Làm việc tại nhà vừa là giải pháp, vừa là tình trạng bất đắc dĩ trong mùa dịch này. Các chuyên gia an ninh mạng cũng cảnh báo vấn đề bị hacker tấn công đối với dân công sở lần đầu làm việc online. Dưới đây sẽ là những lưu ý bạn cần biết để bảo vệ thông tin của chính mình.
Mục lục
1.Cập nhật phiên bản mới cho các phần mềm trước khi bắt đầu
Đối với các phần mềm trên máy tính, việc cập nhật phần mềm mang ý nghĩa rất lớn.
Đầu tiên, việc này giúp các phần mềm được đảm bảo hoạt động trong trạng thái tốt nhất. khi làm việc tại nhà, bạn sẽ không được đảm bảo các yếu tố kỹ thuật hay được hỗ trợ như ở công ty. Đó là lý do vì sao bạn cần kiểm soát tốt các phần mềm làm việc của mình.
Ngoài ra, việc cập nhật phần mềm cũng giúp khắc phục các lỗi kỹ thuật, bảo mật hay các lỗi hệ thống khác. Các tính năng mới từ nhà sản xuất cũng được thêm mới. Điều này sẽ giúp bạn có thêm giải pháp
2.Kích hoạt tính năng xác thực 2 yếu tố cho các tài khoản xã hội
Đối với các tài khoản xã hội như Google, việc kích hoạt tính năng xác thực hai yếu tố là thực sự cần thiết. Thay vì một bước nhập mật khẩu, bạn sẽ thiết lập thêm một mã kích hoạt khi đăng nhập trên thiết bị khác cùng lúc. Mã này sẽ được gửi đến email hoặc số điện thoại của bạn.
Khi trình độ của các hacker ngày một nâng tầm, các yếu tố nguy hiểm đối với an ninh mạng cũng ngày một nghiêm trọng hơn. Thực tế hiện nay, 90% mật khẩu có thể bị bẻ khóa trong vòng 6 giờ. Trong khi đó, một đợt tấn công mạng quy mô chuyên nghiệp có thể bẻ khóa hàng tỉ mật khẩu trong vài giây. Cũng có rất nhiều người dùng cùng một loại mật khẩu cho tất cả các tài khoản. Chính vì vậy mà các nhà cung cấp dịch vụ luôn cố gắng cải thiện bảo mật bằng cách thiết lập thêm một lượt xác thực.
Có nhiều dạng thức tài khoản sẽ tự động thiết lập tính năng xác thực 2 bước. Tuy nhiên các mạng xã hội mở hoặc các ứng dụng mới lại không tự động làm việc này. Khi chuyển sang làm việc online, bạn sẽ phải tiếp cận với rất nhiều phần mềm hoặc trang web mới. Hãy đảm bảo rằng bạn đã bật tính năng này trong phần Cài đặt. Việc làm này bên cạnh bảo vệ thông tin của bạn cũng giúp bạn tránh được các mã độc có khả năng đánh cắp thông tin đồng loạt.
3.Sử dụng antivirus tin cậy cho thiết bị của bạn
Virus một mặt khiến các phần mềm trong máy bạn bị lỗi mà còn là công cụ để các hacker xâm nhập và phá hủy hệ thống máy tính của bạn. Đó là lý do bạn cần một phần mềm antivirus (chống virus) đáng tin cậy cho máy của mình.
Đặc biệt hơn, trong công việc, điều này là vô cùng cần thiết. Khi các công ty đồng loạt chuyển sang làm việc online. Nhiều tin tặc sẽ lợi dụng hoàn cảnh để thực hiện các cuộc tấn công. Lúc này, bạn cần tự giác bảo vệ máy tính của bản thân bằng các antivirus chuyên dụng.
Đối với những ai dùng hệ điều hành Win10, Windows Security sẽ được cài sẵn trong máy. Tuy nhiên, nếu máy bạn chưa những thông tin cực quan trọng và cần tăng tính an toàn hơn, bạn có thể dùng thêm một phần mềm antivirus khác của các nhà cung cấp uy tín.
4.Khởi động VPN
Bên cạnh việc bảo mật trên môi trường mạng, bảo vệ máy khỏi virus, điều cần làm tiếp theo chính là kiểm tra con đường truy cập mạng của bạn. VPN (Virtual Private Network) là một công nghệ mạng riêng ảo khi truy cập mạng công cộng (Internet nội bộ, wifi). Tính năng này thường được tích hợp sẵn trong các hệ điều hành hiện nay. Nó sẽ giúp bạn truy cập mạng với một kết nối an toàn và bảo vệ thông tin quyền riêng tư của bạn.
Tuy nhiên, tính năng này chỉ giúp bạn kết nối an toàn khi nhà cung cấp mạng cũng sử dụng VPN. Tức là mạng nội bộ hoặc mạng Wifi bạn đang truy cập cũng sử dụng tính năng này. Vậy nên, khi truy cập vào một mạng bất kỳ, bạn cần đảm bảo hệ thống mạng đó đủ an toàn. Thông thường, bạn nên hạn chế truy cập vào các hệ thống mạng wifi phủ sóng rộng và để mở (open) như wifi thành phố hay quán xá trong trường hợp không cần thiết. Ngoài ra, VPN không thể bảo vệ dữ liệu của bạn nếu như bạn bị tấn công mạng. Chính vì vậy, bạn đừng quên sử dụng phần mềm chống virus (antivirus) nhé.
5.Cảnh giác với email, tin nhắn, thông báo lạ
Chuyện cảnh giác với các cuộc gọi, tin nhắn, email lạ là chuyện ai cũng biết. Tuy nhiên, khi độ cảnh giác của mọi người tăng cao, trình độ giả thông tin của các tin tặc cũng tăng cao hơn.
Trước đây chúng ta chỉ thường cảnh giác với số điện thoại hoặc tài khoản lạ. Nếu là một liên hệ tin cậy, bạn thường có xu hướng tin vào nội dung được truyền đến. Tuy nhiên, hiện nay, công nghệ Deepfake của các cuộc tấn công mạng đã có thể giả thông tin, thậm chí giọng nói, video. Đó là lý do vì sao nhiều người vẫn bị lừa vì cho rằng đó là thông tin từ người quen.
Hãy cẩn trọng với những thông báo chuyển tài liệu bất thường hay mời gọi truy cập vào một đường link nào đó. Các thông báo giả này thậm chí còn yêu cầu bạn chuyển tiền hay số tài khoản, thông tin cá nhân,… Vậy nên, trước khi thực hiện, hãy kiểm tra thông tin lại một lần với người có liên quan (người bị giả thông tin) để chắc chắn rằng bạn không bị lừa.
Tìm việc làm ngay!
(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)