Mưu hèn kế bẩn chốn công sở, làm sao để đối phó?

4.5/5 - (2 votes)

Môi trường công sở tồn tại rất nhiều vấn đề phức tạp, trong đó không tránh khỏi những điều tiêu cực. Có những người không ngần ngại dùng những thủ đoạn, làm điều xấu để hạ bệ đồng nghiệp nhằm được cấp trên ưu ái, thăng tiến. Vậy làm sao để đối phó với “mưu hèn kế bẩn” chốn công sở? JobsGO sẽ bật mí ngay cho các bạn trong bài viết dưới đây.

Mưu hèn kế bẩn chốn công sở là gì?

“Mưu hèn kế bẩn” là cụm từ được nhắc đến khá nhiều không chỉ trong công sở mà còn cả đời sống, trong phim ảnh, sách báo,… Vậy bạn đã hiểu đúng ý nghĩa của nó hay chưa?

Mưu hèn kế bẩn chốn công sở là gì?
Mưu hèn kế bẩn chốn công sở là gì?

Giải thích đơn giản nhất thì “mưu hèn kế bẩn” nơi công sở chính là những mưu mô, thủ đoạn nhằm tạo tiếng xấu cho người khác, khiến họ bị khiển trách, gặp vấn đề trong công việc. Đây có thể xem là một hình thức cạnh tranh chốn công sở một cách không văn minh, không “sạch”. 

👉 Xem thêm: [Chia sẻ] Chốn công sở và những kẻ không nên kết thân!

Các dạng mưu hèn kế bẩn phổ biến chốn công sở

Hiện nay, có rất nhiều dạng mưu hèn kế bẩn xuất hiện trong môi trường công sở, trong phải kể đến như:

Mượn gió bẻ măng, đâm sau lưng

Có thể thấy, dù là nơi làm việc hay bên ngoài xã hội, chuyện bị người khác ganh ghét, đố kỵ và chơi xấu xảy ra rất nhiều. Điều này đôi khi xuất phát từ việc bạn có điểm gì đó nổi bật, đe dọa đến công việc, sự phát triển của họ và họ cần “ra tay” để chặn đường trước. Bạn bị chơi xấu không phải vì bản thân quá xấu tính mà chỉ do bạn giỏi hơn người khác.

Thực tế, biểu hiện của mưu hèn kế bẩn không nhất thiết phải là đánh vào trực diện đối tượng. Những kẻ xấu thường dùng chiêu thức “mượn gió bẻ măng” hay “đâm sau lưng”. Tức là bên ngoài, họ vẫn sẽ cư xử bình thường, chơi thân với bạn, thậm chí là còn giúp đỡ, hỗ trợ trong công việc. Tuy nhiên, khi có cơ hội, họ sẽ “mượn” người khác để dìm bạn xuống. Nếu nhẹ nhàng thì họ sẽ đi nói xấu bạn với đồng nghiệp, cấp trên, lôi những chuyện không hay ho của bạn ra để kể. Còn nặng nề hơn, họ sẽ sử dụng các tiểu xảo về chuyên môn để làm sao đổ lỗi cho bạn trong công việc. Có thể họ thường xuyên soi xét, rình mò xem bạn có làm sai điều gì không để báo cáo với cấp trên hay nói với người khác với mục đích cuối cùng để đến được tai của sếp.

Mượn gió bẻ măng, đâm sau lưng
Mượn gió bẻ măng, đâm sau lưng là một dạng “mưu hèn kế bẩn” nơi công sở

Chưa dừng lại ở đó, một số người còn cao tay hơn, họ tấn công vào gia đình, người thân của đồng nghiệp. Họ sẽ cố tình để làm thân từ đầu, dần dần, khi đã được bạn tin tưởng, họ sẽ muốn làm quen với gia đình như thường xuyên đến nhà chơi, đi ăn, đi chơi với vợ/chồng bạn,… Sau đó, họ sẽ tạo đặt điều để chia rẽ, đâm sau lưng bạn.

Ví dụ như bạn bị vấp ngã, được một đồng nghiệp nam đỡ. Thế nhưng, kẻ xấu này lại lợi dụng, chụp lại cảnh đó ở một góc rất đáng nghi ngờ rồi gửi cho chồng bạn bằng một nick, số điện thoại nặc danh. Mục đích của họ là khiến cho gia đình bạn trở nên mâu thuẫn, lục đục. Và điều này chắc chắn cũng sẽ khiến tâm trạng bạn không tốt, ảnh hưởng đến công việc.

👉 Xem thêm: [Mẹo công sở] Đồng nghiệp không thích thì phải làm sao?

Dằn mặt, lôi kéo ma mới

Theo chuyên gia tâm lý Robert B.Cialdini khuyên rằng: “Khi bạn mới chân ướt chân ráo bước vào công ty, bạn cần chuẩn bị sẵn cho mình một tâm lý vững vàng để đối mặt với mọi tình huống có thể xảy ra. Một trong số đó là sự ganh đua, tị nạnh của những đồng nghiệp khác. Rất có thể bạn sẽ trở thành nạn nhân của những trò chèn ép hay những cuộc bàn tán xôn xao”. 

Thật vậy, bất kể ai cũng đã hoặc sẽ trải qua lần đầu đi xin việc, bỡ ngỡ làm quen, chưa thể bắt nhịp với công việc, môi trường mới. Và trong khoảng thời gian đầu đó, bạn sẽ rất dễ trở thành “cái gai” trong mắt đồng nghiệp “lão làng”. Họ sẽ tìm mọi cách để dằn mặt, bắt nạt nhân viên mới, vừa để khẳng định vị trí của mình, vừa theo trào lưu.

Hiện nay, trong môi trường công sở, những trò “ma cũ bắt nạt ma mới” diễn ra rất phổ biến. Nó có thể biểu hiện một cách rõ rệt, lộ liễu nhưng cũng có thể là ngấm ngầm mà vẫn đủ khiến cho “nạn nhân” cảm thấy sợ hãi, căng thẳng, khó hòa nhập với công việc mới. Thậm chí, có những bạn phải xin nghỉ việc vì áp lực đồng nghiệp.

Ví dụ đơn giản như là họ tỏ ra thờ ơ, lạnh lùng và không thèm tiếp chuyện dù bạn đã mở lời chào hỏi. Hay xa hơn nữa là họ cố tình không hỗ trợ, hướng dẫn bạn ngay cả khi được giao nhiệm vụ,…

Dằn mặt, lôi kéo ma mới
Dằn mặt, lôi kéo ma mới

Bên cạnh việc dằn mặt, một số “ma cũ” còn bày trò để lôi kéo, hãm hại “ma mới”. Họ vẫn sẽ tỏ ra thân thiết, trò chuyện vui vẻ, nhiệt tình nhưng lại ngấm ngầm dàn xếp nhằm lôi kéo bạn tham gia vào những cuộc chơi không lành mạnh, ảnh hưởng đến công việc. 

Chẳng hạn như trường hợp của Ngọc Mai – một nhân viên kinh doanh công ty ABC. Cô là một nhân viên mới, chưa hiểu rõ về các quy định, cách làm việc tại công ty như thế nào? Vào một buổi chiều cuối tuần, những người đồng nghiệp cùng team mở lời rủ cô đi ăn vào buổi tối. Vì thấy sự nhiệt tình, thân thiện của mọi người nên Mai cũng sẵn sàng đồng ý. Thế nhưng, khi đến quán ăn, cô lại thấy có thêm 2 người là nam. Đồng nghiệp khi đó mới giới thiệu đó là bạn của mình, mọi người cứ vui vẻ, làm quen với nhau. Không đề phòng, Ngọc Mai cũng ngồi xuống cạnh và trò chuyện bình thường. 

Tuy nhiên, thực tế 2 người kia là nhân viên của công ty đối thủ. Những người đồng nghiệp của Mai đã dàn xếp, bán thông tin chiến lược của công ty cho 2 người họ, cố tình sắp đặt cho Mai gặp mặt rồi chụp ảnh, báo lên cấp trên nhằm hạ bệ nhân viên mới này. Và đúng là như vậy, sáng thứ 2 đầu tuần, Mai bị sếp gọi lên và yêu cầu nghỉ việc vì đã tiết lộ thông tin mật của công ty…”.

Có thể thấy, việc ganh đua, chèn ép, bắt nạt nơi công sở là điều rất khó để tránh khỏi, nhất là với những nhân viên mới. Vậy làm sao để đối phó lại với những mưu hèn kế bẩn này? Bí quyết sẽ được bật mí ở phần tiếp theo!

👉 Xem thêm: Chuyện ma cũ bắt nạt ma mới nơi công sở: Làm sao để tránh khỏi “bẫy”?

Làm sao để đối phó với những mưu hèn kế bẩn nơi công sở?

Thực tế, có rất nhiều chiêu thức, mưu kế được những kẻ xấu áp dụng nhằm hãm hại đồng nghiệp nơi công sở. Nguyên nhân có thể là để nâng cao vị trí của bản thân, lấy lòng sếp, cạnh tranh doanh số, chức vụ hay đơn giản là “ngứa mắt” vì người ra xinh hơn mình,… Ngay cả khi họ đã từng rất thân thiết với bạn nhưng vẫn có thể quay ngoắt lại mà giở trò, hãm hại.

Làm sao để đối phó với những mưu hèn kế bẩn nơi công sở?
Làm sao để đối phó với những mưu hèn kế bẩn nơi công sở?

Và để đối phó lại với những mưu hèn kế bẩn này, trước hết, bạn cần hết sức tỉnh táo, đề cao cảnh giác với tất cả mọi người. Trong công việc, bạn hãy thật tỉ mỉ, cẩn thận từng chi tiết, không để xảy ra sai sót để đồng nghiệp nắm thóp. Ngoài ra, nếu gặp khó khăn, bạn hãy trao đổi thẳng thắn với quản lý, sếp của mình để họ hỗ trợ. Bạn cần nhớ, tuyệt đối không tự ý đưa ra những quyết định quan trọng, có liên quan đến công việc chung và cần ý kiến của cấp trên nhé.

Trong trường hợp bạn bị đồng nghiệp đổ lỗi, đâm sau lưng, bạn hãy thu thập bằng chứng cũng như lưu lại những kết quả mình đạt được trong công việc để chứng minh. Ví dụ như các bản báo cáo, thuyết trình, ghi âm lại cuộc họp,… Có như vậy, khi đồng nghiệp có ý định chơi xấu, bạn mới đối phó lại được.

Ngoài ra, dù là đồng nghiệp bày trò hãm hại, bạn cũng đừng tìm cách để “ăn miếng trả miếng”. Điều này sẽ khiến bạn cũng trở thành một kẻ xấu xa, tiểu nhân giống họ. Thay vì thế, bạn hãy tự nâng cao năng lực, trình độ của bản thân, cố gắng trong công việc để sếp thấy và công nhận. Nếu có thể, bạn hãy duy trì thuật “im lặng là vàng” khi có mâu thuẫn, xung đột. Khi bạn không làm gì sai, hãy ngẩng cao đầu, tự tin làm tốt công việc nhé.

👉 Xem thêm: Bí quyết giúp bạn “đối phó” với đồng nghiệp 2 mặt chốn công sở

Bạn đã từng gặp phải những “mưu hèn kế bẩn” từ đồng nghiệp hay chưa? Nếu có hãy chia sẻ ngay với chúng tôi nhé!

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: