
  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
  • D15: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh
  • D44: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Pháp

3. Các Tổ Hợp Xét Tuyển Ngành Sư Phạm

Ngành sư phạm điểm chuẩn
Ngành Sư phạm thi khối gì?

Ngành Sư phạm là một trong những ngành đào tạo quan trọng, góp phần đào tạo đội ngũ giáo viên chất lượng cho hệ thống giáo dục. Trong quá trình xét tuyển vào các trường đại học và cao đẳng chuyên ngành Sư phạm tại Việt Nam, hệ thống tổ hợp xét tuyển thường tập trung vào các khối kiến thức chính là A, B, C, D và M.

Yêu cầu về tổ hợp môn thi có thể có sự thay đổi tùy thuộc vào chuyên ngành cụ thể. Điều này giúp đảm bảo sinh viên có nền tảng kiến thức đa dạng và sâu rộng, phản ánh sự đa chiều trong việc đào tạo giáo viên cho các cấp học khác nhau.

Bạn vui lòng tham khảo thông tin cụ thể về khối thi cho từng chuyên ngành Sư phạm trong nội dung phần 2 – “Ngành sư phạm thi khối nào?”.

3.1. Tổ Hợp Môn Khối A

Khối A gồm 3 môn truyền thống là Toán, Lý, Hóa; sau đó có thêm 2 khối phụ là A1 (Toán, Lý, Anh) và A2 (Toán, Lý, Văn). Trong những năm gần đây, khối A có thêm nhiều tổ hợp khác với môn Toán là môn cố định kết hợp với 2 môn khác.

  • A00: Toán, Vật lý, Hóa học
  • A01: Toán, Vật lý, tiếng Anh
  • A02: Toán, Vật lý, Sinh học
  • A03: Toán, Vật lý, Lịch sử
  • A04: Toán, Vật lý, Địa lý
  • A05: Toán, Hóa học, Lịch sử
  • A06: Toán, Hóa học, Địa lý
  • A07: Toán, Lịch sử, Địa lý
  • A08: Toán, Lịch sử, Giáo dục công dân
  • A09: Toán, Địa lý, Giáo dục công dân
  • A10: Toán, Lý, Giáo dục công dân
  • A11: Toán, Hóa, Giáo dục công dân
  • A12: Toán, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội
  • A14: Toán, Khoa học tự nhiên, Địa lý
  • A15: Toán, Khoa học tự nhiên, Giáo dục công dân
  • A16: Toán, Khoa học tự nhiên, Ngữ văn
  • A17: Toán, Vật lý, Khoa học xã hội
  • A18: Toán, Hoá học, Khoa học xã hội

Xem thêm: Khối A gồm những ngành nào?

3.2. Tổ Hợp Môn Khối B

Khối B gồm 3 môn truyền thống là Toán, Hóa Sinh. Tuy nhiên, hiện nay, khối B đã được mở rộng ra nhiều môn học khác. Song hai môn Toán và Sinh học vẫn được giữ nguyên, môn Hóa có thể được thay thế bằng nhiều môn học khác. Cụ thể như sau:

  • B00: Toán, Sinh Học, Hóa Học
  • B01: Toán, Sinh học, Lịch sử
  • B02: Toán, Sinh học, Địa lí
  • B03: Toán, Sinh học, Ngữ văn
  • B04: Toán, Sinh học, Giáo dục công dân
  • B05: Toán, Sinh học, Khoa học xã hội
  • B08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh

Xem thêm: Khối B học ngành gì?

3.3. Tổ Hợp Môn Khối C

Khối C truyền thống gồm 3 môn Văn, Sử, Địa. Sau này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã mở rộng ra thành 20 tổ hợp bộ môn khối C để mang đến cho sĩ tử nhiều sự lựa chọn hơn. Mặc dù vậy, môn Ngữ văn vẫn là môn chủ đạo và không thay đổi. Thông tin cụ thể về các tổ hợp bộ môn thi khối C như sau:

  • C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý
  • C01: Ngữ văn, Toán học, Vật lý
  • C02: Ngữ văn, Toán học, Hoá học
  • C03: Ngữ văn, Toán học, Lịch sử
  • C04: Ngữ văn, Toán học, Địa lý
  • C05: Ngữ văn, Vật lý, Hoá học
  • C06: Ngữ văn, Vật lý, Sinh học
  • C07: Ngữ văn, Vật lý, Lịch sử
  • C08: Ngữ văn, Hoá học, Sinh học
  • C09: Ngữ văn, Vật lý, Địa lý
  • C10: Ngữ văn, Hoá học, Lịch sử
  • C12: Ngữ văn, Sinh học, Lịch sử
  • C13: Ngữ văn, Sinh học, Địa lý
  • C14: Ngữ văn, Toán học, Giáo dục công dân
  • C15: Ngữ văn, Toán học, Khoa học xã hội
  • C16: Ngữ văn, Vật lý, Giáo dục công dân
  • C17: Ngữ văn, Hoá học, Giáo dục công dân
  • C19: Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân
  • C20: Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân

Xem thêm: Các ngành khối C hot nhất

3.4. Tổ Hợp Môn Khối D

Khối D là khối có nhiều tổ hợp bộ môn nhất, số lượng lên tới 99 tổ hợp bộ môn được ký hiệu từ D01 đến D99. Trong đó, cấu trúc của 3 môn sẽ gồm: Toán hoặc Ngữ Văn + Hóa/Sinh/lý/Địa/Sử/Giáo dục công dân/Tổ hợp KHXH/Tổ hợp KHTN kết hợp với một môn ngoại ngữ. Cụ thể như sau:

  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
  • D02: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga
  • D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp
  • D04: Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung
  • D05: Ngữ văn, Toán, Tiếng Đức
  • D06: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật
  • D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
  • D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh
  • D09: Toán, Lịch sử, Tiếng Anh
  • D10: Toán, Địa lý, Tiếng Anh
  • D11: Ngữ văn, Vật lí, Tiếng Anh
  • D12: Ngữ văn, Hóa học, Tiếng Anh
  • D13: Ngữ văn, Sinh học, Tiếng Anh
  • D14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh
  • D15: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh
  • D16: Toán, Địa lý, Tiếng Đức
  • D17: Toán, Địa lý, Tiếng Nga
  • D18: Toán, Địa lý, Tiếng Nhật
  • D19: Toán, Địa lý, Tiếng Pháp
  • D20: Toán, Địa lý, Tiếng Trung
  • D21: Toán, Hóa học, Tiếng Đức
  • D22: Toán, Hóa học, Tiếng Nga
  • D23: Toán, Hóa học, Tiếng Nhật
  • D24: Toán, Hóa học, Tiếng Pháp
  • D25: Toán, Hóa học, Tiếng Trung
  • D26: Toán, Vật lí, Tiếng Đức
  • D27: Toán, Vật lí, Tiếng Nga
  • D28: Toán, Vật lí, Tiếng Nhật
  • D29: Toán, Vật lí, Tiếng Pháp
  • D30: Toán, Vật lí, Tiếng Trung
  • D31: Toán, Sinh học, Tiếng Đức
  • D32: Toán, Sinh học, Tiếng Nga
  • D33: Toán, Sinh học, Tiếng Nhật
  • D34: Toán, Sinh học, Tiếng Pháp
  • D35: Toán, Sinh học, Tiếng Trung
  • D41: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Đức
  • D42: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Nga
  • D43: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Nhật
  • D44: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Pháp
  • D45: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Trung
  • D52: Ngữ văn, Vật lí, Tiếng Nga
  • D54: Ngữ văn, Vật lí, Tiếng Pháp
  • D55: Ngữ văn, Vật lí, Tiếng Trung
  • D61: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Đức
  • D62: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Nga
  • D63: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Nhật
  • D64: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Pháp
  • D65: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Trung
  • D66: Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tiếng Anh
  • D68: Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tiếng Nga
  • D69: Ngữ Văn, Giáo dục công dân, Tiếng Nhật
  • D70: Ngữ Văn, Giáo dục công dân, Tiếng Pháp
  • D72: Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh
  • D73: Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Đức
  • D74: Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Nga
  • D75 Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Nhật
  • D76: Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Pháp
  • D77: Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Trung
  • D78: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh
  • D79: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Đức
  • D80: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga
  • D81: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nhật
  • D82: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp
  • D83: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung
  • D84: Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Anh
  • D85: Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Đức
  • D86: Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Nga
  • D87: Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Pháp
  • D88: Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Nhật
  • D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh
  • D91: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Pháp
  • D92: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Đức
  • D93: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Nga
  • D94: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Nhật
  • D95: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Trung
  • D96: Toán, Khoa học xã hội, Anh
  • D97: Toán, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp
  • D98: Toán, Khoa học xã hội, Tiếng Đức
  • D99: Toán, Khoa học xã hội, Tiếng Nga

Xem thêm: Khối D học ngành gì?

4.5. Tổ Hợp Khối M

Khối M là khối gồm các môn năng khiếu kết hợp với các môn học khác (chủ yếu là Toán, Văn, Sử, Hóa, tiếng Anh). Điểm thi khối này được sử dụng để xét tuyển sinh viên Sư phạm mầm non.

  • M01: Ngữ văn, Lịch sử, Năng khiếu
  • M02: Toán, Năng khiếu 1, Năng khiếu 2
  • M03: Văn, Năng khiếu 1, Năng khiếu 2
  • M04: Toán, Đọc kể diễn cảm, Hát Múa
  • M09: Toán, NK Mầm non 1 (kể chuyện, đọc, diễn cảm), NK Mầm non 2 (Hát)
  • M10: Toán, Tiếng Anh, NK1
  • M11: Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Tiếng Anh
  • M13: Toán, Sinh học, Năng khiếu
  • M14: Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Toán
  • M15: Năng khiếu báo chí, Ngữ văn, Tiếng Anh
  • M16: Vật lý, Ngữ văn, Năng khiếu báo chí
  • M17: Năng khiếu báo chí, Ngữ văn, Lịch sử
  • M18: Toán, Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí
  • M19: Năng khiếu Ảnh báo chí, Ngữ văn, Tiếng Anh
  • M20: Vật lý, Năng khiếu Ảnh báo chí, Ngữ văn
  • M21: Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Lịch sử
  • M22: Toán, Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình
  • M23: Năng khiếu quay phim truyền hình, Tiếng Anh, Ngữ văn
  • M24: Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình, Vật lý
  • M25: Lịch sử, Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình

4. Có Các Ngành Sư Phạm Nào?

4.1. Ngành Sư Phạm Mầm Non

Ngành Sư phạm mầm non tập trung vào việc đào tạo người học trở thành giáo viên chuyên nghiệp cho trẻ em ở độ tuổi mầm non, từ 0 đến 6 tuổi. Sinh viên ngành này học về phương pháp giảng dạy phù hợp với sự phát triển tư duy và tâm hồn của trẻ nhỏ. Nội dung học chú trọng vào việc xây dựng môi trường giáo dục tích cực. Giáo viên mầm non đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ, từ khả năng vận động đến tư duy ngôn ngữ và kỹ năng xã hội.

Nên học ngành sư phạm nào
Giáo viên mầm non

4.2. Ngành Sư Phạm Tiểu Học

Ngành Sư phạm tiểu học chuyên đào tạo giáo viên cho cấp học tiểu học, từ lớp 1 đến lớp 5. Sinh viên tại đây được học về cách xây dựng và thực hiện các bài giảng phù hợp với sự hiểu biết và khả năng tập trung của học sinh. Giáo viên tiểu học không chỉ truyền đạt kiến thức cơ bản mà còn giúp phát triển tư duy logic, kỹ năng làm việc nhóm và tạo nền tảng vững chắc cho việc học tập ở cấp cao hơn.

4.3. Ngành Sư Phạm Chuyên Ngành

Ngành Sư phạm chuyên ngành tập trung vào việc đào tạo giáo viên có kiến thức sâu rộng trong một lĩnh vực cụ thể như ngoại ngữ, khoa học, toán học, nghệ thuật, hoặc giáo dục đặc biệt,… Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể trở thành giáo viên bộ môn tại trường Trung học cơ sở hoặc Trung học phổ thông.

4.3.1. Sư Phạm Văn Học

Ngành Sư phạm văn học tập trung vào việc đào tạo giáo viên có khả năng truyền đạt đầy đủ văn hóa ngôn ngữ và kỹ năng đọc, viết cho học sinh. Sinh viên ngành này nắm vững cả lý thuyết và thực hành về văn học; đồng thời được học cách kích thích sự sáng tạo và tư duy đánh giá, phân tích ở học sinh.

4.3.2. Sư Phạm Toán Học

Ngành Sư phạm toán học chuyên đào tạo giáo viên có khả năng truyền đạt kiến thức toán học một cách linh hoạt và thú vị. Sinh viên tại đây học về cách xây dựng bài giảng, giải quyết vấn đề và tạo điều kiện để học sinh phát triển khả năng suy luận, tư duy logic thông qua môn toán.

4.3.3. Sư Phạm Tiếng Anh

Sư phạm Anh thi khối nào? Sư phạm Anh: Khối thi D01, A01, D14, D15Ngành Sư phạm tiếng Anh nhấn mạnh vào việc đào tạo giáo viên có khả năng giảng dạy và truyền đạt ngôn ngữ tiếng Anh hiệu quả. Sinh viên tại đây học cách phát triển kỹ năng nghe, nói, đọc, viết của học sinh. Sinh viên Sư phạm Anh cũng sẽ biết phải làm thế nào để tạo ra môi trường học tốt nhất cho việc học tiếng Anh.

Sư phạm Tiểu học thi khối nào
Giáo viên tiếng Anh

4.3.4. Sư Phạm Tin Học

Ngành Sư phạm tin học đào tạo cho người học các kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu, khoa học máy tính,… Đồng thời, để có thể trở thành một giáo viên, sinh viên ngành Sư phạm tin cũng được trang bị các kỹ năng giảng dạy, tâm lý học đường, hành vi trẻ em,…

4.3.5. Sư Phạm Vật Lý

Ngành Sư phạm vật lý tập trung vào việc đào tạo giáo viên có khả năng giảng dạy về các hiện tượng và quy luật của vật lý. Sinh viên tại đây học cách làm cho môn học trở nên thú vị và hấp dẫn, khuyến khích học sinh khám phá thế giới vật lý đầy sự mới lạ.

4.3.6. Sư Phạm Sinh Học

Ngành Sư phạm sinh học chuyên đào tạo giáo viên có khả năng giảng dạy về các quy luật và quá trình của thế giới sống. Sinh viên tại đây học cách kích thích sự tò mò và khám phá của học sinh, giúp học sinh phát triển hiểu biết về thế giới tự nhiên xung quanh.

4.3.7. Sư Phạm Hoá Học

Ngành Sư phạm hoá học tập trung vào việc đào tạo giáo viên có khả năng giảng dạy về cấu trúc và tương tác của các chất. Sinh viên ngành này học cách làm cho môn học trở nên thú vị và có ý nghĩa trong cuộc sống hàng ngày; khuyến khích học sinh trau dồi tư duy đánh giá và kỹ năng thực nghiệm.

4.3.8. Sư Phạm Lịch Sử

Ngành sư phạm lịch sử tập trung vào việc đào tạo giáo viên có khả năng truyền đạt kiến thức về quá khứ và tương lai. Sinh viên sẽ được học cách làm cho lịch sử trở thành một môn học hấp dẫn, qua đó giúp học sinh hiểu rõ về nguồn gốc và sự phát triển của xã hội.

4.3.9. Sư Phạm Địa Lý

Ngành Sư phạm địa lý tập trung vào việc đào tạo giáo viên có khả năng giảng dạy về không gian và tương tác giữa con người với môi trường. Sinh viên Sư phạm địa lý học cách tạo ra bài giảng hay nhằm kích thích học sinh quan tâm tới các vấn đề địa lý toàn cầu và địa phương.

5. Ngành Sư Phạm Lấy Bao Nhiêu Điểm?

Điểm chuẩn Sư phạm có sự khác biệt giữa các ngành học, cũng như các trường học. Mặc dù vậy, nhóm ngành Sư phạm luôn là một trong những ngành có điểm xét tuyển đại học ở mức cao trong năm 2023.

Trường Ngành Điểm chuẩn

Đại học Sư Phạm Hà Nội

Giáo dục tiểu học 26,62
GD Tiểu học – SP tiếng Anh 26,96
Giáo dục đặc biệt 27,9
Giáo dục công dân 27,83
SP Toán 26,23
SP Vật lý 25,89
Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Giáo dục Quốc phòng – An ninh 25,57
Sư phạm Toán học 26,28
Sư phạm Tin học 22,7
Sư phạm Vật lý 25,5
Sư phạm Hóa học 25,29
Sư phạm Tiếng Anh 25,25
Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội Sư phạm Toán và Khoa học Tự nhiên 25,58
Sư phạm Ngữ văn, Lịch sử, Lịch sử và Địa lý 27,17
Giáo dục tiểu học 27,47
Giáo dục mầm non 25,39
Đại học Hồng Đức Giáo dục mầm non 25,67
Giáo dục tiểu học 27,63
Sư phạm toán học 27,73
Sư phạm KH Tự nhiên 24,78
Sư phạm Tin học 26
Sư phạm Ngữ Văn 27,9
Đại học Thủ đô Hà Nội Giáo dục tiểu học 25,15
Giáo dục đặc biệt 25,5
Giáo dục Công dân 25,19
Sư phạm Toán học 26,15
Sư phạm Ngữ văn 25,8

6. Kỹ Năng Cần Có Để Khi Theo Đuổi Ngành Sư Phạm

Để theo đuổi ngành sư phạm, bạn cần có những yêu cầu kỹ năng sau đây:

  • Khả năng nghiên cứu: Làm trong ngành sư phạm, bạn phải thường xuyên nghiên cứu, tìm tòi và tự học hỏi để cập nhật những kiến thức mới, đồng thời trang bị những cách dạy mới để học sinh dễ dàng tiếp thu hơn.
  • Khả năng lập kế hoạch: Trước mỗi tiết học, bạn cần soạn bài, lên kế hoạch tổ chức bài giảng (dạy như nào, có những hoạt động gì trong tiết học,…). Vì thế, kỹ năng lập kế hoạch để tạo ra một buổi dạy hấp dẫn là cần thiết trong ngành sư phạm.
  • Khả năng linh hoạt thích ứng: Khả năng thích ứng với các môi trường học tập và giảng dạy khác nhau là một kỹ năng cần thiết để các nhà giáo dục trở nên xuất sắc trong nghề nghiệp của họ.
  • Khả năng giao tiếp: Công việc của ngành giáo viên đòi hỏi bạn phải giao tiếp với nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm học sinh, phụ huynh và các nhân viên giảng dạy khác,…
Kỹ Năng Cần Có Để Khi Theo Đuổi Ngành Sư Phạm
Kỹ Năng Cần Có Để Khi Theo Đuổi Ngành Sư Phạm

7. Học Ngành Sư Phạm Ra Làm Gì?

Sau khi tốt nghiệp ngành sư phạm, bạn có nhiều cơ hội nghề nghiệp khác nhau bao gồm:

  • Giáo viên ở các bậc học như: mẫu giáo, cấp 1, cấp 2, cấp 3, Đại học.
  • Gia sư
  • Cố vấn sư phạm
  • Chuyên viên thiết kế chương trình giáo dục
  • Cố vấn chính sách giáo dục
  • Nhân viên hòa giải xã hội – giáo dục
  • Quản lý dự án văn hóa

Có, bạn hoàn toàn có thể làm việc trong lĩnh vực tư vấn hướng nghiệp sau khi tốt nghiệp ngành sư phạm. Đây là một hướng đi tiềm năng và phù hợp với nền tảng kiến thức cũng như kỹ năng mà bạn có được từ chương trình đào tạo sư phạm.

>>> Có thể bạn quan tâm: Ngành quan hệ xã hội là gì?

Sau bài viết này của JobsGO, hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “Ngành Sư phạm thi khối nào?” rồi đúng không? Hãy tập trung ôn luyện các môn học phù hợp để có cơ hội trở thành “giáo viên nhân dân” trong tương lai, bạn nhé!

Câu hỏi thường gặp

1. Học Sư Phạm Cấp 1 Thi Khối Nào?

Sư phạm cấp 1 chính là Sư phạm tiểu học xét tuyển sinh đại học qua điểm thi các khối A00, A01, D01, C01, C02, D03, C20.

2. Học Sư Phạm Cấp 2 Thi Khối Nào?

Không có ngành Sư phạm cấp 2 (hay Sư phạm Trung học cơ sở). Nếu muốn trở thành giáo viên cấp 2, bạn cần thi vào các ngành Sư phạm chuyên ngành (Sư phạm Toán, Sư phạm Văn, Sư phạm Địa lý,…). Thông tin cụ thể về môn thi bạn xem tại phần “2.3 – Ngành Sư phạm trung học thi khối nào?”.

3. Học Sư Phạm Cấp 3 Thi Khối Nào?

Tương tự như Sư phạm cấp 2, không có Sư phạm cấp 3 (cấp học Trung học phổ thông). Nếu muốn trở thành giáo viên cấp 3, bạn cần thi vào các ngành Sư phạm chuyên ngành (Sư phạm Toán, Sư phạm Văn, Sư phạm Địa lý,…). Thông tin cụ thể về môn thi bạn xem tại phần “2.3 – Ngành Sư phạm trung học thi khối nào?”.

4. Khối A Có Phù Hợp Để Thi Vào Ngành Sư Phạm Không?

Có. Khối A phù hợp để thi vào một số ngành sư phạm như: sư phạm Toán học, sư phạm Vật lý, sư phạm Hóa học, sư phạm Tin học,...

5. Có Thể Làm Việc Trong Lĩnh Vực Tư Vấn Hướng Nghiệp Sau Khi Học Sư Phạm Không?

Có, bạn hoàn toàn có thể làm việc trong lĩnh vực tư vấn hướng nghiệp sau khi tốt nghiệp ngành sư phạm. Đây là một hướng đi tiềm năng và phù hợp với nền tảng kiến thức cũng như kỹ năng mà bạn có được từ chương trình đào tạo sư phạm.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: