Đối phó với các thể loại “hoàng tử”, “công chúa” chốn công sở

Đánh giá post

“Hoàng tử”, “công chúa” là kiểu người mà văn phòng cũng sẽ có. Vậy hãy cùng JobsGO điểm mặt những dấu hiệu nhận biết và cách đối phó với các thể loại “hoàng tử”, “công chúa” chốn công sở này nhé!

Nhận biết team “hoàng tử”, “công chúa” 

Đầu tiên, hãy cùng JobsGO tìm hiểu về đặc điểm nhận diện team “hoàng gia” công sở này qua những nội dung dưới đây.

Lười biếng

Nhận biết team “hoàng tử”, “công chúa” 
Nhận biết team “hoàng tử”, “công chúa” 

Lười biếng là dấu hiệu nhận biết rõ rệt nhất của hội “hoàng gia” công sở. Những người này không bao giờ nhận việc về mình và có thói quen đùn đẩy trách nhiệm cho người khác. Và tuyệt nhiên, trong những khó khăn, rắc rối bạn chẳng bao giờ thấy sự hiện diện của họ. Vậy lý do gì mà team “hoàng tử”, “công chúa” này có thể tồn tại trong công ty? Đó có thể là do họ chẳng làm việc gì to tát nên rất ít có sai sót xảy ra, hoặc họ có mối quan hệ thân thiết với sếp.

Phản ứng thái quá

Gọi là team “hoàng gia” là bởi họ đã quá được nuông chiều. Cũng do vậy, họ hay bộc lộ những phản ứng thái quá với mọi việc. Một điều đơn giản dễ nhận thấy của hội “hoàng tử”, “công chúa” là luôn đặt những câu phàn nàn ngoài cửa miệng, chẳng hạn như “nhiều quá”, “mệt quá”, “muộn quá”,… 

Tất cả mọi chuyện dù là nhỏ bé cũng trở nên vô cùng to tát với họ. Đứng trước mỗi sự thay đổi, họ đều cảm thấy rất căng thẳng. Và thay vì lắng nghe ý kiến người khác hay tìm hướng giải quyết thì hội “hoàng gia” lại thích buông lời than thở, phàn nàn. Nói cách khác, họ cho rằng mình là những “hoàng tử”, “công chúa” đầy bi kịch tại nơi làm việc, lúc nào cũng gặp khó khăn, rắc rối. Bên cạnh đó, những người này còn luôn đề cao thái quá những đóng góp của bản thân mặc dù nhiều khi đó chỉ là những điều vô cùng đơn giản. 

👉 Xem thêm: [Câu chuyện công sở] Làm việc với bạn và những điều cần cân nhắc!

Tọc mạch

Đối phó với thể loại hoàng tử công chúa" chốn công sở
Tọc mạch chốn công sở

Bạn cũng có thể nhận thấy ở những “hoàng tử”, “công chúa” chốn văn phòng là sự tọc mạch. Tọc mạch là từ để chỉ những người nhiều chuyện, muốn đào xới đời tư người khác. Và nếu không được thỏa mãn sự tò mò của mình thì họ sẽ tìm mọi cách soi mói mặc dù điều đó chẳng liên quan gì đến họ. 

Cụ thể như, họ sẽ thường xuyên đi qua bàn làm việc của bạn, tọc mạch chuyện bạn ăn gì, làm gì,… Họ tỏ vẻ tự nhiên và làm như chỉ vô tình ghé qua. Mọi thay đổi của bạn dù là những điều nhỏ nhất cũng sẽ nằm trong “tầm ngắm” của những người này. 

Team “hoàng gia” này khác với team “bà tám”. Những chàng “hoàng tử” và nàng “công chúa” ấy luôn nhìn bạn với ánh mắt của người trên. Trước những thay đổi của bạn, họ soi mói, xét nét và không ngại ngần đem bạn ra so sánh với người khác. 

Biết tuốt

Ngoài những dấu hiệu nhận biết nêu trên, bạn cũng có thể dựa vào yếu tố sau đây để điểm mặt hội hoàng gia. Đó là luôn tỏ ra “biết tuốt”. Tức là, họ lúc nào cũng thể hiện bản thân mình biết tất tần tật mọi thứ, có thể giải quyết tất cả những vấn đề, thắc mắc mà người khác đưa ra. Trong các buổi trò chuyện, họp nhóm… bạn sẽ chẳng bao giờ thấy hội “hoàng gia” im lặng. Họ luôn lên tiếng, đưa ra rất nhiều lời khuyên mặc dù chẳng có cơ sở xác đáng cho những điều mình nói. Thậm chí, bạn có từ chối những góp ý từ team “hoàng tử”, “công chúa” thì họ cũng vẫn sẽ nói. Họ luôn tỏ vẻ “biết tuốt” là thế nhưng đó lại chỉ là vẻ bề ngoài mà những người này cố gắng tạo ra để che đậy sự rỗng tuếch bên trong.

👉 Xem thêm: 8 bí quyết bảo vệ đời tư và thoát khỏi thị phi chốn công sở

Bí quyết đối phó với team “công chúa”, “hoàng tử” 

Bí quyết đối phó với team “công chúa”, “hoàng tử” 
Bí quyết đối phó với team “công chúa”, “hoàng tử” 

Chắc hẳn, ở bất kỳ văn phòng nào, bạn cũng thấy sự hiện diện của team “hoàng gia”. Vậy làm cách nào để đối phó với kiểu đồng nghiệp như vậy? Cùng xem nhé!

Không chấp nhặt

Có thể nói, những người thuộc hội “hoàng tử”, “công chúa” công sở đều vô cùng cứng đầu. Họ sẽ chẳng bao giờ khép nép để nhận sai về mình và luôn cố chứng minh mình đúng bất chấp mọi hoàn cảnh. Vậy nên, nếu bạn tranh luận với họ trong một vấn đề không quá quan trọng thì tốt nhất đừng chấp nhặt họ làm gì. Mặc dù thái độ cao ngạo của kiểu người này sẽ làm bạn cảm thấy bực tức, khó chịu, nhưng việc tranh luận với họ còn có thể khiến bạn khó chịu gấp bội phần. Sự đôi co qua lại nhiều lúc chỉ gây thêm phiền phức mà chẳng giải quyết được vấn đề gì.

Rõ ràng trong công việc

Nếu như bạn phải làm việc trực tiếp với kiểu người “hoàng tử”, “công chúa” này thì bạn cần lưu ý một vài điều sau đây. Trước tiên, hãy lên một bản kế hoạch thật chi tiết, trong đó có liệt kê công việc cụ thể và phân công nhân sự rõ ràng, thời gian hoàn thành… Điều này sẽ giúp những người đấy không có cơ hội lười biếng, ỷ lại vào người khác. Và như vậy, nếu như họ không hoàn thành công việc hay hoàn thành công việc không đạt yêu cầu, bạn cũng có căn cứ để chứng minh, tránh tình trạng họ chối “đây đẩy” và dồn cái sai sang người khác. Nhớ nhé, hãy thật rõ ràng trong công việc nếu không, bạn sẽ phải tự mình hoàn thành công việc và chịu trách nhiệm cho mọi sai sót đấy. Đây là một cách hữu hiệu để đối phó với thể loại hoàng tử công chúa chốn công sở.

Phản kháng đúng lúc

Đối phó với thể loại hoàng tử công chúa" chốn công sở
Phản kháng đúng lúc

Mặc dù bạn không nên chấp nhặt kiểu người này, thế nhưng nếu thái độ của họ ảnh hưởng đến công việc hay lợi ích của bạn thì đừng ngại lên tiếng. Nếu bạn cứ mãi im ỉm trước mọi sự lấn át thì họ sẽ “được nước lấn tới” và gây ảnh hưởng nhiều đến bạn trong tương lai. Do đó, hãy lên tiếng đúng lúc, phản kháng kịp thời để tránh những phiền phức không đáng có về sau. 

👉 Xem thêm: [Chia sẻ] Chốn công sở và những kẻ không nên kết thân!

Mong rằng, với những bí quyết ở trên, bạn sẽ thành công đối phó với thể loại hoàng tử công chúa chốn công sở và xây dựng cho bản thân một cuộc sống công sở thật bình yên nhé! Chúc các bạn thành công!

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: