Những Lý Do Xin Nghỉ Phép Khéo Léo Chắc Chắn Sẽ Giúp Ích Cho Bạn

4.5/5 - (34 votes)

Sau thời gian hết mình với công việc, bạn mong muốn dành cho bản thân một khoảng thời gian nghỉ ngơi? Hay bạn đang có việc cá nhân cần nghỉ phép nhưng chưa biết mở lời sao cho được lòng sếp? Bài viết dưới đây sẽ gợi ý bạn những lý do xin nghỉ phép khéo léo, thuyết phục nhất.

Mục lục

1. Tại Sao Cần Phải Có Lý Do Xin Nghỉ Phép?

Công ty là một môi trường tập thể, có nội quy, quy định riêng. Chính vì thế, khi bất kỳ nhân viên nào vắng mặt tại công ty thì cũng cần phải có lý do xin nghỉ phép. Điều này là cần thiết bởi:

  • Nó thể hiện sự tôn trọng của nhân viên với quy định của doanh nghiệp, với cấp trên
  • Nó giúp quản lý, đồng nghiệp có thể sắp xếp công việc một cách hợp lý, đảm bảo tiến độ công việc diễn ra suôn sẻ, thuận lợi.
  • Khi có lý do xin nghỉ phép rõ ràng thì cũng giúp bạn nhận được những quyền lợi theo quy định của công ty, của luật Lao động.
Tại sao cần phải có lý do xin nghỉ phép?
Tại sao cần phải có lý do xin nghỉ phép?

2. Lý Do Xin Nghỉ Phép Thuyết Phục

Có những lúc bạn không thể nói chính xác lý do xin nghỉ phép của mình với ban lãnh đạo. Và bạn bắt đầu loay hoay tìm một nguyên nhân hợp lý để được thông qua đơn xin nghỉ phép. Bỏ túi ngay những lý do dưới đây để nghỉ phép không ảnh hưởng tới ấn tượng của sếp về bạn.

Xem thêm: Mẫu đơn xin nghỉ phép chuẩn

2.1 Nghỉ Phép Vì Lý Do Sức Khỏe

Chúng ta luôn công nhận một điều “có sức khỏe là có tất cả”, do đó việc bạn quan tâm đến sức khỏe của mình là không hề đáng trách. Bạn đã dốc sức chạy deadline bao ngày tháng, và bạn có thể gặp một vài vấn đề sức khỏe cần được chữa trị. Hoặc bạn đang chịu những cơn đau trên cơ thể, bị ốm, mắc các bệnh lý cần đến bệnh viện thăm khám.

Đây hoàn toàn là lý do chính đáng và bạn sẽ nhận được thông báo cho phép nghỉ không lương hoặc có lương. Để tăng thêm khả năng thuyết phục, bạn có thể nói rằng đi làm với sức khỏe hiện tại sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng công việc.

Lý do xin nghỉ phép vì ốm là hợp lý
Lý do xin nghỉ phép vì ốm là hợp lý

Nhớ đảm bảo rằng bạn đang dựa trên tình trạng cơ thể thực tế của mình. Sẽ thật kỳ cục nếu bạn bỗng dưng mắc một loại bệnh nan y khó chữa và chỉ trong vài ngày sau đã khỏe mạnh.

Xem thêm: Quy trình xin nghỉ phép tiêu chuẩn

2.2 Nghỉ Phép Vì Đi Chăm Người Thân Bị Bệnh

Việc người thân trong gia đình bị bệnh, nằm viện là không thể tránh khỏi. Bạn cũng không thể tính trước được nên đây có thể là một sự kiện bất ngờ. Vì nhiều nguyên nhân và bạn bắt buộc phải nghỉ phép để đi chăm người thân. Đây là lý do xin nghỉ phép hợp lý để bạn đề xuất với ban lãnh đạo.

 Xem thêm: Chế độ nghỉ phép mới nhất

2.3 Nghỉ Phép Vì Lý Do Gia Đình Có Việc Đột Xuất

Tương tự như lý do bên trên, gia đình bạn có thể xảy ra rất nhiều vấn đề không lường trước được. Không chỉ công việc, bạn còn cần quan tâm, chăm sóc đến gia đình mình. Do đó, khi có sự việc đột xuất, bạn xin nghỉ phép là hoàn toàn bình thường.

Tuy nhiên, đừng lạm dụng lý do này để xin nghỉ phép quá nhiều. Bạn không nên thể hiện mình là một người không thể dung hòa giữa công việc và gia đình.

2.4 Nghỉ Phép Vì Muốn Giảm Stress 

Nghỉ phép một vài ngày để lấy lại tinh thần
Nghỉ phép một vài ngày để lấy lại tinh thần

Chắc hẳn sếp đã nhìn thấy những đóng góp, nỗ lực của bạn thời gian qua. Bạn đã làm việc vô cùng chăm chỉ, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Cũng chính những áp lực “chạy deadline” có thể gây ra nhiều căng thẳng, bức bối trong bạn. Nếu bạn tiếp tục làm việc với tâm trạng thiếu động lực, thiếu niềm vui thì hiệu quả sẽ giảm sút đáng kể.

Bạn đừng ngại chia sẻ trực tiếp với sếp và đề nghị một vài ngày nghỉ phép để bản thân có cơ hội thư giãn. Hơn nữa, sau khoảng thời gian nghỉ ngơi bạn nên hứa sẽ làm việc chăm chỉ, năng suất hơn.

2.5 Lý Do Chuyện Đại Sự Của Mình

Lý do chuyện đại sự thường được sử dụng để chỉ những sự kiện quan trọng của bản thân như ăn hỏi, cưới xin… Đây là một trong những lý do chính đáng để xin nghỉ phép và thường được công ty và người quản lý không thể từ chối.

2.6 Đi Du Lịch Cùng Gia Đình

Việc đi du lịch cùng gia đình là một lý do phổ biến để xin nghỉ phép. Đây là cơ hội để tái tạo năng lượng và tăng cường mối quan hệ gia đình. Khi xin nghỉ phép vì đi du lịch, bạn nên cung cấp thông tin cụ thể về thời gian nghỉ cùng với đó là cam kết sẽ bàn giao công việc trước khi đi.

2.7 Tham Gia Khoá Học Nâng Cao Kỹ Năng, Kiến Thức Phục Vụ Công Việc

Tham gia khoá học để nâng cao kỹ năng, kiến thức phục vụ công việc là một lý do có tính xây dựng và phát triển sự nghiệp. Nếu xin nghỉ phép để tham gia khóa học, bạn có thể cung cấp thêm thông tin về nội dung khóa học và lợi ích mà bạn dự kiến mang lại cho công việc của mình sau khóa học đó.

2.8 Chuyển Nhà, Chuyển Trọ

Việc chuyển nhà hoặc chuyển trọ là một lý do cá nhân quan trọng để xin nghỉ phép. Đây là thời điểm quan trọng để sắp xếp nơi ở của bạn, đảm bảo bạn có môi trường sống ổn định. Trước khi xin nghỉ phép, nên thông báo trước cho đồng nghiệp và quản lý để họ có thể lên kế hoạch phù hợp.

2.9 Bạn Gặp Tai Nạn Hoặc Bị Thương Nhẹ

Trong trường hợp bạn gặp tai nạn hoặc bị thương nhẹ, bạn hoàn toàn có thể xin nghỉ phép để phục hồi sức khỏe. Trong trường hợp này, bạn có thể cung cấp thêm một vài giấy tờ về tình hình sức khỏe của bản thân để quản lý có thể thể thông cảm, hỗ trợ bạn.

2.10 Xin Nghỉ Vì Ngày Lễ Tôn Giáo

Với những bạn theo tôn giáo nào đó thì các bạn cũng có thể xin nghỉ phép vào các ngày lễ tôn giáo. Điều này là tự do tín ngưỡng của mỗi cá nhân nên quản lý có thể chấp thuận, miễn là bạn hoàn thành công việc và bàn giao cho đồng nghiệp để đảm bảo không làm gián đoạn tiến độ công việc.

3. Những Việc Phải Làm Trước Khi Xin Nghỉ Phép

Để được chấp thuận một vài ngày nghỉ phép, bạn nên đảm bảo đã hoàn thành một số việc dưới đây. Hãy nhớ bạn luôn cần cân bằng giữa cuộc sống cá nhân và công việc của mình. Bên cạnh đó, lý do xin nghỉ phép của bạn cũng sẽ dễ dàng được thông qua hơn nếu bạn đã nghiêm túc với công việc.

3.1 Hoàn Thành Những Công Việc Còn Lại

Bạn có thể bàn giao hoặc nhờ đồng nghiệp xử lý công việc giúp
Bạn có thể bàn giao hoặc nhờ đồng nghiệp xử lý công việc giúp

Điều quan trọng nhất là bạn không thể rời đi và bỏ lại một chồng nhiệm vụ chưa hoàn thành. Đừng để việc nghỉ phép làm trễ deadline. Điều này sẽ để lại ấn tượng vô cùng xấu trong mắt sếp và đồng nghiệp. Nếu sự cố đột xuất khiến bạn chưa kịp xử lý công việc còn lại; đừng ngại nói chuyện và nhờ đồng nghiệp hay sếp giải quyết giúp bạn.

Ngoài ra, bạn cũng cần bàn giao công việc rõ ràng, đầy đủ trước khi nghỉ phép. Bạn có thể đang trong vai trò leader một đội nhóm, mọi chuyện sẽ trở nên rối loạn nếu bạn nghỉ mà không có sự sắp xếp công việc cho các thành viên. Hãy là một nhân viên có trách nhiệm dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào nhé.

3.2 Xin Nghỉ Trước Vài Ngày Hoặc Sớm Nhất Có Thể

Tổ chức là một tổng thể chung thống nhất, do đó thiếu đi bất kỳ vị trí nào cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công việc chung. Bạn hãy chắc chắn rằng mình sẽ thông báo trước vài ngày để sếp và đồng nghiệp có thể sắp xếp lại công việc.

Đương nhiên trong nhiều trường hợp lý do xin nghỉ phép của bạn là đột xuất. Mặc dù khó khăn nhưng hãy cố gắng hết sức để xin phép sớm nhất có thể. Điều đó sẽ giúp mọi người có chuẩn bị trước cho sự vắng mặt của bạn.

3.3 Thông Báo Về Ngày Đi Làm Lại

Trong đơn xin nghỉ phép, bạn bắt buộc phải cam kết về ngày đi làm lại. Thời gian nghỉ phép không chỉ ảnh hưởng đến chấm công mà còn cả vấn đề phân bố nhân sự. Bạn cần cho ban lãnh đạo biết được khi nào sẽ đi làm lại để họ tiếp tục giao nhiệm vụ cho bạn. Bạn cũng đừng lạm dụng để nghỉ quá nhiều, chỉ nên dành một vài ngày để xử lý việc cá nhân và quay trở lại công ty.

Xem thêm: Xin nghỉ việc sao cho “sang”?

4. Cách Viết Đơn Xin Nghỉ Phép Được Lòng Ban Lãnh Đạo

Bạn có thể thực sự cần nghỉ phép, tuy nhiên không phải lúc nào đơn xin của bạn cũng được chấp thuận. Dù chỉ là một lá đơn đơn giản bạn cũng nên viết cẩn thận và chỉnh chu.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————————

ĐƠN XIN NGHỈ PHÉP

Kính gửi – Ban Giám Đốc Công Ty: ………………………………………

– Phòng Hành chính – Nhân sự

Tôi tên là : …………………………………….……………

Chức vụ: ………………………………………………….

Bộ phận: ………………………………………………………..

Địa chỉ: ……………………………………………………………..

Điện thoại: ………………………………………………………….

Nay tôi trình đơn này kính xin Ban Giám Đốc chấp thuận cho tôi được nghỉ phép trong thời gian ….. ngày (Kể từ ngày…… đến hết ngày …..)

Lý do xin nghỉ phép:

………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………

Tôi đã bàn giao công việc cho :……………………………………..Bộ phận: ……………………

Các công việc được bàn giao:

……………………………………………………………………………………

Tôi xin hứa sẽ cập nhật đầy đủ nội dung công tác trong thời gian vắng.

Kính mong Ban Giám Đốc xem xét và chấp thuận.

…….., ngày… tháng.… năm…….

Trưởng Bộ phận (3)                                                                                 Người làm đơn

(Ký, ghi rõ họ tên)                                                                                   (Ký, ghi rõ họ tên)

Link tải mẫu đơn xin nghỉ phép

Đảm bảo đơn xin nghỉ phép của bạn có đầy đủ những thông tin về:

  • Họ tên, vị trí, phòng làm việc.
  • Lý do xin nghỉ phép.
  • Ngày bắt đầu nghỉ và ngày quay lại tổ chức.
  • Thông tin liên hệ.
  • Người bàn giao công việc (nếu có).
  • Những thông tin/ vấn đề khác.
  • Lời cảm ơn
  • Ký tên

5. Lưu Ý Khi Xin Nghỉ Phép

Khi xin nghỉ phép, bạn cần lưu ý một vài điều sau đây:

5.1 Đảm Bảo Đúng Quy Trình Của Công Ty

Để đảm bảo việc xin nghỉ phép diễn ra trơn tru, các bạn nên tìm hiểu kỹ về quy trình của công ty đối với vấn đề nghỉ phép. Điều này có thể bao gồm thời gian thông báo trước cần thiết, các bước cần làm và các giấy tờ kèm theo. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, các bạn có thể liên hệ trực tiếp với phòng nhân sự để được hỗ trợ.

5.2 Nội Dung Đơn Xin Nghỉ Phép

Nội dung đơn xin nghỉ phép cần đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin như đã trình bày ở trên. Việc trình bày thông tin một cách rõ ràng sẽ giúp quản lý, bộ phận nhân sự nhanh chóng chấp thuận, xử lý yêu cầu của các bạn.

5.3 Ngôn Ngữ, Cách Diễn Đạt

Khi viết email xin nghỉ phép, các bạn nên sử dụng ngôn ngữ lịch sự, chuyên nghiệp và tránh sử dụng các thuật ngữ không phù hợp với tình huống công việc. Điều này giúp tạo ấn tượng tích cực, đồng thời duy trì mối quan hệ tốt đẹp với quản lý, đồng nghiệp.

5.4 Định Dạng, Cách Trình Bày

Để email xin nghỉ phép trở nên chuyên nghiệp, các bạn nên sử dụng định dạng chuẩn với lời chào đầu, nội dung rõ ràng và lời kết lịch sự. Sử dụng tiêu đề email rõ ràng giúp người nhận dễ nắm bắt thông tin và xử lý yêu cầu một cách hiệu quả.

5.5 Không Thúc Giục, Kiên Nhẫn Chờ Quản Lý Trả Lời

Sau khi gửi email xin nghỉ phép, các bạn nên kiên nhẫn chờ đợi quản lý hoặc người có thẩm quyền trả lời. Thay vì thúc giục quá nhiều gây khó chịu cho người nhận, bạn hãy cố gắng chờ đợi để đảm bảo quy trình được thực hiện một cách trơn tru và chuyên nghiệp nhất.

Lý do xin nghỉ phépJobsGO gợi ý có vẻ chẳng hề phức tạp nhưng lại không dễ để nhận được chấp thuận từ cấp trên. Nếu không thể nói thẳng vấn đề cá nhân, hãy khéo léo lựa chọn cho mình một lý do nghỉ phép hợp lý mà bài viết đã gợi ý.

Câu hỏi thường gặp

1. Tại Sao Cần Phải Cung Cấp Lý Do Khi Xin Nghỉ Phép?

Việc cung cấp lý do nghỉ phép giúp công ty và người quản lý hiểu rõ tình hình của bạn và có thể hỗ trợ bạn một cách tốt nhất. Ngoài ra, nó cũng giúp bảo vệ quyền lợi của bạn khi sử dụng chế độ nghỉ phép.

2. Xin Nghỉ Phép Ngắn Hạn Như Thế Nào?

Đối với nghỉ phép ngắn hạn, bạn có thể thông báo cho người quản lý trực tiếp qua email hoặc thảo luận trực tiếp. Bạn cần đảm bảo thông tin được cung cấp rõ ràng, đầy đủ để người quản lý có thể xử lý nhanh chóng.

3. Nên Thông Báo Xin Nghỉ Phép Trước Bao Lâu?

Thời gian thông báo trước thường được quy định trong quy trình nghỉ phép của công ty, tùy thuộc vào số ngày nghỉ phép của bạn. Điều này giúp công ty và đồng nghiệp có thời gian để sắp xếp công việc thay thế và giảm thiểu ảnh hưởng đến công việc.

4. Số Ngày Phép Trong Năm Là Bao Nhiêu?

Số ngày phép trong năm là số ngày mà một nhân viên được nghỉ mà không bị trừ lương. Quy định này thường được xác định trong hợp đồng lao động hoặc theo chính sách của từng công ty. Nhân viên sẽ được cấp một số ngày nghỉ phép cố định mỗi năm, thường là 12 ngày, một số công ty có thể nhiều hơn.

5. Không Nghỉ Hết Phép Năm Người Lao Động Có Được Trả Tiền?

Việc không nghỉ hết số ngày phép còn lại trong năm và có được trả tiền hay không phụ thuộc vào chính sách của từng công ty. Nhiều công ty có quy định sẽ trả tiền cho số ngày phép còn lại vào cuối năm hoặc nếu nhân viên không sử dụng hết phép trước khi nghỉ việc. Tuy nhiên, có công ty chỉ áp dụng việc hủy bỏ phép nếu nhân viên không sử dụng hết phép trong năm.

6. Quy Định Cộng Dồn Nghỉ Phép Như Thế Nào?

Thông thường, những ngày phép không sử dụng trong năm hiện tại có thể được cộng dồn lại vào số ngày phép của năm sau, tùy theo quy định của từng công ty.

7. Quy Định Về Đóng BHXH Khi Nghỉ Phép Ra Sao?

Khi nhân viên xin nghỉ phép, việc đóng BHXH thường sẽ tiếp tục được thực hiện bởi công ty theo quy định của pháp luật lao động. Những khoản đóng này sẽ đảm bảo quyền lợi bảo hiểm xã hội cho nhân viên trong thời gian nghỉ phép, bao gồm cả những khoản tiền thưởng và phụ cấp khác nếu có.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: