Merchandise là gì? Toàn bộ thông tin về nghề Merchandise

Đánh giá post

Hiện nay, Merchandise là một thuật ngữ không quá mới mẻ nhưng không phải ai cũng thực sự có cách hiểu đúng đắn và chính xác. Vậy Merchandise là gì và có những điều gì thú vị xoay quanh nghề này, hãy khám phá ngay cùng Jobsgo trong bài viết dưới đây.

1. Merchandise là gì?

phân loại merchandise
Merchandise là gì?

Theo nghĩa rộng, có thể hiểu Merchandise là hoạt động buôn bán, cụ thể là tất cả các hoạt động hỗ trợ cho việc bán lẻ sản phẩm. Ngoài ra, Merchandise cũng được sử dụng để chỉ một nghề. Đó là nhân viên quản lý đơn hàng trong lĩnh vực thời trang, may mặc.

Trên thực tế, công việc chính của nhân viên Merchandise là theo dõi, tổng hợp thông tin và giám sát các đơn hàng trong cửa hàng, nhà máy, công ty hay cơ sở sản xuất. Nói cách khác, nhân viên Merchandise có nhiệm vụ đảm bảo đầu vào của chuỗi sản xuất được thông suốt và trôi chảy. Mặc dù không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm, nhưng nhân viên Merchandise sẽ đảm nhiệm việc điều phối toàn bộ các hoạt động diễn ra trong quá trình sản xuất, từ khâu đầu tiên cho tới khi đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng.

Xem thêm: Visual Merchandiser – Nghề trưng bày sản phẩm và những điều cần biết

2. Vai trò của Merchandise trong doanh nghiệp

Merchandise giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp. Để tạo ra một sản phẩm thời trang, may mặc, các nhà máy, cơ sở cần trải qua rất nhiều khâu khác nhau từ lên kế hoạch, chuẩn bị nguyên vật liệu, lập dự toán ngân sách, tìm kiếm nguồn hàng phù hợp… Và để toàn bộ quy trình này diễn ra suôn sẻ thì cần sự giám sát, nghiên cứu chuẩn ngay từ những giai đoạn đầu tiên. Đó chính là khâu quản lý đơn hàng đầu vào cũng như chuẩn bị sao cho đơn hàng đầu ra được diễn ra đúng quy trình nhất.

Bên cạnh đó, Merchandise có thể giúp doanh nghiệp hạn chế những rủi ro gây ra trong quá trình sản xuất. Bởi khi tiến hành hoạt động, bất cứ lúc nào dây chuyền sản xuất cũng có thể bị ngưng trệ do sai sót bất ngờ xảy ra. Tuy nhiên, nhờ có Merchandise giám sát, quản lý, tính toán cũng như lập kế hoạch mà có thể giảm thiểu điều này.

3. Phân loại các vị trí Merchandise

nghề merchandise
Phân loại các vị trí Merchandise

Trên thực tế, tùy thuộc vào tính chất công việc cũng như hoạt động doanh nghiệp mà vị trí Merchandise sẽ được phân chia thành các nhóm như sau:

3.1. Merchandise quản lý đơn hàng FOB

Tương tự như vị trí Merchandise truyền thống tại các doanh nghiệp hiện nay, Merchandise FOB có nhiệm vụ chính là theo dõi và giám sát quá trình vận đơn trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên, các đơn hàng mà vị trí Merchandise FOB có phần đặc biệt hơn một chút bởi chúng chủ yếu phục vụ cho mục đích xuất khẩu.

Xem thêm: việc làm Nhân Viên Xuất Nhập Khẩu

3.2. Merchandise quản lý đơn hàng CMT

Nếu so sánh công việc của Merchandise CMT với FOB thì có lẽ Merchandise CMT có phần đơn giản và nhẹ nhàng hơn. Nói như vậy bởi họ không chỉ cần phục trách quá trình vận đơn giữa nhà máy, phân xưởng với các đơn vị gia công chứ không kiêm thêm nhiệm vụ giám sát chất lượng đầu vào vật liệu.

3.3. Merchandise quản lý đơn hàng xuất nhập khẩu nội địa

Merchandise quản lý đơn hàng xuất, nhập nội địa là vị trí phụ trách toàn bộ các khâu từ chuẩn bị vật liệu đầu vào, theo dõi, giám sát quá trình sản xuất đến khi hoàn thành chuỗi sản xuất phục vụ cho cung ứng hàng hóa thị trường nội địa. Toàn bộ các khâu này diễn ra nghiêm túc, chặt chẽ tương đương với xuất khẩu quốc tế.

3.4. Merchandise quản lý đơn hàng tổng hợp

Vị trí Merchandise cuối cùng được biết đến là Merchandise quản lý đơn hàng tổng hợp. Có thể nói, đây là một trong những vị trí có yêu cầu cao bậc nhất bởi bên cạnh chuyên môn, nhân viên quản lý đơn hàng tổng hợp còn cần kinh nghiệm, năng lực quản lý, giám sát đa dạng trên nhiều nền tảng khác nhau.

Xem thêm: Mô tả công việc Nhân Viên Theo Dõi Đơn Hàng

4. Công việc của Merchandise là gì?

tìm hiểu nghề merchandise
Công việc của Merchandise là gì?

Như chúng ta đã biết, nhiệm vụ của nhân viên Merchandise là đảm bảo cho quá trình vận đơn được diễn ra suôn sẻ. Và ít ai biết, để nhiệm vụ diễn ra tốt nhất, họ phải thực hiện rất nhiều công việc, nhiệm vụ như:

  • Tiếp nhận đơn hàng và chuẩn bị cho quá trình sản xuất, đóng gói,…
  • Lập kế hoạch và chiến lược cung cấp hàng hóa ra thị trường.
  • Phối hợp, thực hiện các yêu cầu của đối tác về số lượng, quy mô sản xuất,…
  • Phân tích về những ý kiến, phản hồi của khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp, đồng thời phân tích các số liệu liên quan đến hoạt động bán hàng.
  • Đề xuất các phương án tối ưu và mở rộng quy trình sản xuất.
  • Xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động để mở rộng độ nhận diện thương hiệu.
  • Quản lý các vấn đề tài chính liên quan đến hoạt động bán hàng.
  • Xây dựng, tạo lòng tin và khiến khách hàng muốn quay trở lại với doanh nghiệp.

5. Yêu cầu đối với Merchandise

Dưới đây là những yêu cầu đối với người theo đuổi nghề Merchandise:

5.1. Về trình độ

Để nhận được sự đánh giá cao của nhà tuyển dụng, bạn cần có kinh nghiệm trong việc vận hành hay quản lý đội nhóm. Bên cạnh đó, trình độ ngoại ngữ tốt cùng khả năng thành thạo tin học văn phòng cũng là điều kiện cần khi ứng tuyển vị trí nhân viên Merchandise.

5.2. Về kỹ năng

Bên cạnh trình độ chuyên môn, người làm Merchandise cũng cần trau dồi những kỹ năng sau đây:

  • Khả năng làm việc dưới một môi trường áp lực cao.
  • Sắp xếp, quản lý thời gian một cách khoa học, hợp lý.
  • Am hiểu về các xu hướng sản xuất cũng như bán hàng mới nhất trên thị trường để học hỏi, ứng dụng trong thực tiễn doanh nghiệp.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt.
  • Nhạy nhạy, linh hoạt thích ứng với sự biến đổi của thị trường.,
  • Hiểu và nắm bắt tốt tâm lý khách hàng.
  • Có kỹ năng lên kế hoạch, tổ chức công việc.

Xem thêm: PO là gì? Những thông tin cần biết về PO

6. Cơ hội việc làm Merchandise như thế nào?

vai trò của merchandise
Cơ hội việc làm Merchandise như thế nào?

Cơ hội việc làm Merchandise được đánh giá là rộng mở với nhiều vị trí việc làm đa dạng như:

6.1. Garment Merchandiser

Garment Merchandiser là một trong những cơ hội việc làm Merchandise vô cùng hấp dẫn. Vị trí này là cầu nối giữa khách hàng và nhà sản xuất. Trong suốt quá trình tạo ra sản phẩm, Garment merchandiser cần phải theo dõi thường xuyên tiến độ thực hiện, đảm nhiệm việc giao mẫu thử cũng như lập báo cáo bàn giao sản phẩm theo đúng quy định.

6.2. Merchandise executive

So với Garment Merchandiser, Merchandise executive yêu cầu trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng cao hơn. Người làm Merchandise Executive sẽ tiến hành nghiên cứu, phân tích và đánh giá thị trường để có thể đưa ra những chiến lược phát triển sản phẩm phù hợp nhất. Hay nói cách khác, họ đóng vai trò như 1 nhà quản lý, thực hiện các hoạt động để hướng tới mục tiêu về doanh số, lợi nhuận và cổ phiếu.

6.3. Nhân viên Merchandise

Nhân viên Merchandise cũng là cơ hội việc làm ngành Merchandise mà bạn không thể bỏ qua. Họ sẽ phải theo dõi, kiểm tra chặt chẽ những tiêu chuẩn bán hàng để đảm bảo cung ứng sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Tham khảo: Việc làm nhân viên quản lý đơn hàng mới nhất

7. Mức lương của Merchandise

Mức lương trên thực tế của nhân viên Merchandise được đáng giá ở mức trung bình trong ngành may mặc nói riêng và thị trường lao động nói chung. Theo nghiên cứu của trang thông tin VietnamSalary, mức thu nhập của nhân viên Merchandise có thể giao động trong khoảng từ 300 – 620 USD/ tháng. Mức này có thể cao hơn ở một số cấp như trưởng nhóm, quản lý,… và thấp hơn đối với sinh viên mới tốt nghiệp. Cụ thể, sinh viên mới tốt nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm có thể có mức thu nhập từ 400 USD với vị trí Merchandise. Ngược lại, người có chuyên môn và giữ các vị trí quan trọng có thể có mức thu nhập từ 1100 đến gần 2000 USD.

Hy vọng các thông tin chia sẻ trong bài viết có thể giúp bạn hiểu rõ “Merchandise là gì?” để tham khảo cũng như có định hướng phù hợp trong tương lai. Nếu có những chia sẻ về nghề, bạn có thể để lại thông tin dưới phần bình luận. Đừng quên chia sẻ bài viết cũng như theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ các thông tin bổ ích tiếp theo.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: