Bản mô tả công việc bếp trưởng nhà hàng, khách sạn

4.5/5 - (1 vote)

Bếp trưởng nhà hàng là vị trí vô cùng hot, được nhiều người theo đuổi, lựa chọn hiện nay. Tuy nhiên, tùy vào từng đơn vị tuyển dụng mà yêu cầu, tính chất công việc sẽ có sự khác nhau. Để biết bản thân có thực sự phù hợp với các vị trí đó hay không, bạn sẽ cần nắm rõ bản mô tả công việc bếp trưởng.

Những công việc của bếp trưởng tại nhà hàng

Mô tả công việc bếp trưởng

Thông thường, bếp trưởng tại nhà hàng sẽ đảm nhiệm các đầu việc cơ bản như sau:

Điều hành, kiểm soát công việc trong bộ phận bếp

  • Tổ chức các buổi họp đầu ca/tuần/tháng để nắm bắt các hoạt động của nhân viên trong bộ phận bếp.
  • Phổ biến các quy định, thông tin mới của nhà hàng để nhân viên biết và thực hiện.
  • Phân công công việc cho nhân viên trong bộ phận bếp.
  • Lên kế hoạch về chi tiêu, đặt nguyên liệu, phân chia nhiệm vụ cho các bộ phận liên quan.
  • Kiểm soát toàn bộ quy trình làm việc của bộ phận bếp theo đúng quy định, tiêu chuẩn của nhà hàng.

Lên thực đơn, đưa ra công thức chế biến, chất lượng món ăn

  • Lập kế hoạch, lên thực đơn các món ăn theo chủ đề hoặc đưa món ăn mới vào menu nhà hàng.
  • Đưa ra công thức, quy cách chế biến món ăn, hướng dẫn nghiệp vụ cho các nhân viên trong bếp.
  • Kiểm tra và đảm bảo về chất lượng của các món ăn sau khi chế biến và chuyển đến bộ phận phục vụ.

Quản lý nguyên vật liệu trong bếp

  • Thường xuyên kiểm kê số lượng, chất lượng của hàng hóa, nguyên vật liệu được nhập vào.
  • Kiểm tra số lượng, chất lượng thực phẩm tồn, các loại gia vị vào cuối ca làm việc.
  • Đưa ra các quyết định về việc hủy thực phẩm, hàng hóa khi không đảm bảo chất lượng.

Quản lý nhân sự bếp

  • Phối hợp với bộ phận nhân sự để lên kế hoạch tuyển dụng, quản lý đội ngũ nhân viên bếp.
  • Hướng dẫn nghiệp vụ, đào tạo nhân viên bếp.
  • Đưa ra các quy định làm việc trong bộ phận bếp, thiết lập chính sách cho từng vị trí cụ thể.
  • Quản lý, sắp xếp lịch làm việc hợp lý cho nhân viên, điều động nhân sự phù hợp cho các ngày nghỉ phép, lễ, Tết,…
  • Kết hợp với Tổ trưởng, Bếp chính, Bếp phó đánh giá quá trình làm việc, thành tích của nhân viên trong bộ phận bếp.
  • Đề nghị khen thưởng, tăng lương, thăng chức,… cho các cá nhân xuất sắc.

Đảm bảo tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn thực phẩm

Bếp trưởng luôn phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo không gian bếp luôn sạch sẽ, gọn gàng.
  • Đưa ra quy định về tiêu chuẩn vệ sinh cá nhân, đồng phục cho các nhân viên trong bộ phận bếp.
  • Tổ chức các buổi vệ sinh khu vực làm việc, dụng cụ bếp,… theo định kỳ.
  • Hướng dẫn nhân viên sử dụng dụng cụ, bảo quản tài sản chung một cách an toàn, sạch sẽ.

Quản lý công cụ, dụng cụ, tài sản trong bếp

  • Phối hợp với bộ phận quản lý, kế toán để kiểm kê tài sản, các dụng cụ trong bếp theo định kỳ.
  • Theo dõi việc sử dụng các dụng cụ, máy móc trong bếp của nhân viên.
  • Đề xuất sửa chữa, bổ sung dụng cụ bếp khi cần thiết.

Một số công việc khác

Ngoài những nhiệm vụ chính trên, bếp trưởng còn đảm nhận một số công việc khác như:

  • Trực tiếp chế biến, phục vụ món ăn khi nhà hàng đông khách hoặc được yêu cầu.
  • Phối hợp với các bộ phận khác như Sale, Marketing, quản lý,… để lập kế hoạch, triển khai các chương trình khuyến mãi cho khách hàng.
  • Giải đáp thắc mắc, khiếu nại, phàn nàn của khách hàng về chất lượng món ăn.
  • Tham gia các cuộc họp với Ban Giám đốc, Trưởng bộ phận để đưa ra kế hoạch hoạt động cho nhà hàng.
  • Làm báo cáo về chi phí, các vấn đề liên quan đến bộ phận bếp hàng ngày.

Những kỹ năng cần có của bếp trưởng

Kỹ năng cần có của bếp trưởng

Để trở thành bếp trưởng trong nhà hàng, chỉ nấu ăn ngon là chưa đủ, bạn sẽ cần có những kỹ năng quan trọng đó là:

Kỹ năng quản lý chi phí

Đây là kỹ năng tiên quyết mà một bếp trưởng cần phải có. Bởi chỉ khi nắm được tình hình chi phí hoạt động thì bạn mới có thể tính toán, cân bằng cũng như kiểm soát được các khoản mua nguyên vật liệu, quản lý đơn hàng,… Từ đó, hiệu quả kinh doanh mới được đảm bảo, góp phần tăng lợi nhuận cho nhà hàng.

Kỹ năng tuyển dụng, đào tạo nhân sự

Để có được đội ngũ nhân viên bếp chất lượng, đáp ứng yêu cầu công việc thì bếp trưởng sẽ cần có kỹ năng tuyển dụng, đào tạo nghiệp vụ tốt. Cụ thể, đó là khả năng lập kế hoạch tuyển dụng, tham gia chọn lọc hồ sơ, phỏng vấn, tổ chức các buổi đào tạo cho nhân viên mới,… Kỹ năng này giúp cho bộ máy làm việc tại bếp được vận hành trơn tru, hiệu quả hơn.

Kỹ năng giao tiếp

Tính chất, yêu cầu công việc của bếp trưởng là phải thường xuyên giao tiếp với nhiều người (nhân viên cấp dưới, đồng nghiệp, đối tác, cấp trên,…). Thậm chí, có những trường hợp bạn còn phải làm việc trực tiếp với khách hàng, giải thích cho họ hiểu các vấn đề liên quan đến chất lượng món ăn,… Chính vì vậy, kỹ năng giao tiếp là bắt buộc phải có đối với công việc này.

Luôn sáng tạo, tay nghề cao

Đạt đến vị trí bếp trưởng, bạn chắc chắn sẽ phải có tay nghề cao, thuần thục các phương pháp chế biến đặc trưng. Không chỉ vậy, bạn còn cần phải thường xuyên cập nhật, trau dồi kiến thức, kỹ năng để hoàn thiện bản thân, theo kịp xu hướng thời đại.

Ngoài ra, là một bếp trưởng, bạn cũng cần phải không ngừng sáng tạo, đưa ra những công thức chế biến món ăn mới, cách trình bày độc đáo, đẹp mắt,… Đó là một kỹ năng quan trọng mà vị trí bếp trưởng cần phải có.

Bếp trưởng luôn phải sáng tạo, có tay nghề cao

Có gu thẩm mỹ, năng khiếu nghệ thuật

Một món ăn khi được đưa đến cho khách hàng sẽ cần phải đảm bảo 2 yếu tố: ngon và đẹp. Vậy nên, đầu bếp cũng cần có gu thẩm mỹ, năng khiếu nghệ thuật để trình bày món ăn sao cho thật thu hút, ấn tượng, làm hài lòng khách hàng.

