Rất nhiều bạn trẻ yêu thích và lựa chọn học ngành xuất nhập khẩu vì đây là ngành học “hot”, có vẻ hiện đại và năng động. Tuy nhiên, bạn có biết học xuất nhập khẩu ra làm gì chưa? Tìm hiểu về những cơ hội nghề nghiệp của ngành xuất nhập khẩu ngay trong bài viết này bạn nhé.
Mục lục
- 1. Ngành Xuất Nhập Khẩu Là Gì?
- 2. Mục Tiêu Đào Tạo Của Ngành Xuất Nhập Khẩu
- 3. Ngành Xuất Nhập Khẩu Học Những Gì?
- 4. Tại Sao Nên Theo Đuổi Ngành Xuất Nhập Khẩu?
- 5. Học Ngành Xuất Nhập Khẩu Ra Làm Gì?
- 5.1 Nhân Viên Mua Hàng
- 5.2 Nhân Viên Xuất Nhập Khẩu
- 5.3 Nhân Viên Chứng Từ
- 5.4 Nhân Viên Hiện Trường Giao Nhận Xuất Nhập Khẩu
- 5.5 Nhân Viên Thanh Toán Quốc Tế
- 5.6 Nhân Viên Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu
- 5.7 Nghiên Cứu, Giảng Dạy Tại Các Cơ Sở Đào Tạo
- 5.8 Nhân Viên Chăm Sóc Khách Hàng
- 5.9 Nhân Viên Điều Vận
- 5.10 Nhân Viên Hải Quan
- 5.11 Nhân Viên Tại Các Văn Phòng Công Ty Đa Quốc Gia
- 6. Tố Chất Cần Có Để Học Ngành Xuất Nhập Khẩu
- 7. Học Ngành Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu?
- 8. Cơ Hội Nghề Nghiệp Của Ngành Xuất Nhập Khẩu
- 9. Thách Thức Khi Theo Đuổi Ngành Xuất Nhập Khẩu
- 10. Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Xuất Nhập Khẩu
- Câu hỏi thường gặp
1. Ngành Xuất Nhập Khẩu Là Gì?
Ngành xuất nhập khẩu là lĩnh vực kinh doanh và thương mại quan trọng liên quan đến việc mua bán, giao dịch hàng hóa/dịch vụ giữa các quốc gia. Nó bao gồm quá trình xuất khẩu (export) – việc bán hàng hóa/dịch vụ ra nước ngoài và quá trình nhập khẩu (import) – việc mua hàng hóa/dịch vụ do đơn vị nước ngoài cung cấp.
Ngành xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế quốc gia, tạo ra cơ hội kinh doanh và mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp, đồng thời giúp thúc đẩy quan hệ thương mại quốc tế.
2. Mục Tiêu Đào Tạo Của Ngành Xuất Nhập Khẩu
Mục tiêu của chương trình cử nhân ngành xuất nhập khẩu là trang bị cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng liên quan đến lĩnh vực kinh tế, thương mại quốc tế nói chung và nghiệp vụ xuất nhập khẩu nói riêng.
Sinh viên tốt nghiệp ngành xuất nhập khẩu có thể làm việc tại các tập đoàn có vốn đầu tư nước ngoài, công ty tư nhân và doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực kinh tế, thương mại quốc tế, xuất nhập khẩu.
>>>Xem thêm: Các vị trí trong ngành xuất nhập khẩu
3. Ngành Xuất Nhập Khẩu Học Những Gì?
Trước khi trả lời cho câu hỏi “học xuất nhập khẩu ra làm gì?”, JobsGO sẽ cùng bạn tìm hiểu những kiến thức mà bạn sẽ được học khi theo đuổi ngành này.
Chương trình học cử nhân xuất nhập khẩu khác nhau ở mỗi trường, nhưng nhìn chung, sinh viên sẽ được giảng dạy các nhóm kiến thức bao gồm:
- Nhóm kiến thức chung: Triết học, Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, Toán cao cấp, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng,…
- Nhóm kiến thức ngành và chuyên ngành: Kinh tế vĩ mô, Kinh tế vi mô, Chính sách thương mại quốc tế, Quan hệ kinh tế quốc tế, Giao dịch thương mại quốc tế, Thuế và hệ thống thuế, Logistics và vận tải quốc tế, Luật thương mại quốc tế, Quản lý rủi ro và bảo hiểm, Sở hữu trí tuệ,…
- Kỹ năng mềm: Ngoại ngữ, Tin học văn phòng, Làm việc nhóm,…
Xem thêm: Tuyển dụng Nhân Viên Xuất Nhập Khẩu
4. Tại Sao Nên Theo Đuổi Ngành Xuất Nhập Khẩu?
Theo đuổi ngành xuất nhập khẩu mang lại nhiều lợi ích và cơ hội cho người học. Dưới đây là ba lý do quan trọng mà chúng ta cần đề cập đến:
4.1 Vốn Kiến Thức Và Nghiệp Vụ Xuất Nhập Khẩu
Ngành xuất nhập khẩu cung cấp cho người học một nền tảng kiến thức sâu về thương mại quốc tế, quy định và quy trình xuất nhập khẩu. Sinh viên sẽ học được về hợp đồng quốc tế, thị trường xuất khẩu và nhập khẩu, quản lý chuỗi cung ứng, luật pháp liên quan,… Điều này giúp xây dựng nền tảng vững chắc để cử nhân ngành xuất nhập khẩu có thể làm việc trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế.
4.2 Thích Nghi Nhanh Với Sự Chuyển Biến Kinh Tế
Ngành xuất nhập khẩu luôn chịu ảnh hưởng của sự biến động và thay đổi trong nền kinh tế toàn cầu. Theo đuổi ngành này, bạn sẽ học cách thích nghi và tận dụng cơ hội từ những sự chuyển biến kinh tế. Kỹ năng linh hoạt, cùng khả năng đọc hiểu thị trường sẽ giúp bạn định hướng và đáp ứng nhanh chóng với những thay đổi.
4.3 Cơ Hội Việc Làm Rộng Mở
Xuất nhập khẩu là một lĩnh vực đa ngành, mở ra cơ hội việc làm đa dạng và rộng lớn. Theo đó, bạn có thể làm việc trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, công ty vận tải, cơ quan chính phủ, tổ chức quốc tế, hoặc làm việc tự do như một nhà môi giới xuất nhập khẩu,… Sự phát triển của thương mại quốc tế cũng tạo ra nhu cầu tăng về chuyên gia và chuyên viên trong lĩnh vực này.
5. Học Ngành Xuất Nhập Khẩu Ra Làm Gì?
Học xuất nhập khẩu ra làm gì? Trả lời cho câu hỏi này, sau đây là các vị trí nghề nghiệp trong ngành xuất nhập khẩu bạn có thể lựa chọn sau khi tốt nghiệp ngành xuất nhập khẩu:
5.1 Nhân Viên Mua Hàng
Nhân viên mua hàng đảm bảo các nguyên vật liệu và dịch vụ phục vụ cho sản xuất của công ty, được đặt mua từ các nhà cung cấp đã lựa chọn dựa trên các điều khoản đã được thỏa thuận trước đó.
Vị trí nhân viên purchasing có khoảng lương từ 6 – 32 triệu đồng/tháng (theo Salaryexplorer) và phổ biến ở mức 9 triệu đồng/tháng.
5.2 Nhân Viên Xuất Nhập Khẩu
Nhân viên xuất khẩu, nhập khẩu là người thực hiện các hồ sơ và thủ tục hải quan để xuất hàng, nhập hàng với các đối tác nước ngoài với số lượng và mức giá khác nhau.
Mức lương của nhân viên xuất nhập khẩu dao động trong khoảng từ 11 – 22 triệu đồng/tháng.
Xem thêm: Nhân viên xuất nhập khẩu làm gì?
5.3 Nhân Viên Chứng Từ
Trong mô tả công việc Nhân viên chứng từ đảm nhiệm các công việc về giấy tờ và tài liệu liên quan đến việc giao nhận sản phẩm xuất nhập khẩu như soạn thảo hợp đồng, làm các hóa đơn, chứng từ,… Thuế hải quan cũng là một vấn đề quan trọng mà nhân viên chứng từ cần nắm rõ để đảm bảo các giấy tờ liên quan đến thuế được xử lý chính xác và kịp thời trong quá trình thông quan hàng hóa.
Nhân viên chứng từ có khoảng lương phổ biến là từ 8 – 13 triệu đồng, phổ biến ở mức 0.3 triệu đồng/tháng.
>>>Tìm hiểu thêm: Thuế hải quan là gì?
5.4 Nhân Viên Hiện Trường Giao Nhận Xuất Nhập Khẩu
Nhân viên hiện trường làm công việc giao nhận các loại chứng từ, thực hiện các thủ tục hải quan cần thiết để hàng hóa được lưu thông thuận lợi nhất. Mức lương của vị trí này vào khoảng từ 8 – 28 triệu đồng/tháng.
Xem thêm: Mô tả công việc Nhân viên giao nhận
5.5 Nhân Viên Thanh Toán Quốc Tế
Nhân viên thanh toán quốc tế là vị trí cần có ở các ngân hàng hoặc công ty lớn, với nhiệm vụ là thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế như kiểm tra chứng từ hợp lệ,… Trở thành nhân viên thanh toán quốc tế, khoảng lương từ 10 – 14 triệu đồng/tháng.
Ở mỗi vị trí nghề nghiệp sẽ đòi hỏi những kiến thức chuyên môn và kỹ năng riêng biệt để giải quyết các vấn đề xuất nhập khẩu hàng hóa cho doanh nghiệp.
5.6 Nhân Viên Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu
Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu là người đảm nhận việc tìm kiếm khách hàng và thị trường, xây dựng kế hoạch kinh doanh, thực hiện các giao dịch xuất nhập khẩu hàng hóa/dịch vụ giữa các quốc gia. Công việc của họ bao gồm tìm kiếm khách hàng tiềm năng, nắm vững thông tin thị trường và quy định xuất nhập khẩu, đề xuất chiến lược tiếp thị và bán hàng, cũng như đàm phán hợp đồng và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình kinh doanh quốc tế.
Mức lương của nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu thường từ 9 – 9 triệu đồng/ tháng.
>>>Tìm hiểu thêm: Etd và Eta trong lịch tàu có ý nghĩa gì?
5.7 Nghiên Cứu, Giảng Dạy Tại Các Cơ Sở Đào Tạo
Sau khi tốt nghiệp ngành xuất nhập khẩu, bạn có thể tham gia vào các hoạt động nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở đào tạo. Ngành xuất nhập khẩu có tính chất đa ngành và liên quan mật thiết đến kinh tế quốc tế, thương mại quốc tế và quy định xuất nhập khẩu. Do đó, thị trường đang có nhu cầu cao về các chuyên gia và giảng viên sở hữu kiến thức sâu về xuất nhập khẩu.
Mức lương khi nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo từ 11 – 22 triệu đồng/ tháng.
5.8 Nhân Viên Chăm Sóc Khách Hàng
Nhân viên chăm sóc khách hàng đảm nhiệm vai trò cầu nối giữa công ty và đối tác nước ngoài. Công việc của họ bao gồm việc trao đổi thông tin về giá cước, quản lý đặt chỗ, theo dõi tiến trình xử lý hàng hóa và cập nhật tình trạng các lô hàng. Họ cũng hỗ trợ đắc lực cho bộ phận chứng từ, đảm bảo mọi thông tin được xử lý chính xác và kịp thời.
Mức lương chăm sóc khách hàng thường từ 7 – 16 triệu đồng/ tháng.
5.9 Nhân Viên Điều Vận
Nhân viên điều vận chịu trách nhiệm điều phối các phương tiện vận chuyển đến và đi từ các cảng, đảm bảo quá trình bốc dỡ hàng hóa diễn ra trơn tru. Công việc của họ không chỉ dừng lại ở việc lên kế hoạch vận chuyển mà còn bao gồm cả việc xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình vận chuyển.
Mức lương hiện tại của nhân viên điều vận khoảng từ 8 – 11 triệu đồng/ tháng.
5.10 Nhân Viên Hải Quan
Nhân viên hải quan là đại diện của nhà nước, chịu trách nhiệm quản lý và giám sát các thủ tục hải quan, kiểm tra hàng hóa và xác định thuế xuất nhập khẩu. Công việc này đòi hỏi sự chính xác cao, hiểu biết sâu rộng về luật pháp và quy định quốc tế, cũng như khả năng xử lý tình huống linh hoạt.
Mức lương của nhân viên hải quan từ 8 – 15.5 triệu đồng/ tháng.
5.11 Nhân Viên Tại Các Văn Phòng Công Ty Đa Quốc Gia
Nhân viên làm việc tại các văn phòng công ty đa quốc gia chính là cầu nối trong giao dịch quốc tế. Họ chịu trách nhiệm xử lý và chuyển giao các chứng từ quan trọng, đồng thời điều phối thông tin giữa bên mua và bên bán.
Mức lương cho nhân viên tại các văn phòng công ty đa quốc gia dao động trong khoảng từ 10 – 20 triệu đồng/ tháng
>>>Tìm hiểu thêm về: Công ty fwd
6. Tố Chất Cần Có Để Học Ngành Xuất Nhập Khẩu
Sau khi đã biết được học xuất khẩu ra làm gì, thì bạn cần phải trau dồi những kiến thức chuyên môn ngành và rèn luyện kỹ năng, phẩm chất để đáp ứng công việc xuất nhập khẩu.
6.1 Có Kiến Thức Xuất Nhập Khẩu
Làm việc trong bất kỳ ngành nghề nào thì cũng cần sự am hiểu thì công việc mới được hiệu quả. Khi làm trong ngành thì những kiến thức xuất nhập khẩu bạn cần phải biết, từ những kiến thức chuyên môn được học trong nhà trường chính là tiền đề để bạn tiếp cận và học hỏi trong công việc.
6.2 Niềm Đam Mê Với Các Hoạt Động Giao Thương Quốc Tế
Xuất nhập khẩu đóng vai trò then chốt trong bức tranh thương mại toàn cầu, là mắt xích quan trọng kết nối các nền kinh tế trên thế giới. Đối với những cá nhân có niềm đam mê với kinh tế quốc tế và mong muốn tham gia vào các hoạt động giao thương xuyên biên giới, ngành học này mở ra một hướng đi đầy hứa hẹn. Nó không chỉ cung cấp kiến thức chuyên môn mà còn tạo cơ hội để hiểu sâu về văn hóa kinh doanh đa dạng trên toàn cầu.
6.3 Khả Năng Kết Nối
Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, khả năng xây dựng và duy trì một mạng lưới quan hệ rộng lớn, bao gồm cả đối tác trong nước và quốc tế, là yếu tố quyết định sự thành công. Một hệ thống kết nối vững mạnh không chỉ mở ra những cơ hội kinh doanh mới mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc thâm nhập thị trường nước ngoài.
6.4 Biết Ngoại Ngữ
Đối với nhiều ngành nghề thì ngoại ngữ là lợi thế cho công việc, nhưng với xuất nhập khẩu thì đây là yếu tố bắt buộc phải có. Bởi lẽ công việc xuất nhập khẩu bạn sẽ tiếp xúc, trao đổi thông tin, đàm phán với người nước ngoài vì vậy ngoại ngữ là điều tất yếu phải có. Ngôn ngữ có thể là tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn,… tùy thuộc vào dịch vụ xuất nhập khẩu mà bạn đảm nhiệm.
6.5 Kỹ Năng Sử Dụng Tin Học, Mạng Internet
Làm công việc trong ngành xuất nhập khẩu, bạn cần nắm được những kỹ năng sử dụng máy tính và tin học căn bản để thao tác nhập liệu, xử lý số liệu hàng hóa, bảng giá, hay thực hiện những chứng từ, hợp đồng thương mại,…
6.6 Kỹ Năng Giao Tiếp, Thuyết Phục Người Khác
Xuất nhập khẩu là ngành nghề có sự đàm phán giữa con người với con người, vì vậy nó đòi hỏi kỹ năng giao tiếp tốt và có khả năng thuyết phục được người khác. Linh hoạt và chủ động xử lý các tình huống phát sinh cũng là tố chất tuyệt vời giúp nhân viên xuất nhập khẩu phát triển trong nghề này.
7. Học Ngành Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu?
Hiện tại, ở Việt Nam chưa có trường đại học nào có chuyên ngành mang tên “xuất nhập khẩu”. Tuy nhiên, có một số chuyên ngành liên quan mà bạn có thể theo học, bao gồm thương mại quốc tế, kinh doanh quốc tế, kinh tế đối ngoại và các ngành liên quan khác.
Các trường đại học nổi tiếng mà cung cấp chương trình đào tạo các chuyên ngành này có thể kể đến như:
STT | Tên trường | Điểm chuẩn 2024 |
1 | Đại học Ngoại thương | 29 |
2 | Đại học Kinh tế Quốc dân | 27,89 |
3 | Đại học Giao thông – vận tải | 24.93 – 25.45 |
4 | Đại học Thương mại | 26,9 |
5 | Đại học Hàng hải | 26,25 |
6 | Đại học Giao thông – vận tải TP. HCM | 24 |
7 | Học viện Tài chính | 35,51 |
8. Cơ Hội Nghề Nghiệp Của Ngành Xuất Nhập Khẩu
Cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu đang ngày càng mở rộng, phản ánh xu hướng toàn cầu hóa và sự phát triển của thương mại quốc tế. Với sự tăng trưởng liên tục của các hoạt động giao thương xuyên biên giới, nhu cầu về nhân lực có chuyên môn trong lĩnh vực này ngày càng cao. Các doanh nghiệp, từ tập đoàn đa quốc gia đến công ty khởi nghiệp, đều đang tìm kiếm những cá nhân có kiến thức sâu rộng về quy trình xuất nhập khẩu, hiểu biết về luật pháp quốc tế và khả năng thích ứng với môi trường kinh doanh đa văn hóa.
Sự phát triển của công nghệ và thương mại điện tử đã tạo ra những cơ hội mới trong ngành xuất nhập khẩu. Các kỹ năng như phân tích dữ liệu, quản lý chuỗi cung ứng số và marketing quốc tế ngày càng được đánh giá cao.
Đồng thời, xu hướng phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng đang tạo ra nhu cầu về chuyên gia có khả năng kết hợp kiến thức xuất nhập khẩu với hiểu biết về các quy định môi trường và xã hội toàn cầu. Ngành xuất nhập khẩu không chỉ mở ra con đường sự nghiệp rộng mở mà còn cung cấp cơ hội phát triển bản thân trong một môi trường năng động và đầy thách thức.
9. Thách Thức Khi Theo Đuổi Ngành Xuất Nhập Khẩu
Mặc dù là một ngành “hot” hiện nay nhưng xuất nhập khẩu cũng phải đối mặt với không ít thách thức như:
9.1 Địa Điểm Làm Việc Không Cố Định
Ngành xuất nhập khẩu mang đến một môi trường làm việc năng động và đa dạng cho nhân viên. Thay vì gắn liền với một văn phòng cố định, họ thường xuyên di chuyển giữa nhiều địa điểm khác nhau như cảng biển, sân bay và các cơ quan hải quan. Điều này cũng có nghĩa là nhân viên phải sẵn sàng đối mặt với những thay đổi thường xuyên trong lịch trình và địa điểm làm việc.
9.2 Áp Lực Công Việc Lớn
Áp lực công việc trong ngành xuất nhập khẩu thường ở mức cao và cần sự tập trung cao độ. Nhân viên thường phải đối mặt với những thách thức như làm việc ngoài giờ, xử lý các tình huống bất ngờ và theo dõi sát sao quá trình vận chuyển hàng hóa. Mỗi giai đoạn trong quy trình xuất nhập khẩu đều cần được giám sát cẩn thận để tránh những sai sót có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
9.3 Thiếu Nhân Lực
Một thách thức lớn khác mà ngành xuất nhập khẩu đang phải đối mặt là tình trạng thiếu nhân lực có chuyên môn. Khi khối lượng công việc tăng nhanh hơn so với số lượng nhân viên có kinh nghiệm, nhiều người buộc phải đảm nhận nhiều vai trò cùng một lúc.
Việc thiếu hụt nguồn nhân lực không chỉ dẫn đến việc làm thêm giờ thường xuyên mà còn có thể gây ra tình trạng quá tải công việc. Hậu quả lâu dài có thể bao gồm sự mệt mỏi, căng thẳng và thậm chí là những sai sót trong công việc do áp lực quá lớn.
10. Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Xuất Nhập Khẩu
Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng tới ngành xuất nhập khẩu:
- Yếu tố kinh tế: Sự biến động của các chỉ số kinh tế như GDP, lãi suất, tỷ giá hối đoái sẽ trực tiếp tác động đến nhu cầu tiêu dùng, sức mua của thị trường. Khi nền kinh tế một quốc gia tăng trưởng mạnh, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ thường tăng lên. Ngược lại, trong thời kỳ suy thoái kinh tế, nhu cầu này có thể giảm sút.
- Yếu tố chính trị: Các chính sách thương mại như thuế quan, hạn ngạch, rào cản kỹ thuật có thể làm thay đổi dòng chảy hàng hóa giữa các quốc gia. Các cuộc chiến tranh thương mại, xung đột địa chính trị cũng gây ra sự bất ổn cho hoạt động xuất nhập khẩu.
- Yếu tố xã hội và môi trường: Sự gia tăng dân số, sự thay đổi trong cơ cấu độ tuổi sẽ dẫn đến nhu cầu về các sản phẩm và dịch vụ khác nhau. Xu hướng tiêu dùng bền vững, bảo vệ môi trường ngày càng được quan tâm, đòi hỏi các doanh nghiệp phải điều chỉnh sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu mới.
- Yếu tố kỹ thuật và công nghệ: Sự phát triển của công nghệ đã mang lại nhiều cơ hội mới cho hoạt động xuất nhập khẩu. Công nghệ vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc giúp giảm chi phí, rút ngắn thời gian giao hàng và nâng cao hiệu quả logistics. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ cũng đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp, đòi hỏi họ phải không ngừng đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Trên đây là những thông tin cơ bản giúp bạn có định hướng học xuất nhập khẩu ra làm gì. Mong rằng bạn sẽ chọn được cho mình môi trường đào tạo chất lượng và có định hướng phát triển thành công trong nghề xuất nhập khẩu.
Câu hỏi thường gặp
1. Thời Gian Thử Việc Ngành Xuất Nhập Khẩu Là Bao Lâu?
Thông thường, thời gian thử việc trong ngành xuất nhập khẩu từ 1 - 2 tháng.
2. Tìm Việc Làm Ngành Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu?
Việc tìm kiếm việc làm trong ngành xuất nhập khẩu hiện nay khá dễ dàng với nhiều kênh thông tin và nền tảng tuyển dụng trực tuyến. Ví dụ như JobsGo, các workshop, hội chợ việc làm,...
3. Cách Tính Thuế Xuất Nhập Khẩu
Công thức tính thuế như sau:
Thuế = Trị giá tính thuế x Thuế suất |
Ví dụ: Giả sử nhập khẩu một lô hàng có giá trị CIF là 10.000 USD, thuế suất nhập khẩu là 10%:
Thuế nhập khẩu = 10.000 USD x 10% = 1.000 USD
4. Vai Trò Của Logistics Trong Ngành Xuất Nhập Khẩu?
Logistic tạo nên sự kết nối liền mạch giữa các khâu trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Nó bao gồm việc quản lý dòng chảy hàng hóa, thông tin và tài chính từ điểm xuất phát đến điểm đích cuối cùng. Trong bối cảnh thương mại quốc tế, logistics không chỉ đơn thuần là vận chuyển hàng hóa mà còn liên quan đến việc lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát quá trình lưu chuyển.
5. Ngành Kinh Doanh Xuất Bản Phẩm Là Gì?
Ngành kinh doanh xuất bản phẩm là một lĩnh vực chuyên môn kết hợp giữa kiến thức về xuất bản và kỹ năng kinh doanh. Đây là một ngành học đa dạng và năng động, tập trung vào việc sản xuất, phân phối và kinh doanh các loại ấn phẩm.
6. Ngành Kinh Doanh Xuất Bản Phẩm Ra Trường Làm Gì?
Nhiều người thường thắc mắc "học kinh doanh xuất bản phẩm ra làm gì?", nhưng thực tế, lĩnh vực này có nhiều hướng phát triển như: quản lý dự án ở các nhà xuất bản, chuyên viên marketing, khởi nghiệp,...
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)