Ngành hóa học hay còn được coi là “trung tâm khoa học” bởi đóng vai trò quan trọng và là cầu nối giữa các lĩnh vực như: sinh học, địa chất, y học,… Do đó, nhu cầu nhân lực của ngành này ngày càng cao. Nếu bạn muốn tìm hiểu về hóa học hay muốn biết “học ngành hóa học ra làm gì?”, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin quý giá để đưa ra lựa chọn sáng suốt.
Mục lục
1. Ngành Hóa Học Là Gì?
Hóa học tiếng Anh là Chemistry, là ngành nghiên cứu về vật chất bao gồm thành phần, cấu trúc, tính chất và những thay đổi mà vật chất đã trải qua. Đây là ngành có lịch sử lâu đời, với những khám và quan trọng đã định hình nên thế giới hiện đại.
Ngành hóa học tập trung vào việc hiểu và kiểm soát các phản ứng hóa học, đồng thời ứng dụng kiến thức này vào nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống và công nghiệp. Ví dụ, lĩnh vực hóa tin học kết hợp hóa học với khoa học máy tính để phân tích dữ liệu hóa học lớn, trong khi hóa học xanh tập trung vào phát triển các quy trình và sản phẩm bền vững bảo vệ môi trường, thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn.
2. Mục Tiêu Đào Tạo Ngành Hóa Học
Chương trình đào tạo ngành hóa học với mục tiêu là đào tạo những cán bộ khoa học có trình độ chuyên môn cao, cung cấp cho sinh viên nền tảng kiến thức vững chắc về hóa học và phát triển các kỹ năng cần thiết tới công việc tương lai. Dưới đây là các mục tiêu đào tạo chính:
- Cung cấp kiến thức chuyên sâu về hóa học
- Phát triển kỹ năng thực hành và nghiên cứu
- Phát triển kỹ năng mềm
- Định hướng nghề nghiệp
3. Ngành Hóa Học Học Những Gì?
Chương trình đào tạo ngành hóa học sau khi sinh viên trải qua các môn học phần đại cương bắt buộc sẽ bắt đầu đi sâu vào chuyên ngành, cụ thể các môn chính:
- Hóa vô cơ và hóa hữu cơ
- Hóa lý
- Các phương pháp phân tích cấu trúc và định lượng
- Hóa kỹ thuật
- Cơ sở hóa học phân tích
- Đối xứng phân tử và lý thuyết nhóm
- Tiếng anh chuyên ngành
- Thực hành các học phần chuyên ngành
JobsGO mới chỉ liệt kê một số môn học phần chính, còn rất nhiều môn học khác có các mức độ học phần 1, 2, 3 theo học kỳ tùy theo chương trình đào tạo của từng trường đại học.
4. Ngành Hóa Học Thi Khối Nào?
Hóa học là môn học thuộc khối tự nhiên, vì thế khi thi vào ngành này, các trường đại học thường tuyển chọn các khối sau:
- Khối A: Toán, Lý, Hóa
- Khối B: Toán, Hóa, Sinh
- Khối D07: Toán, Hóa, Anh
Việc lựa chọn khối thi phù hợp sẽ giúp bạn tận dụng tối đa thế mạnh của mình và chuẩn bị tốt cho kỳ thi tuyển sinh đại học.
5. Ngành Hóa Học Học Trường Nào? Điểm Chuẩn Bao Nhiêu?
Ngành hóa học được đào tạo tại nhiều trường đại học và cao đẳng trên cả nước. Jobsgo cập nhật điểm chuẩn ngành hóa học mới nhất của một số trường đại học uy tín trên cả nước:
Trường đại học | Điểm chuẩn năm 2023 |
Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội | 25,5 |
Đại học Bách khoa Hà Nội | 26 |
Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP.HCM | 24,5 |
Đại học Bách khoa TP. HCM | 25 |
Đại học Dược Hà Nội | 23,81 |
6. Ngành Hóa Học Có Được Ưa Chuộng?
Ngành hóa học ngày càng được ưa chuộng và thu hút nhiều sinh viên, nhờ vào tầm quan trọng của nó trong nhiều lĩnh vực đời sống và cách mạng công nghiệp. Theo số liệu của Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ (ACS), ngành công nghiệp hóa chất đóng góp hơn 750 tỷ USD vào nền kinh tế toàn cầu mỗi năm, dự kiến nhu cầu nhân lực về ngành hóa học sẽ tăng 6% từ năm 2023 đến 2030.
Ngoài ra, hóa học đóng vai trò chủ chốt trong việc giải quyết nhiều thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng và ô nhiễm môi trường. Từ báo cáo của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc, các giải pháp dựa trên hóa học có thể giúp giảm 20% lượng khí thải carbon dioxide toàn cầu nhờ việc thu giữ và chuyển đổi thành các sản phẩm tiêu dùng hằng ngày.
7. Tố Chất Cần Có Để Theo Đuổi Ngành Hóa Học
Người theo đuổi ngành hóa học cần có tố chất sau đây:
7.1 Sự Kiên Trì Và Đam Mê
Sự kiên trì và đam mê giúp bạn duy trì động lực học tập cũng như khám phá các khía cạnh của hóa học. Đặc biệt khi bạn thực hiện các thí nghiệm phức tạp, xử lý dữ liệu thiếu hụt và đối mặt với những thất bại nhưng vẫn phải tiếp tục thử nghiệm lại cho đến khi ra kết quả. Hai yếu tố trên sẽ giúp cho bạn vượt qua những khó khăn trong học tập lí thuyết khó hiểu và thực hành nghiên cứu. Một nhà hóa học nổi tiếng như Marie Curie đã từng nói: “Tôi thuộc về những người mà công việc là niềm đam mê lớn nhất của họ.”
7.2 Tư Duy Logic Và Phân Tích
Nếu bạn là một người tâm hồng bay bổng, yêu thích sáng tạo và tự do thì ngành hóa học không phải là lựa chọn dành cho bạn. Các vấn đề phức tạp, mối quan hệ giữa các nguyên tố, từ phân tích cấu trúc phân tử đến đánh giá kết quả thí nghiệm đòi hỏi tư duy logic và khả năng phân tích cao. Từ đó, người học sẽ nắm rõ các quy luật hóa học và xử lý dữ liệu chuẩn xác và áp dụng chúng vào thực tế.
7.3 Kỹ Năng Thực Hành Và Quan Sát
Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, do đó đòi hỏi kỹ năng thực hành và quan sát cẩn thận để phát hiện những thay đổi nhỏ trong các thí nghiệm. Bạn cần biết cách sử dụng các thiết bị, dụng cụ, hiểu rõ về phản ứng hóa học và phân tích kết quả một cách chính xác. Các hóa chất trong phòng thí nghiệm cần chuyên môn và kinh nghiệm cao để thực hành, nếu không may có thể gây nguy hiểm cho bản thân và tác động tới môi trường xung quanh.
7.4 Khả Năng Làm Việc Dưới Áp Lực
Trong ngành hóa học, bạn sẽ thường xuyên đối mặt với các dự án nghiên cứu trong thời gian ngắn, yêu cầu cao về kết quả và sự chính xác. Song hành cùng khả năng làm việc dưới áp lực thì việc quản lý thời gian hiệu quả giúp duy trì hiệu suất làm việc cao và đạt được mục tiêu trong thời hạn được giao phó. Một nghiên cứu từ Tạp chí Khoa học Quản lý cho thấy, những người có khả năng làm việc dưới áp lực thường đạt hiệu suất cao hơn và có khả năng quản lý thời gian tốt hơn.
8. Học Ngành Hóa Học Ra Làm Gì?
Khi mà thế giới ngày một hiện đại, công nghệ ngày càng tiên tiến thì cơ hội cho các ngành nghề khoa học ngày càng cao và đa dạng. Điều ấy cũng đồng nghĩa, sinh viên sẽ có định hướng cho nghề nghiệp được rõ ràng, lộ trình cụ thể từ thực tế những người đi trước. Ngoài làm giảng dạy, sinh viên tốt nghiệp ngành hóa học có thể làm các ngành dưới đây:
8.1 Nghiên Cứu Viên Trong Các Phòng Thí Nghiệm
Nghiên cứu viên trong các phòng thí nghiệm đóng vai trò then chốt trong việc phát triển và cải tiến các công nghệ và sản phẩm mới. Công việc của họ bao gồm thiết kế và thực hiện các thí nghiệm, phân tích dữ liệu và công bố kết quả nghiên cứu. Họ có thể làm việc trong các lĩnh vực như hóa học, sinh học, vật lý và dược phẩm. Nghiên cứu viên cần sử dụng các thiết bị phân tích hiện đại và phải có kiến thức sâu rộng về các phương pháp thí nghiệm cũng như quy trình an toàn trong phòng thí nghiệm.
8.2 Kỹ Thuật Hóa Học Trong Nhà Máy Sản Xuất
Các kỹ thuật viên hóa học trong ngành sản xuất chịu trách nhiệm giám sát và điều chỉnh các quy trình hóa học để đảm bảo sản phẩm cuối cùng đạt chất lượng, hiệu suất cao. Kỹ thuật hóa học ra làm gì? Họ làm việc với các thiết bị công nghiệp, thực hiện các phân tích chất lượng để đảm bảo rằng các quy trình tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn về môi trường.
8.3 Chuyên Viên Kiểm Định Chất Lượng
Chuyên viên sẽ thực hiện các kiểm tra và phân tích sản phẩm để xác định độ tinh khiết, hiệu quả và độ an toàn của sản phẩm trước khi chúng đến tay người tiêu dùng. Công việc này yêu cầu sự chú ý đến chi tiết, đồng thời có khả năng sử dụng các công cụ phân tích hiện đại như máy quang phổ, máy sắc ký, thiết bị đo lường khác.
8.4 Chuyên Viên Phân Tích Môi Trường
Chuyên viên phân tích môi trường chịu trách nhiệm đánh giá và quản lý tác động của các hoạt động công nghiệp và con người đến môi trường. Công việc của họ bao gồm thu thập và phân tích mẫu môi trường như không khí, nước và đất để phát hiện các chất ô nhiễm và đánh giá mức độ ô nhiễm. Họ cũng tham gia vào việc phát triển các chiến lược giảm thiểu tác động môi trường và đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.
8.5 Nghiên Cứu Viên Dược Phẩm
Nghiên cứu viên Dược phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các loại thuốc mới và cải tiến các sản phẩm dược hiện có. Họ thực hiện nghiên cứu về cấu trúc hóa học, tương tác của thuốc với cơ thể để phát triển các phương pháp tổng hợp mới. Công việc này đòi hỏi kiến thức chuyên sâu về hóa học hữu cơ, dược lý học và kỹ năng nghiên cứu tiên tiến.
Tóm lại, ngành Hóa học mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp từ nghiên cứu cơ bản đến ứng dụng trong công nghiệp và môi trường. Thông qua mô tả công việc, JobsGO đã cung cấp thông tin để trả lời cho câu hỏi học ngành hóa học ra làm gì? Với sự phát triển không ngừng của công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng về các sản phẩm hóa học trong cuộc sống hàng ngày, những người tốt nghiệp ngành Hóa học sẽ có nhiều cơ hội để đóng góp vào sự phát triển của xã hội.
Câu hỏi thường gặp
1. Học Ngành Hóa Học Có Cần Giỏi Toán Không?
Kiến thức toán học là một phần quan trọng trong ngành hóa học, đặc biệt trong các môn lý hóa và hóa phân tích ở đại học. Toán học giúp bạn có tư duy logic, là sợi dây liên kết các kiến thức và khiến bạn tính toán nhanh nhạy hơn, đặc biệt là sai số trong thí nghiệm. Tuy nhiên, nếu bạn kiên trì và chăm chỉ, áp dụng toán vào kiến thức hóa học sẽ không còn khó khăn đối với bạn nữa.
2. Nữ Có Phù Hợp Với Ngành Hóa Học Không?
Bất kể là nam hay nữ đều phù hợp với ngành hóa học. Tuy nhiên do đặc thù nên ngành này sẽ hơi khô khan đối với nữ. Dù vậy, rất nhiều phụ nữ đã thành công và đạt thành tựu lớn trong lĩnh vực như: Marie Curie, Louis Pasteur,...
3. Kỹ Thuật Hóa Học Ra Làm Gì?
Kỹ thuật hóa học là ngành áp dụng kiến thức về hóa học, quản lý, sinh học và kỹ thuật để thiết kế, phát triển, sản xuất và quản lý các quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng quy mô công nghiệp. Các kỹ sư hóa học tham gia vào việc:
- Thiết kế và vận hành các nhà máy hóa chất, lọc dầu, dược phẩm...
- Phát triển các sản phẩm và quy trình sản xuất mới
- Tối ưu hóa quy trình sản xuất hiện có
- Xử lý ô nhiễm môi trường
- Đảm bảo an toàn trong sản xuất hóa chất
4. Công Nghệ Hóa Học Ra Làm Gì?
Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ hóa học có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực sản xuất và chế biến hóa chất, quản lý chất lượng và phát triển sản phẩm, cụ thể các vị trí như:
- Các nhà máy hóa chất, lọc dầu, sản xuất polyme, dược phẩm...
- Các công ty tư vấn kỹ thuật
- Các viện nghiên cứu và phát triển sản phẩm
- Các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, an toàn hóa chất
- Giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng
5. Công Nghệ Kỹ Thuật Hóa Học Ra Làm Gì?
Công nghệ kỹ thuật hóa học sẽ liên quan đến việc áp dụng các nguyên tắc hóa học và kỹ thuật để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong sản xuất và quản lý. Công việc ở vị trí này bao gồm thiết kế và tối ưu hóa các quy trình sản xuất, đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường, phát triển các giải pháp công nghệ tiên tiến để cải thiện hiệu suất và hiệu quả trong sản xuất
6. Tự Động Hóa Ra Làm Gì?
Một số công việc phổ biến mà người tốt nghiệp ngành tự động hóa có thể làm bao gồm:
- Kỹ sư tự động hóa
- Kỹ sư robot
- Kỹ sư IoT
- Chuyên gia tích hợp hệ thống
- Chuyên viên công nghệ thông tin trong sản xuất
(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)