Có kỹ năng xử lý vấn đề

Trong quá trình làm việc, đôi khi sẽ xảy ra các sự cố phát sinh mà bạn hay nhân viên không thể lường trước. Đó có thể là chất lượng món ăn không đảm bảo, khách hàng phàn nàn, khiếu nại hay các vấn đề trong nội bộ,… Do đó, là bếp trưởng, bạn sẽ cần có kỹ năng xử lý những sự cố này thật tốt, đảm bảo không ảnh hưởng đến khách hàng cũng như sự uy tín của nhà hàng, đội ngũ nhân viên,…

Mức lương bếp trưởng nhà hàng

Có thể nói, bếp trưởng là vị trí quản lý khá cao trong nhà hàng, bởi vậy mà mức lương cũng sẽ rất hấp dẫn. Theo khảo sát từ JobsGO, mức lương trung bình dành cho bếp trưởng sẽ là 12 triệu đồng/tháng, lương phổ biến là từ 6 – 18 triệu đồng/tháng (Theo Salaryexplorer) với yêu cầu từ 2 – 5 năm kinh nghiệm

Tùy vào quy mô hoạt động, sự phát triển của nhà hàng mà mức lương bếp trưởng sẽ khác nhau. Bên cạnh lương cơ bản, bạn cũng sẽ nhận được các khoản thưởng khác từ nhà hàng, tiền tip từ khách hàng,…

Quyền lợi của bếp trưởng

Quyền lợi của bếp trưởng là gì?

Khối lượng công việc của bếp trưởng là khá lớn, do đó hầu hết các nhà hàng đều đưa ra chính sách, chế độ đãi ngộ rất tốt dành cho vị trí này. Cụ thể, nếu trở thành bếp trưởng, bạn sẽ có thể được hưởng các quyền lợi như:

  • Môi trường làm việc sáng tạo, năng động, có cơ hội phát triển, nâng cao tay nghề.
  • Được tham gia vào các khóa huấn luyện, đào tạo, thậm chí là cuộc thi để phát triển năng lực.
  • Mức lương, thưởng hấp dẫn.
  • Được hưởng các quyền lợi, phúc lợi tốt dành cho người lao động cũng như cấp quản lý.

Cơ hội việc làm của bếp trưởng

Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của ngành dịch vụ nói chung và nhà hàng – khách sạn nói chung, nhu cầu tuyển dụng nhân sự bếp là vô cùng lớn, đặc biệt là bếp trưởng. Bạn có thể làm việc ở rất nhiều nơi như nhà hàng, khách sạn, quán ăn, bệnh viện, câu lạc bộ, công ty,… Chỉ cần có tay nghề giỏi, bạn chắc chắn sẽ không phải gặp khó khăn trong quá trình tìm kiếm công việc này.

Theo công cụ tìm kiếm trên Google, khi gõ từ khóa “tuyển dụng bếp trưởng”, có tới gần 4.000.000 kết quả xuất hiện chỉ trong 0,52 giây. Con số này càng khẳng định độ “hot” của công việc bếp trưởng và cơ hội dành cho các bạn sẽ vô cùng rộng mở.

Tìm việc làm bếp trưởng tại jobsgo.vn

Hiện nay, có rất nhiều công cụ hỗ trợ ứng viên tìm kiếm việc làm online, nổi bật nhất phải kể đến chính là website jobsgo.vn. Đây là trang web tuyển dụng uy tín hàng đầu Việt Nam, giúp ứng viên nhanh chóng tìm và ứng tuyển việc làm mà không mất bất kỳ chi phí nào.

Bạn chỉ cần truy cập vào địa chỉ jobsgo.vn, gõ tên vị trí “bếp trưởng” – chọn “địa điểm” rồi click “tìm kiếm” là hàng loạt thông tin mới., chất lượng nhất sẽ xuất hiện để lựa chọn.

Tìm việc làm bếp trưởng tại jobsgo.vn

Bên cạnh đó, bạn còn có thể tạo CV online và nộp hồ sơ trực tuyến. Nhà tuyển dụng sẽ ngay lập tức nhận được CV rồi phản hồi/liên hệ nếu phù hợp.

Như vậy, JobsGO đã chia sẻ đến bạn đọc bản mô tả công việc bếp trưởng chi tiết, đầy đủ nhất. Mong rằng qua đây, các bạn sẽ nhanh chóng lựa chọn được vị trí tốt, phù hợp nhất với mình nhé.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: