Kinh phí công đoàn là gì? Lợi ích của kinh phí công đoàn

Đánh giá post

“Kinh phí công đoàn là gì?”; “Lợi ích như thế nào?”… là những băn khoăn của nhiều người lao động hiện nay. Nếu bạn cũng đang có băn khoăn tương tự, hãy theo dõi bài viết dưới đây để có được câu trả lời nhé.

Kinh phí công đoàn là gì?

Công đoàn là tổ chức hợp pháp được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, công đoàn thường xuyên tổ chức các hoạt động như tuyên truyền, hỗ trợ, nêu lên tiếng nói của người lao động,…

Kinh phí công đoàn là gì?
Kinh phí công đoàn là gì?

Và để công đoàn có thể duy trì những hoạt động kể trên, buộc phải có kinh phí công đoàn. Theo pháp luật hiện hành, đây là khoản tiền được thu từ cả đơn vị sử dụng lao động và người lao động. Mức thu này bằng 2% tổng tiền lương mà doanh nghiệp chi trả cho người lao động.

👉 Xem thêm: Các loại bảo hiểm bắt buộc cho người đi làm hiện nay!

Đối tượng phải đóng kinh phí công đoàn

Theo quy định tại 191/2013/NĐ-CP, các đối tượng sau đây phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp kinh phí công đoàn:

  • Cơ quan nhà nước.
  • Các đơn vị lực lượng vũ trang.
  • Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.
  • Tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp.
  • Các công ty, doanh nghiệp, tổ chức hoạt động hợp pháp theo luật doanh nghiệp và luật đầu tư.
  • Hợp tác xã thành lập và hoạt động theo quy định pháp luật
  • Các tổ chức khác sử dụng lao động theo quy định Bộ luật Lao động.

Mức thu kinh phí công đoàn

Mức thu kinh phí công đoàn
Mức thu kinh phí công đoàn

Theo quy định của Luật công đoàn 2012, mức phí công đoàn được áp dụng bằng 2% tổng số tiền lương mà doanh nghiệp sử dụng để chi trả cho người lao động. Mức lương được tính bao gồm cả phụ cấp lương và các khoản phụ cấp không phải đóng Bảo hiểm xã hội. Trong đó, 1% sẽ được trích nộp lên cấp trên và 1% còn lại được dùng để chi trả cho các hoạt động cấp cơ sở.

Ngoài ra, theo Điều Lệ công đoàn, người lao động là đoàn viên sẽ phải đóng thêm đoàn phí bằng 1%  trên tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, quy định này chỉ áp dụng với các đoàn viên tại các cơ sở có công đoàn. Trường hợp không có công đoàn, khoản phí này sẽ không được thu.

👉 Xem thêm: [Tổng hợp] 25 luật cần nhớ cho người đi làm năm 2022

Kinh phí công đoàn có bắt buộc không?

Theo quy định tại Nghị định 28/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động bắt buộc phải đóng kinh phí công đoàn nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người lao động. Theo đó, với những thắc mắc như: “Doanh nghiệp dưới 10 người có phải đóng kinh phí công đoàn không?” hay “Doanh nghiệp nhỏ có phải nộp kinh phí công đoàn không?” thì câu trả lời đều là có.

Cùng với đó, pháp luật cũng đã quy định cụ thể chế tài cho các trường hợp vi phạm nghĩa vụ nộp phí công đoàn như sau:

  • Áp dụng mức phạt từ 12-15% kinh phí công đoàn với các trường hợp:
  • Nộp chậm kinh phí công đoàn.
  • Nộp không đúng mức công đoàn đã được tính.
  • Nộp kinh phí công đoàn không đủ số lượng người lao động trong tổ chức.
  • Áp dụng mức phạt từ 18-20% kinh phí công đoàn thực tế với tất cả các trường hợp không đóng kinh phí công đoàn cho bất kỳ người lao động nào trong doanh nghiệp.

Tuy nhiên, mức phạt này không được vượt quá 75 triệu đồng. Tức là nếu số tiền phạt trên 75 triệu đồng, số tiền thu cũng chỉ dừng lại ở con số 75 triệu. Với trường hợp nộp chậm, doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động phải nộp thêm cho tổ chức công đoàn số tiền lãi tương ứng với số tiền chậm đóng/đóng thiếu hoặc chưa đóng theo mức lãi suất gửi tiền không kỳ hạn cao nhất theo quy định của Ngân hàng thương mại. 

Lợi ích của việc thu kinh phí công đoàn

Lợi ích của việc thu kinh phí công đoàn
Lợi ích của việc thu kinh phí công đoàn

Trên thực tế, dù là khoản thu không quá lớn nhưng kinh phí công đoàn lại đem lại rất nhiều lợi ích như:

  • Trả chi phí sử dụng lao động chi trả trong hoạt động hoặc công tác trong ban chấp hành công đoàn các cấp, bao gồm các khoản tiền lương, phụ cấp và các khoản bổ sung khác và khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp bảo hiểm y tế cho các cán bộ đang làm việc tại công đoàn.
  • Chi phí cho việc nâng cấp trụ sở, trang thiết bị,… nhằm mục đích hỗ trợ đơn vị và người lao động trong công việc.
  • Chi phí cho các hoạt động bảo vệ quyền lợi cho người lao động như tuyên truyền, thuê luật sư,…
  • Khen thưởng, tặng quà, động viên các nhân sự có thành tích xuất sắc trong công việc.
  • Thăm hỏi, hỗ trợ các trường hợp ốm đau, tai nạn, thiên tai,…
  • Chi phí cho các hoạt động đặc biệt, dịp Lễ, Tết,…
  • Tổ chức các hoạt động vui chơi, tập luyện, thư giãn,… sau giờ làm nhằm nâng cao năng suất lao động trong doanh nghiệp.
  • Hỗ trợ đào tạo, nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng của người lao động trong các khóa học, tu nghiệp,…

👉 Xem thêm: Điều người lao động thực sự quan tâm ngoài lương

Hy vọng các thông tin chia sẻ trong bài viết có thể hữu ích và giúp bạn trả lời câu hỏi: “ Kinh phí công đoàn là gì?”. Nếu còn thắc mắc, bạn hãy bình luận phía dưới hoặc  truy cập JobsGO để tham khảo thêm các thông tin liên quan nhé.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: