Ngành Khoa Học Máy Tính Là Gì? Cơ Hội Việc Làm Hấp Dẫn Nhất 2025

Đánh giá post

Cách mạng 4.0 bùng nổ đã làm ảnh hưởng đến các lĩnh vực trong đời sống, trong đó có ngành khoa học máy tính. Hiện nay, ngành này đang có sức hấp dẫn với nhiều bạn trẻ bởi cơ hội việc làm cũng như mức lương. Vậy bạn đã biết khoa học máy tính là gì? Ngành khoa học máy tính có dễ xin việc không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ.

Mục lục

1. Ngành Khoa Học Máy Tính Là Gì?

Trong tiếng Anh, ngành khoa học máy tính được gọi là “Computer Science”. Vậy Computer Science là gì? Nó là ngành nghiên cứu, tìm hiểu về cơ sở lý thuyết của thông tin, toán học và ứng dụng của chúng trong hệ thống máy tính.

Ngành khoa học máy tính là ngành nghiên cứu cách ứng dụng của thuật toán trong chương trình của máy tính. Bằng việc sử dụng nhiều thuật toán, toán học cao cấp, các nhà khoa học máy tính có thể tạo ra được cách mới để điều hành và truyền tải thông tin. Cụ thể hơn, họ sẽ tìm hiểu các phần mềm, hệ thống quản lý, tập lệnh,… Trong đó, kỹ thuật phần mềm là một lĩnh vực quan trọng, giúp sinh viên học chuyên ngành này được trang bị các kiến thức về ngôn ngữ lập trình, thuật toán, phát triển sản phẩm phần mềm cùng nhiều kỹ năng khác.

ngành khoa học máy tính
Ngành khoa học máy tính là gì? Computer science là ngành gì?

Nhìn chung, khoa học máy tính giúp bạn có thể làm chủ các khía cạnh của máy tính bao gồm: chế tạo – thiết kế – vận hành – sửa chữa các yếu tố như phần mềm – phần cứng – hệ thống hay mạng lưới. Đây là ngày phù hợp cho các bạn yêu thích máy tính và muốn tìm hiểu về máy tính một cách sâu sắc, chi tiết nhất.

Trong quá trình học tập, bạn sẽ được học các môn chuyên ngành liên quan trực tiếp tới công việc bạn sẽ thực hiện, kèm theo đó là các môn đại cương như lịch sử máy tính, ứng dụng của ngành,… Song song với đó, bạn sẽ phải học thêm về xây dựng hệ thống dữ liệu, web, hệ điều hành, được trang bị kỹ năng liên quan đến phân tích thuật toán, lập trình, cấu trúc hệ thống,… Để tốt nghiệp bạn sẽ cần thi hoặc làm đồ án. Các trường đại học thường tạo điều kiện để sinh viên được thực tập trực tiếp trong các doanh nghiệp để tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm thực tế.

Xem thêm: Quản trị mạng máy tính là gì?

2. Ngành Khoa Học Máy Tính Thi Khối Nào?

Khoa học máy tính có mã ngành là: 7480101

Các tổ hợp môn xét tuyển như sau:

  • A00 – Toán, Lý, Hóa
  • A01 – Toán, Lý, Tiếng Anh
  • D01 – Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh
  • D07 – Toán, Học, Tiếng Anh
  • C01 – Ngữ Văn, Toán, Lý
  • D08 – Toán, Sinh, Tiếng Anh
  • C14 – Ngữ Văn, Toán, Giáo dục công dân
  • C02 – Ngữ Văn, Toán, Hóa

Nhìn vào trong tổ hợp xét tuyển của ngành có thể thấy rằng toán là môn học bắt buộc bạn cần học tốt để thi vào. Trong quá trình học, Tin sẽ là môn tiếp theo bạn cần học tốt để theo đuổi ngành. Ngoài ra, tiếng Anh là môn bạn nên trau dồi kiến thức khi còn học trung học cơ sở, trung học phổ thông để dễ dàng cập nhật kiến thức liên tục. Chưa kể tới, khi ra trường, việc sở hữu khả năng tiếng Anh cũng là điểm cộng rất lớn cho chiếc CV xin việc của bạn.

Có thể thấy đây là một ngành có nhiều tổ hợp môn xét tuyển. Đa dạng tổ hợp sẽ là điều kiện tốt để các bạn theo đuổi ngành này. Vậy bạn có biết khoa học máy tính điểm chuẩn như thế nào không?

Điểm chuẩn của ngành sẽ căn cứ vào hình thức xét tuyển. Ví dụ, nếu xét theo điểm thi THPT thì mức điểm sẽ dao động khoảng 15 – 24 điểm. Ngoài ra cũng tùy vào từng trường, từng tổ hợp môn cũng sẽ có mức điểm khác nhau.

computer science là ngành gì
Ngành khoa học máy tính thi khối nào?

3. Khoa Học Máy Tính Học Trường Nào?

Việc chọn trường để học cũng là vấn đề được nhiều phụ huynh và các bạn học sinh quan tâm đến. Căn cứ vào lực học, điều kiện kinh tế, nơi ở mà bạn có thể chọn trường sao cho phù hợp nhất. Hiện nay trên cả nước vô số trường đào tạo kỹ sư khoa học máy tính, điển hình như:

Trường Khối thi Điểm chuẩn
Đại học Kinh tế Quốc dân A00, A01, D01 26.45
Đại học Bách khoa Hà Nội A00, A01, D01, D07 28.53
Đại học FPT A00, A01, D01 26.00
Đại học Phenikaa A00, A01, D01, D07 23.50
Đại học Tôn Đức Thắng A00, A01, D01, D07 22.70
Đại học Công nghệ Thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM) A00, A01, D01, D07 27.30
Đại học Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) A00, A01, D01, D07 28.10

Xem thêm: Ngành công nghệ thông tin nên học trường nào?

Ngoài danh sách các trường đại học, cao đẳng trong nước kể trên, bạn có thể tham khảo thêm một số trường nổi tiếng tại nước ngoài đào tạo chuyên ngành này như:

Tại Hoa Kỳ:

  • Trường Oregon State University
  • Trường University of Minnesota
  • Trường University of Hartford
  • Trường University of Wisconsin-Milwaukee

Tại Vương quốc Anh:

  • Trường University of Cumbria
  • Trường University of London
  • Trường University of Reading
  • Trường University of Portsmouth
  • Trường University of Chester

Tại Canada:

  • Trường Bow Valley College
  • Trường Cape Breton University
  • Trường University of Northern British Columbia
  • Trường George Brown College
  • Trường Mount Royal University

Tại New Zealand:

  • Trường The University of Waikato
  • Trường Manukau Institute of Technology
  • Trường University of Otago
  • Trường Media Design School
  • Trường Victoria University of Wellington

>>> Tìm hiểu thêm: Ngành Data science là gì?

4. Ngành Khoa Học Máy Tính Có Được Ưa Chuộng Không?

Ngành khoa học máy tính hiện nay rất được ưa chuộng và là một trong những ngành có triển vọng nghề nghiệp tốt nhất. Điều này xuất phát từ sự phát triển không ngừng của công nghệ, đặc biệt là trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (machine learning), điện toán đám mây, phân tích dữ liệu. Các doanh nghiệp đang ngày càng chú trọng đến việc tối ưu hóa quy trình, ứng dụng công nghệ để duy trì và phát triển. Vì vậy, nhu cầu tuyển dụng nhân lực trong ngành khoa học máy tính cũng ngày càng tăng.

Việc học ngành khoa học máy tính mở ra rất nhiều cơ hội nghề nghiệp, từ các vị trí lập trình viên, kỹ sư phần mềm, chuyên gia an ninh mạng cho đến các chuyên gia dữ liệu. Ngoài ra, mức thu nhập của các ngành nghề này cũng rất hấp dẫn, tạo động lực lớn cho các sinh viên, các nhà tuyển dụng. Thực tế, nhiều trường đại học, đặc biệt ở các quốc gia phát triển, luôn giữ số lượng tuyển sinh ngành này ở mức cao do nhu cầu nguồn nhân lực vẫn đang rất lớn.

Tóm lại, ngành khoa học máy tính không chỉ là một ngành học thú vị mà còn mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp với mức thu nhập ổn định, vì thế rất được ưa chuộng hiện nay.

5. Kiến Thức, Kỹ Năng Cần Thiết Để Học Khoa Học Máy Tính

khoa học máy tính học gì
Kiến thức, kỹ năng cần thiết để học khoa học máy tính

Khoa học máy tính là một ngành học đang được rất nhiều bạn trẻ quan tâm và tìm hiểu. Vậy cần chuẩn bị gì để học ngành này? Nội dung tiếp theo sẽ đưa ra một vài thông tin giúp bạn chuẩn bị tốt khi tham gia học khoa học máy tính.

5.1. Kiến Thức Chuyên Môn

  • Lập trình: Đây là kiến thức cốt lõi trong ngành với các ngôn ngữ phổ biến như Python, Java, C++ hoặc JavaScript. Kiến thức về cấu trúc dữ liệu, thuật toán giúp lập trình viên giải quyết vấn đề tối ưu nhất.
  • Hệ điều hành: Kiến thức vững về các hệ điều hành (Windows, Linux, macOS) là rất quan trọng vì lập trình viên cần hiểu cách các hệ thống máy tính hoạt động, cách quản lý bộ nhớ, xử lý các tác vụ đa nhiệm.
  • Cơ sở dữ liệu: Sinh viên ngành này cần nắm vững kiến thức về các hệ quản trị cơ sở dữ liệu như MySQL, MongoDB hoặc Oracle để thiết kế, quản lý dữ liệu hiệu quả.
  • Mạng máy tính: Kiến thức về cách thức các thiết bị kết nối, giao tiếp trong mạng máy tính như các giao thức, bảo mật và cấu trúc mạng.
  • Phát triển phần mềm: Hiểu về quy trình phát triển phần mềm, từ giai đoạn phân tích yêu cầu, thiết kế, lập trình, kiểm thử cho đến triển khai, bảo trì.
  • Trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (Machine Learning): Đây là những lĩnh vực đang rất phát triển trong ngành khoa học máy tính. Kiến thức về AI giúp bạn hiểu các thuật toán học sâu, học máy, cách ứng dụng chúng trong giải quyết vấn đề.
  • Bảo mật thông tin: Với sự gia tăng của các mối đe dọa mạng, bảo mật là một lĩnh vực không thể thiếu, bao gồm kiến thức về bảo mật dữ liệu, mã hóa, phòng chống tấn công mạng rất quan trọng.

5.2. Kỹ Năng

Bên cạnh kiến thức chuyên môn, bạn cũng cần trau dồi, rèn luyện các kỹ năng sau đây nếu muốn mở rộng cơ hội thăng tiến trong ngành.

5.2.1. Tâm Lý Vững Vàng

Đầu tiên để có thể tham gia ngành khoa học máy tính bạn cần phải chuẩn bị cho mình một tâm lý thật vững vàng. Một tâm lý vững sẽ giúp bạn vượt qua được những khó khăn trong quá trình học tập, vì khoa học máy tính được đánh giá là một ngành học khó. Điều quan trọng nữa là ngành này hội tụ rất nhiều nhân tài. Có những người chuyên tin, có những người đã từng đạt giải quốc gia…. Chuẩn bị một tâm lý vững vàng sẽ giúp bạn không bị sốc để học tập tốt hơn.

Xem thêm: Ngành công nghệ thông tin thi khối nào?

5.2.2. Trau Dồi Kỹ Năng Ngoại Ngữ

Phần lớn các tài liệu sẽ được viết bằng tiếng Anh. Chính vì vậy mà việc đầu tư trau dồi khả năng ngoại ngữ là một trong những việc làm quan trọng bạn cần làm khi học ngành khoa học máy tính. Không chỉ vậy có ngoại ngữ cơ hội việc làm của bạn cũng trở nên rộng mở hơn.

5.2.3. Tư Duy Logic Và Phân Tích

Tư duy logic là một tố chất quan trọng trong ngành khoa học máy tính. Khi lập trình hoặc thiết kế hệ thống, bạn phải suy nghĩ một cách có hệ thống và rõ ràng để có thể giải quyết vấn đề hiệu quả. Các bài toán trong khoa học máy tính thường yêu cầu phân tích chi tiết, chia nhỏ vấn đề, tìm ra các giải pháp tối ưu. Khả năng suy nghĩ logic giúp bạn tìm ra cách tiếp cận đúng đắn, nhanh chóng nhận diện các lỗi trong chương trình.

5.2.4. Khả Năng Giải Quyết Vấn Đề

Ngành khoa học máy tính không thiếu thử thách. Để thành công, bạn cần có khả năng phân tích vấn đề, suy nghĩ sáng tạo, tìm ra giải pháp hiệu quả. Việc giải quyết các vấn đề phức tạp trong lập trình, bảo mật hoặc tối ưu hóa yêu cầu bạn không chỉ có kiến thức kỹ thuật mà còn phải linh hoạt trong cách tiếp cận. Khả năng giải quyết vấn đề giúp bạn vượt qua các thử thách, tạo ra các sản phẩm phần mềm chất lượng.

5.2.5. Sự Kiên Nhẫn Và Tập Trung

Làm việc trong ngành khoa học máy tính đôi khi đòi hỏi sự kiên nhẫn cao, nhất là khi bạn đối mặt với các lỗi chương trình (bugs) hoặc phải tối ưu hóa một thuật toán phức tạp. Việc tìm ra giải pháp cho những vấn đề không dễ dàng đòi hỏi bạn phải kiên trì, thử nghiệm nhiều lần, không bỏ cuộc. Sự kiên nhẫn cũng giúp bạn duy trì sự tập trung trong quá trình học, phát triển phần mềm, tránh những sai sót không đáng có.

5.2.6. Khả Năng Làm Việc Nhóm

Mặc dù kỹ năng lập trình có thể thực hiện độc lập nhưng ngành khoa học máy tính hiện nay đòi hỏi bạn phải có khả năng làm việc nhóm hiệu quả. Các dự án phần mềm thường có sự tham gia của nhiều người từ các bộ phận khác nhau, như lập trình viên, nhà thiết kế, chuyên gia kiểm thử. Khả năng giao tiếp rõ ràng, phối hợp nhịp nhàng trong nhóm giúp dự án phát triển thuận lợi, đáp ứng yêu cầu người dùng.

5.2.7. Sáng Tạo Và Đổi Mới

Ngành khoa học máy tính không chỉ yêu cầu kiến thức kỹ thuật mà còn đòi hỏi sự sáng tạo. Bạn cần có khả năng nghĩ ra những giải pháp mới cho các vấn đề hiện tại, sáng tạo ra các công cụ hoặc ứng dụng phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của người dùng. Ngành công nghiệp công nghệ đang thay đổi nhanh chóng, vì vậy khả năng đổi mới, cập nhật kiến thức mới là yếu tố quan trọng để thành công lâu dài trong lĩnh vực này.

5.2.8. Khả Năng Học Hỏi Và Thích Ứng

Công nghệ trong ngành khoa học máy tính thay đổi liên tục, vì vậy việc học hỏi không ngừng là cần thiết. Bạn sẽ phải làm quen với các công cụ, ngôn ngữ lập trình và xu hướng mới như trí tuệ nhân tạo, học máy hoặc điện toán đám mây. Khả năng tiếp thu kiến thức mới, khả năng làm quen với các công nghệ mới, khả năng thích ứng nhanh chóng sẽ giúp bạn duy trì sự cạnh tranh trong ngành.

Xem thêm: Mô tả công việc kỹ sư phần mềm

6. Ngành Khoa Học Máy Tính Học Gì?

computer science là ngành học về kiến thức gì
Computer Science là ngành học về kiến thức gì?

Trong 4 năm học ngành khoa học máy tính các bạn sẽ phải đảm bảo các môn học như sau:

Năm 1, 2: Nhà trường sẽ đào tạo kiến thức cơ bản, làm nền tảng cho cho sinh viên:

Các môn đại cương gồm:

  • Giải tích
  • Đại số tuyến tính
  • Xác suất thống kê
  • Toán rời rạc
  • Vật lý đại cương
  • Các môn triết và pháp luật
  • Anh văn

Môn cơ sở ngành

  • Nhập môn lập trình
  • Cấu trúc và dữ liệu giải thuật
  • Lập trình hướng đối tượng
  • Cơ sở dữ liệu
  • Toán KHMT
  • Phân tích và thiết kế thuật toán
  • Hệ điều hành
  • Mạng máy tính
  • Máy học
  • Nguyên lý lập trình

Năm 3, 4: Đến giai đoạn này thì ngành có 3 định hướng chuyên sâu cho sinh viên đó là:

Công nghệ tri thức và máy học gồm các môn:

  • Xử lý dữ liệu
  • Các thuật toán máy học
  • Model máy học
  • Đánh giá độ hiệu quả của Modem, thuật toán

Thị giác máy tính và đa phương tiện gồm các môn:

  • Xử lý ảnh, video
  • Đồ họa đa phương tiện
  • Thị giác máy tính
  • Xử lý dữ liệu đa phương tiện
  • Công nghệ đa phương tiện
  • Máy học và nhận dạng
  • Thực tại ảo, thực tại tăng cường
  • Tổ chức, truy vấn thông tin đa phương tiện

Xử lý ngôn ngữ tự nhiên gồm các môn:

  • Xử lý câu, đoạn
  • Phân tích cú pháp
  • Thuật toán chuyển đổi
  • Công nghệ dịch thuật

Đối với sinh viên đang quan tâm đến các ngành liên quan, có thể tìm hiểu thêm công nghệ thông tin gồm những chuyên ngành nào, để lựa chọn hướng đi phù hợp với đam mê và mục tiêu nghề nghiệp của mình.

7. Học Khoa Học Máy Tính Ra Làm Gì?

học khoa học máy tính ra làm gì
Học ngành khoa học máy tính ra làm nghề gì?

Khoa học máy tính là ngành học đa dạng, sau khi học bạn có thể làm các công việc liên quan đến các lĩnh vực sau:

7.1. Trí Tuệ Nhân Tạo

Trí tuệ nhân tạo (AI) đã tương đối quen thuộc trong đời sống hằng ngày. Nó hiện diện trên điện thoại tìm kiếm bằng giọng nói, khả năng tự động đỗ – phanh – lái của xe ô tô, tính năng nhận diện không mặt người,… và người tạo ra tính năng này gọi là kỹ sư trí tuệ nhân tạo. Kỹ sư AI là những người phát triển và sử dụng AI để phân tích dữ liệu và giải quyết vấn đề. Việc phát triển AI chủ yếu sử dụng ngôn ngữ lập trình Python, ngôn ngữ này được học trong khoa học máy tính.

Tất nhiên, chúng được sử dụng các khuôn khổ nhất định, nhưng nếu bạn nghiên cứu khoa học máy tính, bạn sẽ có thể hiểu chúng nhanh hơn và sử dụng một cách phù hợp. Chúng ta để AI phân tích một lượng lớn dữ liệu, nhưng để phân tích đúng cách, sẽ cần đến cần kiến ​​thức toán học, đây là những kiến thức được học trong khoa học máy tính.

Kiến thức về khoa học máy tính là điều cần thiết để tận dụng tối đa công nghệ tiên tiến trong trí tuệ nhân tạo. Bởi thế nên trở thành một kỹ sư AI là ước mơ của rất nhiều sinh viên khoa học máy tính. Đây cũng là công việc tiềm năng với mức lương vô cùng hấp dẫn khi ra trường.

7.2. Lập Trình Ứng Dụng

Lập trình ứng dụng là ngành đào tạo ra các kỹ sư ứng dụng, họ là kỹ sư phát triển các ứng dụng cho hệ thống CNTT. Các ngôn ngữ lập trình khác nhau được sử dụng tùy thuộc vào ứng dụng mà họ phát triển. Về cơ bản sẽ sử dụng các ngôn ngữ lập trình của ngành khoa học máy tính như Java, C, C #, PHP,…

Nhìn chung lập trình viên ứng dụng là công việc phát triển các ứng dụng hoạt động trên máy tính cá nhân và điện thoại thông minh sử dụng ngôn ngữ lập trình. Những người chủ yếu phát triển ứng dụng cho điện thoại thông minh, máy tính bảng và PC như iPhone và Android được gọi là lập trình viên ứng dụng.

Bên cạnh đó, bạn có thể tìm hiểu lập trình nhúng là gì, một lĩnh vực khác cũng đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghệ thông tin, liên quan đến việc phát triển phần mềm hoạt động trên các thiết bị phần cứng cụ thể.

7.3. Lập Trình Game

Trở thành một lập trình viên game sẽ rất phù hợp nếu bạn có đam mê với trò chơi điện tử. Lập trình viên game là công việc viết các chương trình hoạt động trong quá trình phát triển trò chơi. Họ sẽ tạo ra các trò chơi bằng cách sử dụng đầy đủ các ngôn ngữ lập trình như C ++ và C,…

Để trở thành một lập trình viên trò chơi, bạn cần có kiến ​​thức cơ bản về ngôn ngữ lập trình và công nghệ và những kiến thức chuyên ngành khoa học máy tính nói chung.

Xem thêm: Lập trình game là gì?

7.4. Lập Trình Web

Đây là công việc chịu trách nhiệm xây dựng và quản lý website cho công ty, cửa hàng. Nếu bạn đang nhắm đến một công việc như nhà thiết kế web hoặc giám đốc web, bạn nên nghiên cứu một công ty sản xuất trang web.

Ngành công nghiệp web và internet có phạm vi rộng lớn. Vui lòng tham khảo phần sau để phân loại chi tiết hơn.

  • Sản xuất trang web
  • Quảng cáo qua mạng
  • SNS
  • Trang web Cổng thông tin / Công cụ Tìm kiếm
  • EC (Thương mại điện tử)
  • Fintech

7.5. An Ninh Hệ Thống

Hệ thống dữ liệu của công ty sẽ bao gồm: Phần mềm, ứng dụng, thiết bị,.. đều phải được bảo vệ để tránh sự xâm nhập, trục lợi từ người khác. Ngành khoa học máy tính sẽ giúp các bạn tìm ra lỗ hổng bảo mật và phương pháp hiệu quả để khắc phục điều đó. Các chuyên gia như hacker mũ đỏ sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện và sửa chữa các lỗ hổng bảo mật này, giúp tăng cường sự an toàn cho hệ thống dữ liệu của công ty.

7.6. Chuyên Gia Phân Tích Dữ Liệu (Data Analyst)

Công việc của một chuyên gia phân tích dữ liệu là thu thập, làm sạch, phân tích dữ liệu để rút ra những thông tin quan trọng phục vụ cho các quyết định kinh doanh. Họ thường làm việc với các công cụ phân tích dữ liệu như Excel, Tableau hoặc Power BI để tạo ra các báo cáo trực quan giúp các bộ phận trong công ty hiểu rõ hơn về xu hướng và hành vi của người tiêu dùng. Công việc này đòi hỏi khả năng xử lý số liệu nhanh chóng, chính xác.

7.7. Quản Lý Hệ Thống Thông Tin (Information Systems Manager)

Quản lý hệ thống thông tin là công việc liên quan đến việc giám sát, duy trì cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của tổ chức. Họ đảm bảo rằng tất cả các hệ thống máy tính, phần mềm, mạng lưới trong công ty hoạt động ổn định, an toàn, hiệu quả. Ngoài ra, họ còn chịu trách nhiệm quản lý đội ngũ IT, xây dựng chiến lược công nghệ, cải tiến các hệ thống nhằm tăng cường năng suất, bảo mật.

7.8. Kỹ Sư Điện Toán Đám Mây (Cloud Engineer)

Công việc của một kỹ sư điện toán đám mây là thiết kế, triển khai, quản lý các dịch vụ điện toán đám mây. Họ sử dụng các nền tảng đám mây như Amazon Web Services (AWS), Microsoft Azure hoặc Google Cloud để xây dựng các giải pháp linh hoạt, có thể mở rộng cho doanh nghiệp. Đây là công việc đòi hỏi kiến thức vững về cơ sở hạ tầng đám mây, quản lý hệ thống, các công cụ ảo hóa. Kỹ sư điện toán đám mây đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa hiệu suất hệ thống.

Xem thêm: Hệ thống thông tin là gì?

8. Nhu Cầu Nguồn Nhân Lực Ngành Khoa Học Máy Tính

Hiện nay, nhu cầu về nguồn nhân lực của ngành khoa học máy tính đang không ngừng tăng lên, kể cả trong và ngoài nước. Đây là cơ hội thuận lợi giúp các bạn sinh viên mới ra trường tìm việc dễ dàng.

Tại Mỹ, khoa học máy tính là ngành được đánh giá là có thị trường việc làm tốt. Nhu cầu tuyển dụng của ngành khoảng hơn 500.000 cho các vị trí khác nhau. Trong khi đó, mỗi năm chỉ có khoảng 50.000 kỹ sư máy tính ra trường.

Tại Việt Nam, khoa học máy tính là một trong những nghề nằm trong danh mục công nghệ 4.0. Trong những gần đây, nhu cầu tuyển dụng lĩnh vực này tăng mạnh nhưng đang có xu hướng chững lại. Nguyên nhân của điều này đó là do sự phát triển và du nhập quá mạnh mẽ của dự án công nghệ nước ngoài, sự bùng nổ của dữ liệu,…

Xem thêm: Top 5 trường đại học công nghệ thông tin Hà Nội tốt nhất

9. Sự Khác Biệt Giữa Ngành Khoa Học Máy Tính Và Công Nghệ Thông Tin

Dù cả hai ngành đều liên quan đến công nghệ, nhưng khoa học máy tính và Công nghệ thông tin lại có những sự khác biệt, cụ thể là:

Tiêu chí Khoa học máy tính Công nghệ thông tin
Mục tiêu đào tạo Tập trung vào nghiên cứu, phát triển lý thuyết, thuật toán, các hệ thống máy tính, trí tuệ nhân tạo và học máy. Tập trung vào ứng dụng công nghệ vào giải quyết các vấn đề thực tế như quản lý hệ thống, bảo mật thông tin, mạng máy tính.
Chương trình học Chuyên sâu về lập trình, cấu trúc dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, máy học, khoa học dữ liệu. Tập trung vào quản lý cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bảo mật mạng, phát triển phần mềm ứng dụng.
Kỹ năng phát triển Lập trình nâng cao, phát triển phần mềm, phân tích, thiết kế thuật toán, nghiên cứu về khoa học dữ liệu. Quản lý hệ thống, duy trì, bảo trì mạng lưới, phát triển ứng dụng phần mềm, hỗ trợ kỹ thuật.
Công việc sau khi tốt nghiệp Nhà phát triển phần mềm, chuyên gia về dữ liệu, kỹ sư phần mềm, nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo. Quản trị hệ thống, chuyên viên bảo mật, quản trị mạng, kỹ sư hỗ trợ kỹ thuật, quản lý dự án công nghệ thông tin.
Tính chất công việc Tạo ra các giải pháp công nghệ mới và đột phá, nghiên cứu các thuật toán tối ưu. Ứng dụng công nghệ để quản lý và duy trì các hệ thống, mạng, cơ sở hạ tầng.
Lĩnh vực áp dụng Phát triển phần mềm, khoa học dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, nghiên cứu máy tính. Quản lý công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp, bảo mật, mạng, phát triển ứng dụng.

Như vậy, bài viết trên đây JobsGO đã giúp bạn tìm hiểu xong về ngành khoa học máy tính. Hy vọng chia sẻ này sẽ có ích cho bạn. Chúc bạn thành công!

Câu hỏi thường gặp

1. Học Khoa Học Máy Tính Làm Việc Ở Đâu?

Kỹ sư ngành khoa học máy tính sau khi ra trường có thể làm việc ở rất nhiều vị trí, môi trường khác nhau như doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài hoặc cả doanh nghiệp nhà nước.

2. Tìm Việc Làm Ngành Khoa Học Máy Tính Ở Đâu?

Bạn có thể tìm việc làm ngành khoa học máy tính qua các trang tuyển dụng như JobsGO, nơi cung cấp nhiều cơ hội việc làm từ thực tập đến chuyên viên. Ngoài ra, các nền tảng như Facebook, Linkedin… cũng là gợi ý dành cho bạn.

3. Học Ngành Khoa Học Máy Tính Có Tốn Kém Không?

Chi phí học tập phụ thuộc vào trường bạn theo học. Ngoài học phí, bạn cần đầu tư thêm vào tài liệu, máy tính và các khóa học bổ trợ.

4. Ngành Khoa Học Máy Tính Có Dễ Chuyển Đổi Nghề Nghiệp Không?

Ngành này mang tính linh hoạt cao, cho phép bạn làm việc trong nhiều lĩnh vực như tài chính, y tế, giải trí, sản xuất, thương mại điện tử.

5. Ngành Này Có Phù Hợp Với Nữ Giới Không?

Rất phù hợp! Ngày nay, nhiều phụ nữ thành công trong lĩnh vực công nghệ và ngành này ngày càng thúc đẩy bình đẳng giới.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: