07 Mẫu Đơn Xin Nghỉ Phép Chuẩn Nhất 2024

Đánh giá post

Đơn xin nghỉ phép là văn bản mà người lao động cần gửi tới Phòng Hành chính Nhân sự, Trưởng bộ phận khi muốn vắng mặt, không làm việc trong một khoảng thời gian nhất định. Vậy một mẫu đơn xin nghỉ phép chuẩn là như thế nào? Khi viết đơn nghỉ phép cần chú ý điều gì? Trong bài viết này JobsGO sẽ chia sẻ cách làm đơn chuyên nghiệp, hãy cùng theo dõi nhé!

1. Đơn Xin Nghỉ Phép Là Gì?

Đơn xin nghỉ phép là loại giấy tờ, thủ tục khi nhân viên muốn nghỉ phép trong khoảng thời gian nhất định mà công ty cho phép. Đối với mỗi cơ quan, tổ chức sẽ có quy định riêng biệt về mẫu đơn xin nghỉ phép.

mẫu đơn xin nghỉ phép
Đơn xin nghỉ phép là gì?

Tuy nhiên, về cách thức viết thì vẫn sẽ có hai loại chung là đơn xin nghỉ phép viết tay gửi trực tiếp hoặc đánh máy gửi qua email. Để hiểu rõ hơn về mẫu đơn này, các bạn hãy cùng đến với phần 2 của bài viết nhé.

Xem thêm: Quy trình xin nghỉ phép tiêu chuẩn

2. 07 Mẫu Đơn Xin Nghỉ Phép Chuẩn

Dưới đây là những mẫu đơn xin nghỉ phép chuẩn mà bạn có thể tham khảo để sử dụng trong hoàn cảnh phù hợp với bản thân nhất nhé!

2.1. Đơn Xin Nghỉ Phép Công Ty

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN NGHỈ PHÉP

Kính gửi: – Ban Giám đốc ………………….

– Trưởng Phòng Hành chính – Nhân sự

– Trưởng Phòng ………………..

Tên tôi là:……………………………………………….………………………

Chức vụ hiện tại:……………………..….…….……………………………….

Điện thoại liên hệ khi cần: ………………….…………………..……………..

Kính đề Ban Giám đốc, Trưởng Phòng Hành chính – Nhân sự và Trưởng phòng .………………..………..…. cho tôi nghỉ phép …… ngày, (kể từ ngày …… tháng ……. năm..…. đến ngày……. tháng ….. năm …..).

Lí do: ……………………………………………………………………………………………

Tôi đã bàn giao công việc trong thời gian nghỉ phép lại cho ông (bà):

…………………………………… Phòng ………………

Ông (bà) …………………………… sẽ thay tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao theo quy định.

Tôi xin hứa sẽ cập nhật đầy đủ nội dung công tác trong thời gian vắng. Rất mong Ban Giám đốc xem xét và chấp thuận.

Xin trân trọng cảm ơn!

…….. ngày … tháng …. năm ……

NGƯỜI LÀM ĐƠN

TẢI XUỐNG NGAY

Đơn xin nghỉ phép có hưởng lương là văn bản mà người lao động cần viết và gửi cho bộ phận Hành chính khi muốn không đi làm nhưng vẫn được tính lương. Khi viết giấy xin nghỉ phép năm, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Thông tin cá nhân: Ghi đầy đủ thông tin họ tên của bạn, chức vụ, bộ phận công tác, địa chỉ và số điện thoại liên lạc.
  • Người nhận đơn: Ghi rõ đơn được gửi đến Ban Giám Đốc Công Ty, Phòng Hành chính – Nhân sự và Trưởng bộ phận.
  • Nội dung đơn: Trình bày rõ lý do bạn cần nghỉ phép. Bạn nên cố gắng mô tả ngắn gọn và chi tiết; đồng thời nêu rõ thời gian nghỉ phép, bắt đầu từ ngày nào đến ngày nào. Ví dụ: “Nay tôi trình đơn này kính xin Ban Giám Đốc chấp thuận cho tôi được nghỉ phép trong thời gian 3 ngày (Kể từ ngày 25/01/2024 đến hết ngày 28/01/2024). Lý do xin nghỉ phép: Tôi bị Cúm A, ho và sốt cao”.
  • Bàn giao công việc: Nêu rõ bạn đã bàn giao công việc cho ai, ở bộ phận nào. Mô tả ngắn gọn về công việc đã bàn giao.
  • Chữ ký: Đơn xin nghỉ phép năm cần có đầy đủ chữ ký của bạn và chữ ký của Trưởng Bộ phận, Phòng Hành Chính Nhân Sự tùy theo quy định của công ty.

Ngày tháng năm: Ghi rõ ngày tháng năm khi nộp đơn.

2.2. Đơn Xin Nghỉ Phép Cho Giáo Viên

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY XIN PHÉP

Kính gửi: – BGH trường …………………..

– Tổ trưởng bộ môn ……………..

Tên tôi là: ………………………………………………………

Chức vụ: ……………………………………………………….

Giáo viên dạy môn: ……………………………………………

Xin phép nghỉ dạy từ ngày: ……………… đến ngày ……………………

Lý do: ………………………………………………………….

Kính đề nghị Tổ trưởng bố trí theo lịch chuyên môn sau:

TKB những ngày nghỉ

Thứ…..ngày……tháng….năm 20…

T1: Lớp……..Bài…………………………

T2: Lớp……..Bài…………………………

T3: Lớp……..Bài…………………………

T4: Lớp……..Bài…………………………

T5: Lớp……..Bài…………………………

Thứ…..ngày……tháng….năm 20…

T1: Lớp……..Bài…………………………

T2: Lớp……..Bài…………………………

T3: Lớp……..Bài…………………………

T4: Lớp……..Bài…………………………

T5: Lớp……..Bài…………………………

Người dạy thay

Thứ…..ngày……tháng….năm 20…

1……………………………………

2. …………………………………..

3……………………………………

4……………………………………

5……………………………………

Thứ….. ngày……tháng….năm 20…

1……………………………………

2. …………………………………..

3……………………………………

4……………………………………

5……………………………………

Tôi xin chân thành cảm ơn!

…. ngày…tháng..năm 20…

HIỆU TRƯỞNG TỔ TRƯỞNG NGƯỜI LÀM ĐƠN

TẢI XUỐNG NGAY

Để đơn nghỉ phép trở nên chuyên nghiệp, các giáo viên cần lưu ý những điều sau:

  • Thông tin cá nhân: Ghi rõ họ tên, chức vụ và môn học bạn giảng dạy.
  • Người nhận đơn: Bao gồm Ban Giám Hiệu (BGH) của trường và Tổ trưởng bộ môn của bạn.
  • Ngày nghỉ và thời gian nghỉ: Nêu rõ ngày bạn muốn nghỉ và thời gian dự kiến trở lại làm việc.
  • Lý do nghỉ phép: Mô tả ngắn gọn lý do bạn cần nghỉ phép. Đối với giáo viên, lý do thường liên quan đến sức khỏe, tham gia chương trình đào tạo bổ sung, nghỉ cưới, nghỉ do gia đình có người mất.
  • Lịch học thay thế: Giáo viên cần sắp xếp lịch học thay thế dựa trên lịch trình cá nhân, đồng thời không làm ảnh hưởng đến quá trình học tập của học sinh. Bạn cần mô tả chi tiết về lịch học bao gồm thứ, ngày, tháng, lớp học và nội dung bài học.
  • Chữ ký và ghi rõ họ tên: Trong đơn xin nghỉ phép, giáo viên cần bổ sung chữ ký của bản thân, đồng thời xin chữ ký của Hiệu trưởng và Tổ trưởng bộ môn.

2.3. Đơn Xin Nghỉ Phép Cho Học Sinh

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN PHÉP NGHỈ HỌC

Kính gửi: – Ban giám hiệu nhà trường………………………………………….

– Giáo viên chủ nhiệm lớp……………………………………………

Em tên là: …………………………………………………………

Hiện là học sinh lớp: …………………………………………….

Em viết đơn này xin phép được nghỉ học từ ngày……..đến ngày …………

Lý do: ………………………………………………………………

Em xin hứa sẽ chép bài và ôn bài đầy đủ.

Em xin chân thành cảm ơn!

Chữ ký của phụ huynh học sinh …….. ngày……tháng…..20…

Số điện thoại của phụ huynh Người làm đơn

TẢI XUỐNG NGAY

Đơn xin nghỉ học là một tài liệu mà học sinh viết để xin phép vắng mặt tại lớp học trong một khoảng thời gian nhất định.Đơn này thường cần có sự đồng ý của phụ huynh và sự chấp thuận của giáo viên chủ nhiệm.

Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi viết đơn xin nghỉ học.

  • Thông tin cá nhân: Học sinh cần điền đầy đủ họ tên, lớp học, địa chỉ liên hệ và số điện thoại liên hệ.
  • Người nhận đơn: Với đơn xin nghỉ học, học sinh chỉ cần gửi tới Ban Giám hiệu nhà trường và Giáo viên chủ nhiệm.
  • Thời gian nghỉ và lý do: Đây là nội dung quan trọng trong đơn xin nghỉ học. Học sinh cần ghi rõ thời gian nghỉ và lý do xin nghỉ. Các lý do phổ biến bao gồm: có vấn đề sức khỏe, có việc bận gia đình,…
  • Cam kết và ý kiến phụ huynh: Trong đơn xin nghỉ, học sinh cần cam kết sẽ học bài, làm bài tập đầy đủ để bắt kịp tiến độ học của lớp.
  • Ý kiến chấp thuận của phụ huynh: Học sinh thường là các bạn dưới 18 tuổi, chưa đủ tuổi để chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Vì vậy, nếu học sinh muốn xin nghỉ phải có sự chấp thuận của phụ huynh.
  • Chữ ký: Tại đây, các bạn học sinh cần điền đầy đủ thông tin về ngày viết đơn và bổ sung chữ ký của bản thân, cũng như xin chữ ký của phụ huynh.

2.4. Đơn Xin Nghỉ Phép Không Lương

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN NGHỈ PHÉP KHÔNG HƯỞNG LƯƠNG

 Kính gửi: – Ban Giám Đốc Công Ty ……………………………

– Trưởng phòng Hành Chính – Nhân Sự

– Trưởng bộ phận …………………………………………….

Tôi tên là: ……………………………………………………………

Ngày/ Tháng/ Năm sinh: ……………………………………………

Chức vụ: ……………………………………………………………………………………

Điện thoại liên lạc: …………………………………………………………………………

Nay tôi làm đơn này xin phép Ban Giám Đốc, Trưởng phòng HC – NS, Trưởng bộ phận ……….… cho tôi được nghỉ phép không hưởng lương từ ngày……đến ngày …………..

Lý do nghỉ phép: ……………………………………………………………………………

Tôi xin cam kết trở lại công tác sau khi hết thời gian xin nghỉ phép, nếu không tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Kính mong Ban Giám Đốc xem xét và chấp thuận.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

……, ngày…tháng…năm…

Giám Đốc Phòng HC – NS Trưởng bộ phận Người làm đơn

TẢI XUỐNG NGAY

Đơn xin nghỉ phép không lương là một văn bản mà nhân viên viết để xin nghỉ mà trong khoảng thời gian nghỉ đó người lao động sẽ không được hưởng lương. Lý do cho điều này có thể là vì nhân viên đã sử dụng hết phép năm (nghỉ phép có hưởng lương) hoặc nghỉ gấp, không bàn giao công việc cho người khác gây ảnh hưởng tới công việc (theo quy định của công ty).

Khi viết đơn xin nghỉ phép không lương, có một vài điều mà bạn cần lưu ý:

  • Thông tin cá nhân: Họ và tên, ngày/tháng/năm sinh, chức vụ và thông tin liên lạc của bạn cần được ghi rõ.
  • Người nhận đơn: Bao gồm Ban Giám Đốc Công Ty, Trưởng phòng Hành Chính – Nhân Sự, Trưởng bộ phận và nhân sự khác theo quy định của công ty.
  • Thời gian nghỉ và lý do: Cần phải ghi rõ thời gian xin nghỉ. Lý do cần viết ngắn gọn, hợp tình, hợp lý sẽ giúp đơn xin nghỉ dễ được chấp thuận hơn. Các lý do phổ biến bao gồm: xin nghỉ ốm, gia đình có việc bận không thể vắng mặt,…
  • Cam kết: Bạn cần cam kết sẽ quay trở lại làm việc sau thời gian nghỉ. Ngoài ra, nếu điều kiện cho phép, bạn cũng có thể đề cập tới việc sẽ hỗ trợ công việc cần thiết trong thời gian nghỉ – điều này giúp bạn xin nghỉ dễ dàng hơn.
  • Chữ ký và ngày tháng năm: Cuối cùng, bạn cần bổ sung chữ ký của bản thân và các bên liên quan.

2.5. Đơn Xin Nghỉ Phép Của Công Chức

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN NGHỈ PHÉP

Kính gửi: ………………………………………………………………………….

Tôi tên là: ………………………………………… …………………

Ngày/ Tháng/ Năm sinh: ……………………………… Tại: …………………..

Chức vụ: ………………………………………………………………………….

Đơn vị công tác: ………………………………………………………………….

Điện thoại liên lạc: …………………………………………………………………

Nay tôi làm đơn này xin phép …………… cho tôi được nghỉ phép từ ngày…/…/…. đến ngày …/…./…..

Lý do xin nghỉ: …………………………………………………………………………………………………………………

Trong thời gian xin nghỉ, tôi xin bàn giao công việc lại cho ………………………

Tại phòng …………………………………………………………………………

Tôi xin hứa sẽ cập nhật tình hình công việc thường xuyên trong thời gian nghỉ và cam kết trở lại làm việc đúng thời hạn quy định.

Kính mong ……………………… giải quyết cho tôi nghỉ phép theo nguyện vọng trên.

Xin trân trọng cảm ơn!

….., ngày….tháng….năm…

Xác nhận của Trưởng phòng Người làm đơn

TẢI XUỐNG NGAY

Đơn xin nghỉ phép của cán bộ công chức có bố cục, nội dung tương tự như đơn nghỉ phép của người lao động tại các doanh nghiệp tư nhân.

  • Thông tin cá nhân: Người xin nghỉ phép cần điền đầy đủ thông tin họ tên, ngày tháng năm sinh, chức vụ, đơn vị công tác, điện thoại liên lạc.
  • Thông tin về ngày nghỉ và lý do xin nghỉ: Bạn cần điền cụ thể số ngày nghỉ, khoảng thời gian nghỉ. Lý do nên được viết một cách ngắn gọn, rõ ràng và thuyết phục.
  • Cam kết: Cán bộ công nhân viên chức cũng cần cam kết cập nhật công việc thường xuyên và quay trở lại làm việc đúng ngày quy định để không ảnh hưởng tới hoạt động chung của đơn vị.

2.6. Đơn Xin Nghỉ Phép Tiếng Anh

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence – Freedom – Happiness

APPLICATION FOR LEAVE OF ABSENCE

To: – Director Board of …

– Division of Administration and Human Resource

My full name is:…

Title:….

Work location:…

Company’s address:..

I write this application to get the leave of absence approval by the Director Board and Division of Administration and Human Resource: From …/…/… to …/…/…

Reason:..

I will arrange my work and duties with my colleagues and undertake to return to work in due time.

Sincere thanks!

Director Board

(Signed, full name and sealed)

…, date … month … year …

Applicant

(Signed, full name)

TẢI XUỐNG NGAY

Đơn xin nghỉ phép tiếng Anh thường được áp dụng tại các công ty nước ngoài, công ty đa quốc gia hoặc công ty sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp, trao đổi chính. Nội dung mẫu đơn xin nghỉ tiếng Anh cũng tương tự như tiếng Việt với các phần chính bao gồm: người nhận đơn, thông tin người xin nghỉ, thời gian và lý do nghỉ, cam kết sẽ quay trở lại làm việc, chữ ký các bên liên quan.

Khi viết giấy xin nghỉ phép tiếng Anh, bạn cần lưu ý viết ngắn gọn, rõ ràng, lý do thuyết phục. Đặc biệt, bạn cần kiểm tra lại lỗi ngữ nghĩa, câu từ tránh mắc các sai lầm cơ bản.

2.7. Mẫu Đơn Xin Nghỉ Phép Bù

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——-***——-

……….., ngày … tháng … năm …

ĐƠN XIN NGHỈ BÙ

  • Căn cứ Bộ luật Lao động năm 2012;
  • Căn cứ Nghị định số 45/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn lao động, vệ sinh lao động;
  • Căn cứ Điều lệ Công ty;
  • Căn cứ nhu cầu của bản thân;

Kính gửi: – Ban Giám Đốc Công Ty …………………………..

– Phòng Hành Chính – Nhân Sự ………………………………..

– Phòng ………………………………………………………………

Tôi là: …………………………………………………………….. Sinh ngày:………………….

Hiện đang làm việc tại Phòng………………………………. Công ty…………………………

Chức vụ:…………………………………………………………………………………………….

Điện thoại liên lạc: …………………………………………………………………………………

Căn cứ theo quy định tại:

  • Điểm c, Khoản 2, Điều 106 Bộ luật Lao động năm 2012;
  • Điểm a, Khoản 3, Điều 4 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn lao động, vệ sinh lao động
  • Điều lệ Công ty
  • Nhu cầu thực tế của bản thân;

Nay tôi làm đơn này xin đề nghị Ban Giám Đốc Công ty, phòng Hành Chính – Nhân Sự và Phòng …………………….nơi tôi đang trực tiếp làm việc cho tôi được nghỉ bù trong thời gian:

Từ ngày: ………………………………… Đến ngày:……………………………………….

Trong thời gian nghỉ, tôi sẽ bàn giao những công việc mình đang phụ trách cho ông (bà) ……………………… là đồng nghiệp của tôi. Ông (bà): …………………………sẽ thay tôi hoàn thành tốt các công việc được đảm nhiệm theo quy định.

Tôi xin cam đoan sẽ cập nhật đầy đủ các nội dung công việc trong thời gian vắng và sẽ quay trở lại làm việc theo đúng thời gian đã xin nghỉ, nếu không tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

Kính mong Ban Lãnh Đạo Công Ty, phòng Hành Chính – Nhân Sự và Phòng ……………. xem xét, chấp thuận cho đề nghị này nêu trên để quyền lợi của tôi được đảm bảo theo đúng quy định pháp luật.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Ban Giám Đốc

(Duyệt)

Phòng HC – NS

(Duyệt)

Trưởng Phòng

(Ý kiến của Trưởng Phòng, Ký và ghi rõ họ tên)

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

TẢI XUỐNG NGAY

Giấy xin phép nghỉ bù là văn bản mà người lao động viết và gửi tới bộ phận Hành chính Nhân sự để nghỉ bù sau khoảng thời gian làm thêm giờ. Với văn bản này có một số thông tin quan trọng mà bạn cần lưu ý:

  • Thông tin cá nhân: Tương tự như các đơn xin nghỉ phép khác, với đơn xin nghỉ bù, bạn cần điền họ tên, ngày sinh, chức vụ, số điện thoại liên hệ một cách chính xác.
  • Thời gian nghỉ: Ghi rõ số ngày nghỉ và khoảng thời gian nghỉ tương ứng.
  • Người nhận bàn giao: Ghi chi tiết người sẽ hỗ trợ công việc trong thời gian bạn nghỉ.
  • Chữ ký: Ngoài chữ ký của bản thân, bạn cũng cần xin chữ ký của Giám đốc, Phòng Hành chính Nhân sự và Trưởng bộ phận. Riêng Trưởng bộ phận cần ghi rõ có đồng ý cho bạn nghỉ bù hay không.

3. Cách Viết Đơn Xin Nghỉ Phép Thuyết Phục

Dưới đây là một vài điều bạn cần lưu ý để có được một đơn nghỉ phép thuyết phục, dễ dàng được cấp trên chấp nhận.

mẫu đơn xin nghỉ phép chuẩn
Cách viết đơn xin nghỉ phép thuyết phục

3.1. Phần Mở Đầu

  • Phần mở đầu của các đơn nghỉ phép thường có chung nội dung. Theo đó, chúng sẽ được bắt đầu với quốc ngữ và tiêu ngữ “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam | Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”. Sau đó là “ĐƠN XIN NGHỈ PHÉP” được viết in hoa.
  • Tiếp theo mà bạn cần điền trong phần mở đầu là thông tin về người nhận đơn. Người nhận đơn thường gồm cấp lãnh đạo cao nhất của đơn vị mà bạn làm việc, phòng Hành chính Nhân sự và quản lý trực tiếp của bạn.
  • Nội dung cuối cùng trong phần này là thông tin cá nhân của bạn. Tại đây, bạn cần điền thông tin một cách đầy đủ, chính xác để phòng Hành chính dễ dàng quản lý hồ sơ và các nhân sự liên quan có thể liên lạc với bạn khi trong khoảng thời gian bạn không có mặt tại công ty.

3.2. Phần Nội Dung

  • Thời gian xin nghỉ phép: Khi viết giấy nghỉ phép, bạn cần điền thời gian bạn muốn nghỉ và cung cấp thông tin chi tiết về việc bàn giao công việc. Điều này mang đến sự an tâm cho quản lý vì đối phương biết rằng bạn đã sắp xếp công việc một cách phù hợp để không ảnh hưởng đến hoạt động chung của cả bộ phận.
  • Lý do xin nghỉ phép: Đơn xin nghỉ phép thuyết phục là đơn làm bật được lý do xin nghỉ phép. Một số lý do khiến cấp trên không thể từ chối đơn xin nghỉ của bạn như: Ốm đau; gia đình có việc; con ốm; nhà có hiếu, hỉ… Dù thế nào, bạn cũng nên trung thực đưa ra lý do của bản thân. Nếu cấp trên phát hiện sơ hở, nó có thể khiến họ có những đánh giá không tốt về bạn.
  • Xác định đúng diện nghỉ phép: Bạn cần xác định đúng diện nghỉ phép của bản thân là nghỉ không lương, nghỉ công chức hay nghỉ phép công ty… để có thể áp dụng mẫu đơn chính xác nhất với mình. Đồng thời, nó cũng giúp bộ phận Nhân sự có thể dễ dàng quản lý.
  • Khi viết đơn xin nghỉ, việc đưa ra cam kết bảo đảm tiến độ, chất lượng công việc là điều vô cùng cần thiết để cấp trên có thể tin tưởng ký đơn cho bạn.

3.3. Phần Kết Luận

Đây là nơi để bạn thể hiện lòng biết ơn và mong đợi sự thấu hiểu, cũng như chấp thuận của người quản lý. Cuối cùng, hãy xin chữ ký của tất cả các bộ phận liên quan để đơn xin nghỉ thực sự có giá trị.

Xem thêm: Cách viết đơn xin đi làm lại khi chưa hết thời hạn nghỉ phép

4. Một Số Lưu Ý Khi Viết Đơn Xin Nghỉ Phép

Một số người nghĩ đơn giản rằng viết đơn xin nghỉ phép chỉ cần copy mẫu trên mạng về và viết theo là được. Tuy nhiên, khi viết đơn nghỉ phép bạn cũng nên lưu ý một vài điều sau để đảm bảo tính chuyên nghiệp và thuyết phục.

Xem thêm: Chế độ nghỉ phép mới nhất

4.1. Lý Do Nghỉ Phép Hợp Lý

Lý do nghỉ phép là yếu tố đầu tiên lãnh đạo chú ý khi bạn nộp đơn. Nếu lý do nghỉ của bạn không chính đáng và không thuyết phục thì chắc chắn không được xét duyệt. Chính vì vậy hãy cân nhắc và điền lý do nghỉ phép hợp lý, đúng đắn.

đơn xin nghỉ phép chuẩn nhất
Một số lưu ý khi viết đơn xin nghỉ phép

4.2. Xem Xét Phương Án Thay Thế

Bạn nghĩ sao về khi làm việc online tại nhà? Với sự phát triển của công nghệ, bạn có thể làm việc tại bất cứ đâu mà không cần đến công ty. Hãy thử đề xuất với lãnh đạo phương án làm việc trực tuyến từ xa. Phương án này vừa có lợi đối với bạn lại không ảnh hưởng tiến độ làm việc tại công ty.

Giả sử phương án này không được chấp thuận, bạn nên nói chuyện với trưởng nhóm hoặc trường phỏng để bàn giao công việc cho người thích hợp. Các doanh nghiệp rất quan tâm đến vấn đề này bởi sự vắng mặt của bạn có thể ảnh hưởng đến tiến độ làm việc chung.

4.3. Gửi Đơn Xin Nghỉ Sớm Nhất Có Thể

Khi có ý định nghỉ phép bạn nên hoàn thiện đơn nghỉ phép và nộp lên cấp trên sớm nhất có thể. Việc này giúp sếp nhanh chóng tìm kiếm, điều phối nhân sự hỗ trợ phần việc của bạn hoặc đưa ra phương án hợp lý. Việc chủ động xin nghỉ việc sớm còn thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn, không chỉ vì cá nhân mà còn nghĩ đến công ty.

5. Một Số Quy Định Về Nghỉ Phép

Ngoài những thông tin về mẫu đơn xin nghỉ phép, các bạn cũng cần nắm rõ quy định nghỉ phép hiện nay như thế nào. Cùng tìm hiểu với JobsGO nhé.

5.1. Một Năm Được Nghỉ Phép Bao Nhiêu Ngày?

Nghỉ phép năm cho người lao động vẫn được thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động. Theo điều 113 khoản 1 của Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động được phép nghỉ phép như sau:

  • 12 ngày làm việc đối với những người làm công việc trong điều kiện bình thường.
  • 14 ngày làm việc đối với những người lao động chưa đủ tuổi trưởng thành, lao động có khuyết tật, hoặc làm việc trong môi trường công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
  • 16 ngày làm việc đối với những người làm việc trong ngành nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Bộ luật Lao động cũng quy định rằng số ngày nghỉ phép hàng năm sẽ tăng thêm 01 ngày sau mỗi 05 năm làm việc. Nếu người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng thì số ngày nghỉ phép sẽ được tính tương ứng với số tháng đã làm việc.

  • Đối với cán bộ, công chức: Luật Cán bộ, công chức quy định rằng họ được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết công việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.
  • Đối với giáo viên: thời gian nghỉ hàng năm bao gồm các ngày lễ, Tết, nghỉ học kỳ và 02 tháng nghỉ hè (tính cả ngày nghỉ hằng năm).
  • Đối với học sinh phổ thông: theo Chương trình giáo dục phổ thông, học sinh được phép nghỉ học không quá 45 buổi trong một năm học. Điều này bao gồm cả nghỉ học có phép và không phép, nghỉ học liên tục hoặc không liên tục.

5.2. Nghỉ Phép Có Được Đóng Bảo Hiểm Không?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động sẽ không được đóng BHXH trong trường hợp nghỉ phép và không nhận lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong một tháng.

đơn xin nghỉ phép
Một số quy định về nghỉ phép

5.3. Có Được Hoàn Tiền Nếu Không Nghỉ Phép?

Theo khoản 3 Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019, khi nhân viên chấm dứt hợp đồng lao động hoặc bị sa thải và chưa sử dụng hết ngày phép năm/ số ngày phép năm còn lại, người sử dụng lao động sẽ thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

5.4. Có Được Cộng Dồn Ngày Phép Không?

Theo Điều 113 Bộ Luật Lao động 2019, người lao động có thể đàm phán với doanh nghiệp về việc phân chia ngày nghỉ hàng năm thành nhiều đợt hoặc nghỉ phép gộp tối đa 03 năm một lần.

Tuy nhiên, việc này cần phải đảm bảo các quy định của doanh nghiệp và thỏa thuận giữa 2 bên. Nếu người lao động chưa sử dụng hết ngày nghỉ trong năm, họ có thể thỏa thuận với nhà tuyển dụng để sử dụng ngày nghỉ đó trong năm tiếp theo hoặc trong năm sau nữa, nhưng cần đảm bảo rằng không được vượt quá 03 năm/lần nghỉ gộp.

Trong bài viết trên, JobsGO đã chia sẻ cách viết một mẫu đơn xin nghỉ phép chuẩn. Bạn hãy tham khảo và tìm cách viết phù hợp nhất với trường hợp của bản thân.

Câu hỏi thường gặp

1. Đơn Xin Nghỉ Phép Viết Tay Hay Đánh Máy?

Việc viết tay hay đánh máy giấy xin nghỉ phép tùy thuộc vào quy định của công ty. Tuy nhiên, đơn đánh máy thường mang lại cảm giác chuyên nghiệp và dễ đọc hơn so với việc viết tay.

2. Có Được Xin Nghỉ Phép Bằng Cách Gửi Mail Không?

Có, nhiều công ty cho phép nhân viên xin nghỉ phép bằng cách gửi email. Tuy nhiên, bạn cần kiểm tra chính sách của công ty để đảm bảo tuân thủ quy định và cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết trong email.

3. Các Lý Do Nghỉ Phép Nào Thuyết Phục?

Các lý do nghỉ phép thuyết phục thường bao gồm: bệnh tật hoặc tình trạng sức khỏe không tốt; cần chăm sóc gia đình hoặc người thân; tham gia các sự kiện quan trọng như đám cưới, đám tang hoặc các lý do khẩn cấp không thể trì hoãn khác.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: