Độ HOT và tỷ lệ cạnh tranh cao trong nghề khiến kinh nghiệm phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng trở thành điểm nóng được nhiều bạn trẻ quan tâm. Vậy, câu hỏi tình huống phỏng vấn xin việc giao dịch viên có khó không? Thần thái tác phong ra sao để ghi điểm? Để JobsGO cho bạn những lời khuyên nhé!
Mục lục
Chỉn chu về mặt tác phong
Trước hết, để tạo thiện cảm ban đầu, ứng viên cần phải ăn vận lịch sự, nhã nhặn. Với nữ giới có thể mặc quần âu hoặc chân váy ngang gối đi kèm áo sơ mi sáng màu. Dù có hay không lưu ý trong thư mời phỏng vấn, ứng viên nữ cũng nên trang điểm nhẹ nhàng, đi giày cao gót từ 4-7cm. Với nam giới, trang phục phù hợp nhất là quần âu, áo sơ mi trung tính, tóc chải gọn gàng. Tuyệt đối tránh những trang phục/ cách ăn vận quá cầu kỳ sặc sỡ hay quá đơn điệu, thiếu chỉn chu.
Trong tác phong, nhà tuyển dụng cũng luôn dành một ưu thế đặc biệt cho những bạn đến đúng giờ, hay tốt hơn hết là trước 5-10 phút. Thay vì balo hay những chiếc cặp cồng kềnh, bạn nên để gọn đồ đạc trong một chiếc túi xách tay nhẹ nhàng. Điều đó vừa tạo cảm giác thanh lịch vừa hạn chế được bất tiện khi ngồi phỏng vấn.
Chuẩn bị tốt các kỹ năng trước buổi phỏng vấn
Là một giao dịch viên, phong thái chuyên nghiệp là điều vô cùng quan trọng. Mỗi ngày, nhân viên giao dịch đều phải tiếp xúc với rất nhiều khách hàng khác nhau. Vì thế, kinh nghiệm phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng cho bạn là:
Rèn luyện giao tiếp trôi chảy
Ngữ điệu, giọng nói và nét mặt trong giao tiếp đều là những yếu tố nhà tuyển dụng rất quan tâm ở một ứng viên giao dịch. Để làm hài lòng nhà tuyển dụng, làm hài lòng khách hàng, bạn cần phải luyện giọng cho thật chuẩn chỉnh, tránh nói tiếng địa phương hay nói ngọng. Bên cạnh, để tạo sức thuyết phục trong lời nói, bạn cũng nên hoàn thiện ngữ điệu và biểu cảm trong giao tiếp
>>>Xem thêm: Việc làm ngân hàng
Tập ứng biến trước các tình huống
Chắc chắn là những câu hỏi tình huống sẽ không thể thiếu trong buổi tuyển dụng. Vì vậy, kỹ năng giải quyết vấn đề tiếp tục là điều bạn cần trau dồi ngay từ hôm nay.
Gây dựng thần thái tự tin
Việc lúng túng, ngại ngùng trong buổi gặp mặt sẽ khiến bạn mất điểm trầm trọng. Hãy luôn tự tin và bình tĩnh trước mọi hoàn cảnh. Đôi khi, đây lại chính là chìa khóa gỡ điểm dù trước đó bạn có câu trả lời không tốt.
Định hình trước những câu hỏi và cách trả lời phỏng vấn
Cuối cùng, không có kinh nghiệm phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng nào quý giá hơn việc tập liệt kê và trả lời trước những câu hỏi. Cũng về vấn đề này, rất nhiều bạn trẻ thường thắc mắc về bộ câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên PVcomBank, phỏng vấn giao dịch viên SCB, phỏng vấn giao dịch viên Ngân hàng SeABank, phỏng vấn giao dịch viên TPBank,… hay phỏng vấn giao dịch viên Viettel. Tuy nhiên thực tế thì chắc chắn bạn sẽ không thể tìm được những thông tin này trên internet vì chúng hoàn toàn bảo mật. Hơn nữa, ở mỗi đơn vị, các bộ câu hỏi cũng có số lượng, nội dung khác nhau tùy thuộc vào từng đối tượng, từng hoàn cảnh. Song, bạn cũng có thể định hình và có sự chuẩn bị trước những dạng câu hỏi như:
- Em có thể giới thiệu đôi nét về bản thân mình?
- Em hiểu thế nào về giao dịch viên?
- Điểm mạnh và điểm yếu của em là gì?
- Tạo sao em nghĩ mình phù hợp với vị trí?
- Tại sao tôi nên chọn em?
Với bộ câu hỏi này, kinh nghiệm phỏng vấn giao dịch viên ngành ngân hàng cho bạn là chuẩn bị thật tốt các kiến thức về nghề giao dịch, hiểu rõ bản thân và biết cách biến thế mạnh của bản thân thành “vũ khí”.
Bên cạnh đó, công việc giao dịch ở mỗi đơn vị tuyển dụng đều có những đặc điểm riêng nên hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi bước vào phỏng vấn nhé. Đồng thời, bạn cũng nên sáng tạo, tránh rập khuôn câu trả lời của mình để tạo dấu ấn riêng, biến điểm yếu thành điểm mạnh. Ví dụ, với khuyết điểm về ngoại ngữ, bạn có thể khéo léo trả lời rằng: “tuy chưa có chứng chỉ ở mảng tiếng Anh nhưng em đã và đang thực hiện chương trình học giao tiếp, mục tiêu đạt 6.0 IELTS trong tháng tới”.
>>>Xem thêm: Cao đẳng tài chính ngân hàng là gì?
Câu hỏi tình huống, nghiệp vụ
Để đánh giá tính linh động của ứng viên, bộ câu hỏi nghiệp vụ sẽ luôn được nhà tuyển dụng “ưu ái”. Để trả lời được những câu hỏi này phần lớn sẽ cần đến kinh nghiệm thực tế của bạn. Ngoài ra, việc tìm hiểu kỹ luật lệ, chính sách ngân hàng cũng là điều cần thiết. Một số câu hỏi bạn có thể gặp:
Tình huống 1
Câu hỏi: Nếu một ngày khách hàng tới yêu cầu rút ngay một khoản tiền lớn nhưng ngân hàng không sẵn có em sẽ làm gì?
Gợi ý cách trả lời: khéo léo hỏi khách liệu có muốn rút một khoản tiền nhỏ trước và quay lại lấy thêm vào ngày mai hay không? Mong khách hàng thông cảm và gợi ý khách báo trước vào lần tới khi có nhu cầu rút khoản tiền lớn để đơn vị có thời gian chuẩn bị. |
Tình huống 2
Câu hỏi: Làm thế nào để giữ chân một khách VIP muốn rút tiền để chuyển sang ngân hàng khác lãi suất cao hơn?
Gợi ý cách trả lời: Mời khách vào phòng riêng để nói chuyện, thuyết phục khách hàng. Giải thích những bất tiện khi rút tiền và những bất lợi của khách khi gửi tiền ở ngân hàng khác. |
Tình huống 3
Câu hỏi: Em hiểu thế nào về tiền nhựa?
Gợi ý cách trả lời: Giải thích khái niệm tiền nhựa (việc dùng thẻ ATM thay tiền mặt) Ưu điểm và hạn chế khi dùng tiền nhựa. |
Trên đây là những kinh nghiệm phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng mà bạn có thể tham khảo và áp dụng. Trong trường hợp cần tìm việc làm nhanh chóng hay đọc thêm tin tức tuyển dụng hấp dẫn, đừng quên lựa chọn Jobsgo.vn nhé!
👉 Xem thêm: 15 câu hỏi phỏng vấn tài chính ngân hàng và câu trả lời
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)