Chúng ta vẫn thường cho rằng Stress là một chất độc khó chữa, nhưng không hoàn toàn là như vậy. Trong một talkshow, bác sĩ tâm lý học Kelly McGonigal đã dùng những nghiên cứu khoa học để chứng minh cho chúng ta thấy rằng: Chúng ta có thể làm bạn với Stress thay vì loay hoay trong cuộc chiến “xả Stress”.
Mục lục
Sai lầm phổ biến: Coi Stress là kẻ thù!
Talkshow của bác sĩ tâm lý Kelly McGonigal bao gồm hai phần. Trong mỗi phần nói chuyện của mình, vị bác sĩ này lại đề cập đến một nghiên cứu khoa học lạ kỳ của Mỹ, và từ đó thừa nhận rằng mình đã mắc sai lầm khi cho rằng: Stress là kẻ thù của mỗi người chúng ta.
Nghiên cứu khoa học thứ nhất đã chỉ ra rằng: Không quan trọng việc bạn gặp ít hay nhiều Stress trong một năm, những người coi Stress là một điều vô hại sẽ có tỷ lệ tử vong ít hơn so với những người nghĩ rằng Stress thực sự có hại.
Nghiên cứu khoa học thứ hai cũng đưa ra kết quả vô cùng thú vị: Với những trường hợp gặp Stress trong những vấn đề tương tự nhau (công việc, kinh tế,…), những người chia sẻ câu chuyện của mình với người khác hoặc đồng cảm, hỗ trợ mọi người xung quanh sẽ có tỷ lệ tử vong thấp hơn những người giữ riêng câu chuyện cho bản thân.
Với hai ví dụ trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng, bất cứ ai cũng gặp Stress trong cuộc sống, nhưng cách ứng xử với Stress mới là yếu tố tác động đến sức khỏe và tinh thần của mỗi người. Vậy nên, thay vì coi Stress là kẻ thù và đấu tranh với chúng, hãy coi chúng là một người bạn, người bạn giúp chúng ta sống lạc quan và đồng cảm hơn với mọi người. Nếu không, bạn có thể dễ dàng rơi vào trạng thái mất phương hướng nghề nghiệp, khiến việc tìm kiếm sự cân bằng trong cuộc sống trở nên khó khăn hơn.
? Xem thêm: 9 cách xả stress ngay tại bàn làm việc
Làm thế nào để làm bạn với Stress?
Cùng với 2 nghiên cứu tâm lý học được kể trên, Kelly McGonigal cũng đưa ra nhiều minh chứng và ví dụ khác để đúc kết được hai cách thức giúp chúng ta làm bạn với Stress.
Coi Stress là một động lực
Các nghiên cứu của những nhà tâm lý học đại học Harvard đã chỉ ra rằng, khi bạn coi các phản ứng Stress như tim đập nhanh, hơi thở gấp là có ích cho cơ thể thì điều đó sẽ thực sự có ích cho bạn. Chúng giúp mạch máu bạn giãn ra và tăng oxy cho não bộ, vì vậy bạn sẽ có động lực vượt qua căng thẳng, giống như khi đang trải qua cảm giác vui sướng và can đảm chiến đấu.
Ngược lại, khi chúng ta nghĩ rằng Stress là có hại, mạch máu của chúng ta sẽ co hẹp lại khiến tuần hoàn máu chậm, gây ra sự căng thẳng và tác động xấu đến tim.
Vậy nên, thay vì cố gắng tìm ra cách xả Stress, tại sao bạn không thay đổi suy nghĩ của bản thân trước tiên. Sự thay đổi đó không chỉ giúp bạn vượt qua được khủng hoảng mà còn giúp cải thiện sức khỏe của bạn hơn.
? Xem thêm: Làm thế nào để giảm stress sau chuỗi ngày dài mệt mỏi?
Khi chia sẻ và giúp đỡ cộng đồng, Stress sẽ không gây hại cho bạn
Khi bạn gặp Stress, tuyến yên sẽ tự động sản sinh ra “hoocmon ôm ấp” Oxytocin, một kháng sinh tự nhiên giúp bạn tránh khỏi những tác hại của Stress.
Oxytocin là hoocmon tác động đến phản ứng não bộ của bạn, chúng khiến bạn mong muốn được chia sẻ, hòa nhập xã hội, an ủi và “ôm ấp”. Và hơn cả, đây là một hoocmon có tác dụng tái tạo các tế bào hư tổn của tim. Trong trường hợp tim bạn gặp những thương tổn do Stress, loại hoocmon này sẽ giúp chữa lành chúng.
Như vậy, khi gặp Stress, thay vì giữ những áp lực đó trong suy nghĩ cá nhân và khiến trái tim của bạn liên tục bị tổn thương, bạn nên chia sẻ hoặc cùng đồng cảm với mọi người xung quanh để tránh những tác hại của Stress. Sự đồng cảm và các hoạt động xã hội không chỉ giúp cơ thể bạn sản sinh ra nhiều Oxytocin tốt cho tim mạch mà còn tạo ra những phản ứng tâm lý khác như an tâm, vui mừng, hạnh phúc,…giúp bạn sống vui vẻ và khỏe mạnh hơn.
? Xem thêm: Những website giúp bạn xả stress ngay tại văn phòng
Bất kỳ ai trong cuộc sống cũng phải tiếp xúc với Stress, nhưng cách bạn phản ứng lại những áp lực đó mới chính là yếu tố khiến bạn tổn thương nhiều hơn hoặc hạnh phúc hơn. Đừng chiến đấu hay tìm cách xả Stress một cách đơn độc. Hãy làm bạn và chia sẻ về Stress, đó là khi bạn và cộng động, tất cả chúng ta cùng sống trọn vẹn hơn.
>>>Có thể bạn quan tâm: Neet girl là gì? Nó ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống của bạn.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)