Xây dựng KPI cho vị trí nhân viên Tester như thế nào?

Đánh giá post

Chúng ta vẫn thường nhắc tới KPI cho vị trí nhân viên Tester như một cách để nhà quản lý dùng để kiểm soát công việc hàng ngày của nhân viên. Vậy KPI cho nhân viên Tester là gì? Làm thế nào để xây dựng KPI chính xác, hãy cùng JobsGO tham khảo trong bài viết dưới đây nhé!

Nhân viên Tester là làm những gì?

Nhân viên Tester là làm những gì?
Nhân viên Tester là làm những gì?

Trước khi đi tìm hiểu về KPI cho vị trí nhân viên Tester thì chúng ta cần đi tìm hiểu công việc của 1 nhân viên Tester đó là gì?

Nhân viên Tester là người chịu trách nhiệm kiểm tra, tìm lỗi phần mềm cùng rất nhiều công việc khác cùng lập trình viên. Họ là người chịu trách nhiệm ở khâu cuối cùng để đảm bảo trong quá trình sử dụng hệ thống không xảy ra lỗi gì. Vì thế, Tester đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển ứng dụng.

Dưới đây là bản mô tả vị trí công việc của nhân viên Tester:

  • Đề xuất yêu cầu xem xét phần mềm và chuẩn bị kịch bản thử nghiệm test.
  • Phân tích kết quản kiểm tra về khả năng sử dụng, cùng các lỗi và tác động cơ sở dữ liệu.
  • Tham gia đánh giá, kiểm thử phần mềm và phát hiện những vấn đề tiềm ẩn theo yêu cầu từ cấp trên.
  • Báo cáo lỗi, vấn đề gặp phải trong quá trình test phần mềm và gửi lại cho nhóm lập trình.

👉 Xem thêm: Nghề Tester là gì? Tương lai và tiềm năng của nghề như thế nào?

Vì sao cần xây dựng KPI cho nhân viên Tester?

Vì sao cần xây dựng KPI cho nhân viên Tester?
Vì sao cần xây dựng KPI cho nhân viên Tester?

Việc xây dựng KPI cho vị trí nhân viên Tester nhằm mục đích:

  • Đảm bảo nhân viên thực hiện đúng đầy đủ các nhiệm vụ được giao.
  • Những chỉ số đánh giá có tính định lương cao giúp đo lường hiệu quả công việc, từ đó đánh giá kết quả thực hiện của Tester đó.
  • Đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên rõ ràng, minh bạch, hiệu quả và công bằng hơn,…

Thông thường, khi xây dựng KPI cho nhân viên Tester thì cần đảm bảo được theo tiêu chí SMART. Tức là S (Specific) – Cụ thể, rõ ràng; M (Measurable) – Đo lường được; A (Achievable) – Có thể đạt được; R (Realistics) – Thực tế; T (Timbound) – Thời hạn cụ thể. 

Tuy nhiên, khi xây dựng KPI Tester không cần bắt buộc phải có đầy đủ các tiêu chí trên. Nhưng nếu đạt càng nhiều tiêu chí trên thì hiệu quả đánh giá sẽ càng cao và chuẩn xác.

👉 Xem thêm: Xây dựng KPI cho nhân viên Kỹ thuật như thế nào để đạt chuẩn?

Các bước xây dựng KPI cho vị trí nhân viên Tester

Dưới đây là những bước xây dựng KPI cho nhân viên Tester bạn có thể tham khảo.

Bước 1: Xây dựng KPI tổng quát gắn liền với mục tiêu doanh nghiệp

Xây dựng mục tiêu KPI tổng quát cho nhân viên về những nhiệm vụ cần triển khai, cùng phương diện về trách nhiệm, quyền hạn, quyền lợi. Chẳng hạn như:

  • Tester cần phải làm những gì và đạt được kết quả thế nào?
  • Tester sẽ được sử dụng nguồn lực gì để hoàn thành công việc này?
  • Khi hoàn thành công việc đúng và trước thời hạn thì Tester sẽ được thưởng gì?

    Các bước xây dựng KPI cho vị trí nhân viên Tester
    Các bước xây dựng KPI cho vị trí nhân viên Tester

Bước 2: Xây dựng KPI chi tiết với các chỉ đánh giá KPI Tester

Xây dựng chi tiết các chỉ số, tiêu chí đánh giá sẽ giúp người quản lý có thể dễ dàng quản lý hơn như:

  • Xác định tỷ lệ Rejection (tỷ lệ những khiếm khuyết không hợp lệ/ bị trùng/ từ chối/ sai) để tính KPI.
  • Hiệu quả kiểm tra: Là số lỗi tìm thấy trong các giai đoạn và toàn bộ hệ thống.
  • Tỷ lệ phát hiện lỗi, tỷ lệ Tester, tỷ lệ Reopen lỗi (lỗi cố định thành công),…
  • Qua các số liệu thực hiện thử nghiệm như failed/ passed/ N/A,….
  • Hiệu quả test với sự chênh lệch về chi phí và thời gian.

Bước 3: Đánh giá mức độ khả thi của KPI

Về bản chất, KPI đề ra là để cho nhân viên thực hiện 1 nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể. Do đó, cần đánh giá về khả năng và kinh nghiệm chuyên môn của Tester đó xem có đáp ứng được mức độ khả thi của KPI này đề ra không.

Bước 4: Đánh giá mức độ liên quan của KPI

Khi đề ra mục tiêu KPI của Tester cần cộng hưởng với KPI của bộ phận lập trình để giúp team hoàn thành mục tiêu. Bởi chỉ khi các bộ phận gắn kết với nhau thì mới có thể tạo ra giá trị cùng hiệu suất làm việc tốt hơn.

👉 Xem thêm: KPI là gì? Quy trình xây dựng hệ thống KPI hiệu quả cho doanh nghiệp

Bước 5: Gắn với giới hạn thời gian

Gắn với giới hạn thời gian
Gắn với giới hạn thời gian

Bất kỳ công việc nào cũng cần đặt ra thời gian hoàn thành mục tiêu để đánh giá hiệu suất thực hiện công việc, và KPI cho nhân viên Tester cũng như vậy. Hãy giới hạn thời gian mà Tester cần thực hiện để phát huy hiệu quả công việc một cách tốt nhất.

Trên đây là các bước chi tiết để xây dựng mẫu KPI cho vị trí nhân viên Tester. Hy vọng chia sẻ trên của JobsGO sẽ giúp các bạn quản lý và xây dựng bản KPI cho Tester hiệu quả và thành công nhất.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: