Điều chỉnh mức đóng BHXH của doanh nghiệp và người lao động

Quy định điều chỉnh mức đóng BHXH của doanh nghiệp và người lao động

Đánh giá post

Quy định điều chỉnh mức đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp và người lao động đang rất được quan tâm vì tác động đến nhóm đối tượng lớn. Cụ thể những thay đổi này như thế nào, bài viết dưới đây cung cấp những thông tin chi tiết nhất.

Quy định điều chỉnh mức đóng BHXH của doanh nghiệp và người lao động

Từ ngày 01/7/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết 68/NQ-CP quy định về việc hỗ trợ các đối tượng chịu sự tác động, ảnh hưởng trực tiếp do đại dịch. Tiếp đó, ngày 24/9/2021, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị quyết 116/NQ-CP chi tiết hóa thông tin hỗ trợ nhóm đối tượng gặp khó khăn này.

Từ đó, có một số thay đổi, điều chỉnh mức đóng BHXH của người sử dụng lao động (NSDLĐ) và người lao động (NLĐ) như sau:

Hiện nay

  • Mức đóng BHXH: Doanh nghiệp đóng 14% quỹ hưu trí, tử tuất; 3% cho ốm đau thai sản và 0% quỹ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN). NLĐ giữ ở mức 8% với quỹ hưu trí.
  • Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN): Các doanh nghiệp có mức đóng BHTN là 0% trong khi NLĐ ổn định ở mức 1%.
  • Mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT): Người lao động đóng BHYT theo mức 1,5% trên tiền lương cơ sở hàng tháng. Trong khi đó, doanh nghiệp phải đóng ở mức gấp đôi là 3%.

Xem thêm: Bảo hiểm xã hội là gì? Những điều cần biết về Bảo hiểm xã hội

Từ 1/7/2022 đến 30/9/2022

Từ tình hình thực tế và mức độ ảnh hưởng của các đối tượng, quy định giảm mức đóng Bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp đã được triển khai. Cụ thể như sau:

  • Từ 01/7/2021 – 30/9/2022, quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH được tính 0%. Mức đóng vào quỹ TNLĐ-BNN của doanh nghiệp tăng từ 0 lên 0,5 hoặc 0,3%. Mức đóng của NLĐ không có sự thay đổi.
  • Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang,… sẽ không được hưởng mức giảm theo quy định.
  • Doanh nghiệp thuộc đối tượng nhận hỗ trợ do dịch COVID-19 phải dùng toàn bộ số tiền để hỗ trợ người lao động đang công tác gặp khó khăn. Trường hợp điều tra và phát hiện sai phạm, sử dụng tiền trợ cấp vào mục đích riêng sẽ bị xử lý theo đúng quy định.

Từ 1/10/2022 trở đi

Bên cạnh việc giảm mức đóng Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mức đóng vào quỹ Bảo hiểm tự nguyện cũng được hạ thấp hơn quy định trước đây. Cụ thể như sau:

  • Toàn bộ mức đóng bảo hiểm của NLĐ vào các quỹ BHYT, BHXH, BHTN đều không thay đổi.
  • Đối với doanh nghiệp, mức BHTN tăng lên 1%, BHXH, BHYT không thay đổi. Toàn bộ cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, lực lượng vũ trang được đảm bảo chi thường xuyên sẽ không được áp dụng quy định điều chỉnh giảm này.
  • Thời gian thực hiện không ngắt quãng liên tục từ 01/10/2021 đến hết ngày 30/9/2022. Trước hoặc sau hai mốc này quy định giảm đều không được áp dụng.

Xem thêm: Quy định về bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài tại Việt Nam

Điều chỉnh mức đóng BHXH của doanh nghiệp và NLĐ có bị ảnh hưởng bởi quy định điều chỉnh tiền lương?

Ngày 12/6/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định 38/2022/NĐ-CP điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng từ tháng 7/2022. Theo đó, mức lương tối thiểu vùng tăng cao nhất ở Vùng I (Tăng 22.500 đồng/giờ làm việc). Vùng IV tăng thấp nhất với mức 15.600/giờ.

Theo quy định pháp luật, hàng tháng, người lao động sẽ phải trích một khoản tiền lương làm căn cứ để nộp vào quỹ BHXH, BH thất nghiệp, BHYT. Chính vì vậy, việc điều chỉnh tăng mức lương cơ sở cũng ảnh hưởng đến số tiền nộp bảo hiểm hàng tháng của người lao động. Cụ thể, Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định về vấn đề này như sau:

  • Tại thời điểm đóng bảo hiểm, mức lương đóng bảo hiểm của người lao động hoặc các công chức giữ chức danh đơn giản nhất trong điều kiện bình thường không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
  • Người lao động làm các công việc yêu cầu qua đào tạo hoặc giữ chức vụ buộc phải đóng bảo hiểm xã hội cao hơn ít nhất 7% mức lương tối thiểu vùng.
  • Người lao động làm việc trong điều kiện nguy hiểm, độc hại buộc phải đóng bảo hiểm xã hội không thấp hơn 5% so với mức lương tối thiểu vùng.
  • Trường hợp công chức làm việc trong điều kiện đặc biệt, nguy hiểm, độc hại phải đóng BHXH cao hơn công chức làm việc ở điều kiện bình thường 7%.

Xem thêm: Hướng dẫn cách nộp hồ sơ bảo hiểm qua mạng mới nhất 2023

Như vậy, chúng ta có thể thấy mức lương tối thiểu vùng thay đổi ảnh hưởng ít nhiều đến việc điều chỉnh mức đóng BHXH của doanh nghiệp và người lao động. Bởi đây là căn cứ để tính toán chi tiết số tiền họ phải nộp trên thực tế. Hy vọng các thông tin chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn nắm được thông tin về việc điều chỉnh mức đóng BHXH của doanh nghiệp và người lao động. Đừng quên theo dõi JobsGO để cập nhật thường xuyên các thông tin thay đổi mới nhất về chính sách, BHXH, BHYT,…

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: