Ngành Kỹ Thuật Hàng Không Là Gì? Cơ Hội Việc Làm Như Thế Nào?

Đánh giá post

Kỹ thuật hàng không là một trong những ngành đang rất hot hiện nay. Đây là sự lựa chọn của rất nhiều bạn trẻ trên khắp cả nước. Vậy hiểu cụ thể ngành kỹ thuật hàng không là gì? Cơ hội việc làm ngành này như thế nào? Cùng JobsGo khám phá ngay nhé.

1. Ngành Kỹ Thuật Hàng Không Là Gì?

Kỹ thuật hàng không là ngành đào tạo ra đội ngũ nhân tài, có trình độ cao về thiết kế, sửa chữa, bảo dưỡng,… máy bay hay các thiết bị khác liên quan đến máy bay như là động cơ sức đẩy, cơ khí, thủy khí,…

ngành kỹ thuật hàng không là gì
Ngành Kỹ Thuật Hàng Không Là Gì?

Hiện nay, ngành kỹ thuật hàng không bao gồm có 2 mảng đó là:

  • Kỹ thuật hàng không vũ trụ: ngành này chủ yếu nghiên cứu về các vệ tinh, tàu du hành ngoài phạm vi của khí quyển trái đất.
  • Kỹ thuật hàng không dân dụng: ngành này chủ yếu là thiết kế, chế tạo ra các loại máy bay trong phạm vi khí quyển.

Xem thêm: Dịch vụ thương mại hàng không là gì?

2. Mục Tiêu Đào Tạo Ngành Kỹ Thuật Hàng Không

Mục tiêu đào tạo của ngành kỹ thuật hàng không là chuẩn bị cho sinh viên kiến thức chuyên môn cùng kỹ năng thực hành để làm việc hiệu quả trong lĩnh vực hàng không, bao gồm thiết kế, sản xuất, bảo dưỡng, quản lý các hệ thống hàng không. Các mục tiêu chính bao gồm:

  • Kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật hàng không: Sinh viên được trang bị nền tảng vững chắc về các nguyên lý cơ bản của kỹ thuật hàng không như khí động học, động cơ máy bay, hệ thống điều khiển bay, vật liệu hàng không. Kiến thức này giúp sinh viên hiểu rõ cách thức hoạt động của các hệ thống hàng không, máy bay.
  • Kỹ năng thiết kế và phân tích: Chương trình đào tạo hướng đến việc phát triển kỹ năng thiết kế, mô phỏng, phân tích các thành phần, hệ thống của máy bay. Sinh viên sẽ học cách sử dụng các công cụ phần mềm chuyên dụng để thực hiện các nhiệm vụ này.
  • Kỹ năng thực hành và bảo dưỡng: Sinh viên được đào tạo để thực hiện các công việc bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm tra kỹ thuật máy bay. Họ cũng được trang bị kiến thức về các quy trình, tiêu chuẩn an toàn trong ngành hàng không, đảm bảo máy bay luôn hoạt động trong điều kiện tối ưu, an toàn nhất.
  • Khả năng giải quyết vấn đề và ra quyết định: Sinh viên sẽ phát triển khả năng phân tích các vấn đề kỹ thuật phức tạp, đưa ra các giải pháp sáng tạo, hiệu quả. Họ sẽ được rèn luyện việc ra quyết định nhanh chóng, chính xác, điều rất quan trọng trong ngành hàng không.
  • Nhận thức về an toàn và quy chuẩn hàng không: Sinh viên được giáo dục về tầm quan trọng của an toàn hàng không, tuân thủ các quy định, quy chuẩn quốc tế. Họ sẽ hiểu rõ trách nhiệm của mình trong việc đảm bảo an toàn cho cả hành khách, phi hành đoàn.
  • Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm: Chương trình đào tạo cũng chú trọng phát triển kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, giúp sinh viên có thể làm việc hiệu quả trong các nhóm kỹ thuật và phối hợp với các bộ phận khác nhau trong ngành hàng không.
  • Phát triển nghề nghiệp và hội nhập quốc tế: Mục tiêu cuối cùng là giúp sinh viên sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động toàn cầu, làm việc trong các hãng hàng không, các công ty sản xuất máy bay, các cơ quan quản lý hàng không hoặc tiếp tục nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực hàng không.

3. Ngành Kỹ Thuật Hàng Không Học Gì?

Trước khi theo đuổi ngành kỹ thuật hàng không thì bạn cần phải nắm được khối lượng kiến thức cũng như môn học mà ngành này giảng dạy.

Tương tự như các ngành kỹ sư khác, đối với sinh viên ngành kỹ thuật hàng không trong năm nhất và năm hai sẽ được học các môn đại cương về: Toán, Vật lý, điện, cơ khí, khí động lực học đại cương, các môn học liên quan đến kết cấu, vật liệu kết cấu, cơ học vật rắn, viễn thông, nhiệt động lực học. Ngay sau các môn tổng quan thì đây là lúc bạn cần chọn một lĩnh vực mình yêu thích để theo đuổi chuyên sâu hơn. Đặc biệt phải nói đến các chuyên ngành như:

  • Khí động lực học: Bạn sẽ nắm bắt sâu hơn về các mối quan hệ giữa vật thể và môi trường, khi được gắn động cơ thì vật chuyển động ra sao.
  • Khí co dãn học: Bạn sẽ được học chuyên sâu về sự ảnh hưởng của lực quán tính, kết cấu, độ co dãn và khí động lực lên mẫu máy.
  • Phân tích vật liệu tổng hợp: Nhà trường sẽ đào tạo và giảng dạy bạn kỹ hơn về phân tích cũng như sử dụng các loại vật liệu tổng hợp có độ bền cao cho từng bộ phận của máy bay. Mục đích của môn học này là tạo ra máy bay có trọng lượng nhẹ nhưng vẫn đảm bảo kết cấu chuẩn.
  • Điện tử hành không: Bạn sẽ được học nâng cao về hệ thống và bảng điều khiển trên máy bay, vệ tinh nhân tạo, du hành vũ trụ. Một vài thiết bị cần kể đến như: Thiết bị định hướng, hệ thống tự lái, máy quét ra-đa, hệ thống liên lực và lưu thông trên không, hộp đen,…
  • Hệ thống đẩy: Bạn sẽ được nhà trường dạy chuyên sâu về cơ chuyển động, nhiệt động lực học, ga động lực học và sức bền của vật liệu.

Xem thêm: Có nên học học viện hàng không hay không?

4. Ngành Kỹ Thuật Hàng Không Có Được Ưa Chuộng?

Hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thì càng nhiều bạn trẻ có cơ hội tiếp cận với ngành kỹ thuật hàng không. Được biết, để theo đuổi ngành này các bạn cần nhiều kiến thức chuyên môn, kỹ năng và cả kinh nghiệm. Không chỉ vậy, ngành kỹ thuật hàng không đang thiếu nhiều nhân lực giỏi. Chính vì thế mà đây vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức lớn đối với các bạn.

Ngành kỹ thuật hàng không giúp các bạn có cơ hội vươn xa hơn với mức lương cao. Không chỉ vậy bạn còn được làm việc trong môi trường năng động, ổn định và phát triển tốt.

Khi tham gia vào ngành này, các bạn được tiếp xúc với nhiều công nghệ mới, hiện đại. Chính vì thế mà rất nhiều bạn trẻ năng động muốn được theo đuổi ngành này. Bên cạnh đó cũng có nhiều trường đại học trên cả nước có tuyển sinh và đào tạo ngành, tạo cơ hội cho những bạn có đam mê.

5. Cách Xác Định Bạn Có Phù Hợp Với Ngành Kỹ Thuật Hàng Không

Để biết bạn có phù hợp với ngành hay không thì hãy xem bản thân có những yếu tố sau không nhé!

5.1 Có Khả Năng Toán Học, Áp Dụng Kiến Thức Lý Thuyết Vào Thực Tiễn

Đối với ngành có tính chất đặc thù này, bạn cần phải biết áp dụng công thức vào công việc một cách chính xác. Bởi chỉ cần lỗi sai nhỏ cũng có thể đẩy vấn đề đi rất xa, gây thiệt hại lớn về tính mạng và của cải.

5.2 Có Khả Năng Giao Tiếp, Làm Việc Nhóm Tốt

Đương nhiên trong môi trường làm việc ngành kỹ thuật hàng không, bạn không thể hoàn thành công việc một cách độc lập được mà cần có sự hợp tác, phối hợp của nhiều bộ phận khác nhau. Điều này sẽ giúp công việc diễn ra suôn sẻ, thuận lợi hơn.

5.3 Có Khả Năng Ngoại Ngữ Và Tin Học Tốt

Trong mọi ngành nghề, đặc biệt là hàng không thì ngoại ngữ và tin học sẽ liên quan trực tiếp đến công việc. Bởi vậy mà việc nắm bắt tốt kiến thức này sẽ rất có lợi cho bạn, hỗ trợ bạn làm việc hiệu quả hơn.

tất tần tật về ngành kỹ thuật hàng không
Cách Xác Định Bạn Có Phù Hợp Với Ngành Kỹ Thuật Hàng Không

5.4 Có Tinh Thần Trách Nhiệm Và Chịu Được Áp Lực Lớn

Kỹ thuật hàng không là ngành có áp lực vô cùng lớn. Công việc của ngành tương đối đặc thù, đòi hỏi bạn phải tăng ca nhiều, tư duy, suy nghĩ nhiều để tìm ra hướng đi mới. Tuy nhiên, nếu bạn có đủ bản lĩnh, kiên trì và không ngừng nỗ lực cống hiến thì bạn sẽ có rất nhiều cơ hội phát triển.

5.5 Có Tính Cẩn Thận Và Tỉ Mỉ

Đối với một ngành yêu cầu tuyệt đối về độ chính xác cao như kỹ thuật hàng không thì bạn sẽ không được phép phạm sai lầm dù là nhỏ nhất. Chính vì thế mà tính cẩn thận, tỉ mỉ sẽ rất cần cho bạn khi theo đuổi ngành này.

Xem thêm: Tiếp viên hàng không lương tháng bao nhiêu?

6. Ngành Kỹ Thuật Hàng Không Thi Khối Nào?

ngành kỹ thuật hàng không thi khối nào
Ngành Kỹ Thuật Hàng Không Thi Khối Nào?

Ngành kỹ thuật hàng không có mã ngành là: 7520120

Để theo đuổi được ngành này, bạn cần phải chọn một trong những tổ hợp môn như sau:

  • Tổ hợp A00: Toán, Lý, Hóa
  • Tổ hợp A01: Toán, Lý, Sinh
  • Tổ hợp D07: Toán, Hóa, Tiếng Anh
  • Tổ hợp D09: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh

Tùy vào năng lực, sở thích môn học mà các bạn có thể lựa chọn khối thi phù hợp cho bản thân mình. Việc mở rộng nhiều khối thi này cũng tạo điều kiện cho các bạn có thể theo đuổi ước mơ, đam mê của mình.

7. Ngành Kỹ Thuật Hàng Không Ra Làm Gì?

Ngày nay, nhu cầu di chuyển bằng máy bay của con người tăng cao vì thế mà cơ hội phát triển ngành cũng rất đa dạng. Nếu như theo đuổi ngành này bạn sẽ có cơ hội lựa chọn các công việc như:

7.1 Thiết Kế Và Phát Triển

Kỹ sư hàng không có thể tham gia vào quá trình thiết kế, phát triển các loại máy bay, trực thăng hoặc các thiết bị bay khác. Người làm công việc này đòi hỏi phải có sự hiểu biết sâu sắc về khí động học, vật liệu, công nghệ tiên tiến để tạo ra những sản phẩm an toàn, hiệu quả, có tính cạnh tranh cao trên thị trường. Bạn cần làm việc chặt chẽ với các chuyên gia khác, bao gồm kỹ sư điện tử, cơ khí, phần mềm, đảm bảo rằng mọi hệ thống hoạt động hài hòa với nhau.

7.2 Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa

Trong vai trò này, bạn sẽ đảm nhận việc bảo trì, sửa chữa các máy bay để chúng luôn trong trạng thái hoạt động tốt nhất. Đây là công việc rất quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến sự an toàn của các chuyến bay. Bạn cần nắm vững các tiêu chuẩn an toàn quốc tế, có khả năng phát hiện, sửa chữa các hư hỏng hoặc sự cố kỹ thuật phức tạp trong thời gian ngắn nhất, tránh làm gián đoạn lịch trình bay.

7.3 Quản Lý Và Điều Hành

Theo đuổi ngành kỹ sư hàng không, bạn có thể thăng tiến lên các vị trí quản lý với nhiệm vụ giám sát, điều hành các dự án sản xuất hoặc bảo dưỡng lớn. Trở thành người quản lý, bạn không chỉ cần có kiến thức kỹ thuật sâu rộng mà còn phải có kỹ năng quản lý dự án, quản lý con người cùng khả năng ra quyết định hiệu quả.

7.4 Nghiên Cứu Và Phát Triển

Bạn cũng có thể lựa chọn làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D) để tạo ra các công nghệ mới hoặc cải tiến các sản phẩm hiện có. Công việc này thường được thực hiện tại các viện nghiên cứu, các công ty công nghệ cao…

7.5 Giảng Dạy Và Đào Tạo

Đi theo con đường giảng dạy, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của mình với thế hệ kỹ sư trẻ hơn cũng là một trong những lựa chọn lý tưởng cho bạn. Bạn có thể làm việc tại các trường đại học hoặc các trung tâm đào tạo chuyên ngành, hướng dẫn sinh viên về các nguyên tắc cơ bản của kỹ thuật hàng không cũng như cung cấp các khóa đào tạo chuyên sâu về các kỹ năng cụ thể cần thiết trong ngành.

7.6 Làm Việc Trong Lĩnh Vực Không Gian

Ngành kỹ thuật hàng không không chỉ giới hạn trong việc làm việc với máy bay mà còn mở rộng sang lĩnh vực không gian, bao gồm thiết kế, phát triển vệ tinh, tàu vũ trụ và các hệ thống liên quan. Với lĩnh vực này, bạn có thể tham gia vào các dự án quan trọng như khám phá vũ trụ, phát triển công nghệ liên lạc vệ tinh hay thực hiện các nhiệm vụ không gian quốc tế. Để hoàn thành tốt vai trò của mình, bạn cần nắm vững kiến thức về môi trường không gian cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến thiết bị hoạt động trong môi trường khắc nghiệt ngoài trái đất.

kỹ thuật hàng không ra làm gì
Ngành Kỹ Thuật Hàng Không Ra Làm Gì?

8. Ngành Kỹ Thuật Hàng Không Học Trường Nào?

Để theo đuổi ngành kỹ thuật hàng không, bạn có thể tham khảo một vài trường như sau:

Tên trường Tổ hợp môn Điểm chuẩn 2024
Học viện phòng không không quân A00, A01 23,7
Học viện hàng không Việt Nam A00, A01, D07, D90 23,6
Đại học Bách Khoa Hà Nội A00, A01 26,22

>>>Có thể bạn quan tâm: Ngành kỹ thuật hệ thống công nghiệp học trường nào?

9. Mức Lương Ngành Kỹ Thuật Hàng Không

Không chỉ có cơ hội lớn, đa dạng nhiều vị trí việc làm mà mức lương dành cho những cử nhân làm việc ngành kỹ thuật hàng không cũng vô cùng tốt. Đây là một trong những ngành thuộc top đầu với mức lương khủng.

Bình thường, một cử nhân kỹ thuật hàng không mới ra trường sẽ nhận được mức lương cơ bản từ 10 – 15 triệu đồng/tháng. Với những ai đã có kinh nghiệm thì có thể đạt mức 15 – 20 triệu đồng/tháng.

Qua bài viết trên, hy vọng JobsGO đã giúp các bạn hiểu rõ “Ngành kỹ thuật hàng không là gì?”. Có thể thấy kỹ thuật hàng không là một ngành vô cùng có tương lai, cơ hội rộng mở dành cho các bạn trẻ. Nếu bạn đang mơ ước được làm việc, phát triển trong lĩnh vực này, đừng ngần ngại, hãy nỗ lực và theo đuổi ngay nhé. Chúc các bạn thành công!

Câu hỏi thường gặp

1. Ngành Kỹ Thuật Hàng Không Có Khó Không?

Ngành kỹ thuật hàng không được xem là một trong những ngành kỹ thuật có độ khó cao do yêu cầu kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực kỹ thuật và sự chính xác trong công việc. Tuy nhiên, với sự đam mê, nỗ lực, sinh viên có thể vượt qua các thách thức này.

2. Ngành Kỹ Thuật Hàng Không Có Cần Học Tiếng Anh Không?

Tiếng Anh là rất quan trọng trong ngành kỹ thuật hàng không vì hầu hết các tài liệu kỹ thuật, công nghệ và các tiêu chuẩn quốc tế đều được viết bằng tiếng Anh. Ngoài ra, tiếng Anh còn cần thiết khi làm việc với các đối tác nước ngoài hoặc trong các công ty đa quốc gia.

3. Công Việc Của Ngành Kỹ Thuật Hàng Không Này Có Áp Lực Không?

Công việc trong ngành kỹ thuật hàng không thường đi kèm với áp lực lớn do yêu cầu về độ chính xác cao và độ an toàn.

4. Tìm Việc Làm Ngành Kỹ Thuật Hàng Không Ở Đâu?

Bạn có thể tìm việc làm ngành kỹ thuật hàng không tại các hãng hàng không, công ty sản xuất máy bay, cơ quan hàng không dân dụng, công ty bảo dưỡng máy bay, viện nghiên cứu, trường đại học và các dự án không gian. Các trang web tuyển dụng như JobsGO cũng là nguồn hữu ích để tìm kiếm cơ hội việc làm trong ngành này.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: