Cách tính trợ cấp thôi việc mới nhất 2024 dành cho người lao động

Đánh giá post

Các vấn đề về trợ cấp, phụ cấp lao động luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm. Một trong số đó phải kể đến chính là hưởng trợ cấp thôi việc. Vậy bạn đã hiểu rõ về khoản trợ cấp này chưa? Cách tính trợ cấp thôi việc chuẩn 2024 như thế nào? Bài viết dưới đây của JobsGO sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc.

1. Trợ cấp thôi việc là gì?

Trợ cấp thôi việc thực chất là một khoản tiền mà người lao động (NLĐ) sẽ được hưởng sau khi nghỉ việc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng sẽ đủ điều kiện để nhận khoản tiền này.

cách tính trợ cấp thôi việc
Trợ cấp thôi việc là gì?

Vậy những trường hợp nào sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc? Cùng tìm hiểu ở phần 2 của bài viết nhé.

Xem thêm: Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Giải đáp các thắc mắc về bảo hiểm thất nghiệp

2. Trường hợp được hưởng trợ cấp thôi việc

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 của Nghị định số 145.2020/NĐ – CP thì NLĐ sẽ chỉ được nhận trợ cấp thôi việc trong các trường hợp sau:

  • NLĐ đã hết hạn hợp đồng lao động với doanh nghiệp.
  • NLĐ đã hoàn thành công việc theo hợp đồng.
  • 2 bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
  • NLĐ bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm các công việc ghi trong hợp đồng theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án.
  • NLĐ qua đời, bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích.
  • Người sử dụng lao động (NSDLĐ) là cá nhân qua đời, bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích và NSDLĐ không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
  • NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng.
  • NSDLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng, cho NLĐ thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ, lý do kinh tế, sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp,…

Ngoài ra, để được hưởng trợ cấp thôi việc, NLĐ sẽ phải đáp ứng điều kiện đã làm việc thường xuyên đủ từ 12 tháng trở lên.

Xem thêm: Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp có gì khác biệt?

3. Trường hợp không được hưởng trợ cấp thôi việc

trợ cấp thôi việc
Trường hợp không được hưởng trợ cấp thôi việc

Khoản 1 Điều 8 của Nghị định số 145.2020/NĐ – CP quy định 2 trường hợp không được hưởng trợ cấp thôi việc đó là:

  • NLĐ không đủ điều kiện hưởng lương hưu.
  • NLĐ bị chấm dứt hợp đồng do tự ý bỏ việc từ 5 ngày liên tục mà không có lý do chính đáng.

4. Cách tính trợ cấp thôi việc 2024

4.1 Thời gian để tính trợ cấp thôi việc

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 8 của Nghị định số 145/NĐ – CP thì thời gian để tính trợ cấp thôi việc sẽ như sau:

Thời gian tính trợ cấp thôi việc = tổng thời gian đã làm việc – (thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp + thời gian đã được chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc).

Trong đó:

  • Tổng thời gian đã làm việc thực tế bao gồm có thời gian thử việc, làm việc trực tiếp, thời gian được cử đi học, hưởng chế độ thai sản, ốm đau, điều trị, phục hồi sau tai nạn lao động,…
  • Thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp gồm cả thời gian mà người lao động không thuộc diện đóng bảo hiểm này nhưng được các doanh nghiệp chi trả với khoản tiền tương đương.
  • Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, mất việc sẽ được tính theo năm (12 tháng), nếu số tháng lẻ thì sẽ được làm tròn. Số tháng lẻ ít hoặc bằng 6 tháng thì tính là 1/2 năm, còn trên 6 tháng thì tính bằng 1 năm.

4.2 Tiền lương tháng để tính trợ cấp thôi việc

Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc sẽ căn cứ vào khoản 5 Điều 8. Đây là khoản tiền bình quân của 6 tháng làm việc liên tiếp theo hợp đồng lao động trước khi nghỉ việc.

tính trợ cấp thôi việc
Cách tính trợ cấp thôi việc 2024

Trong trường hợp người lao động làm việc với nhiều hợp đồng kế tiếp nhau thì tiền lương sẽ được xác định như sau:

  • Xác định dựa trên lương bình quân của 6 tháng liên tiếp trước khi kết thúc hợp đồng cuối cùng.
  • Nếu như hợp đồng lao động cuối cùng bị vô hiệu thì tiền lương sẽ do các bên thỏa thuận. Tuy nhiên, mức này không được thấp hơn lương tối thiểu vùng/thỏa ước lao động tập thể.

Xem thêm: [Tổng hợp] 25 luật cần nhớ cho người đi làm năm 2024

4.3 Công thức tính trợ cấp thôi việc

Đối với cách tính tiền trợ cấp thôi việc thì về cơ bản, năm 2024 sẽ không có thay đổi so với năm 2023. Người lao động nếu đáp ứng đủ điều kiện thì mỗi năm làm việc sẽ được hưởng nửa tháng tiền lương. Công thức tính cụ thể như sau:

Tiền trợ cấp thôi việc = 1/2 x thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc x tiền lương để tính trợ cấp thôi việc.

5. Một số câu hỏi về trợ cấp thôi việc

Ngoài cách tính trợ cấp thôi việc, còn khá nhiều vấn đề được NLĐ quan tâm hiện nay. Hãy cùng JobsGO tìm hiểu và giải đáp những thắc mắc liên quan bạn nhé.

5.1 Nhận trợ cấp thôi việc có cần làm thủ tục gì không?

Theo Điều 46 Bộ luật lao động, việc chi trả trợ cấp thôi việc là do NSDLĐ thực hiện. Do đó, NLĐ sẽ không cần phải làm thủ tục gì khi nhận khoản trợ cấp này.

5.2 Nghỉ việc bao lâu thì được nhận trợ cấp thôi việc?

tro cap thoi viec
Nghỉ việc bao lâu thì được nhận trợ cấp thôi việc?

Trong Khoản 1 Điều 48 Bộ luật lao động năm 2019 nêu rõ:

1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:

a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế.

c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.

Như vậy, NLĐ chỉ mất tối đa 14 ngày kể từ khi chấm dứt hợp đồng lao động thì sẽ nhận được trợ cấp thôi việc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, NLĐ có thể phải chờ đến 30 ngày.

5.3 Không trả trợ cấp thôi việc, công ty có bị phạt không?

Nếu như NLĐ đủ điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc mà phía NSDLĐ lại cố tình không trả thì sẽ bị coi là vi phạm pháp luật. Khi đó, NSDLĐ sẽ phải chịu mức phạt theo Khoản 1 Điều 11 Nghị định 28/2020/NĐ-CP như sau:

  • Nếu có 1 – 10 NLĐ bị vi phạm: phạt 1 – 2 triệu đồng.
  • Nếu có 11 – 50 NLĐ bị vi phạm: phạt từ 2 – 5 triệu đồng.
  • Nếu có 51 – 100 NLĐ bị vi phạm: phạt từ 5 – 10 triệu đồng.
  • Nếu có 101 – 300 NLĐ bị vi phạm: phạt từ 10 – 15 triệu đồng.
  • Nếu có trên 300 NLĐ bị vi phạm: phạt từ 15 – 30 triệu đồng.

Đồng thời, NSDLĐ còn phải thanh toán thêm tiền lãi của số tiền chưa trả cho NLĐ theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của ngân hàng thương mại nhà nước tại thời điểm bị xử phạt.

6. Phân biệt trợ cấp thôi việc và mất việc

Hiện nay, rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc, họ cho rằng 2 khoản này giống nhau. Tuy nhiên trên thực tế, 2 khoản trợ cấp này lại hoàn toàn khác biệt như sau:

Tiêu chí Trợ cấp thôi việc Trợ cấp mất việc
Căn cứ pháp lý Theo điều 46 của Bộ luật Lao động 2019. Theo điều 47 của Bộ luật Lao động 2019.
Nguyên nhân
  • Các bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng.
  • Người lao động vi phạm pháp luật, bị kết án tù, tử hình, cấm làm việc,…
  • Người lao động tử vọng/mất năng lực hành vi dân sự.
  • Đơn vị sử dụng lao động không hoạt động.
  • Đơn phương chấm dứt hợp đồng hợp pháp.
  • Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lao động, quy trình kinh doanh, sản xuất,…
  • Khủng hoảng kinh tế.
  • Sáp nhập, chia tách doanh nghiệp.
  • Cho thuê/bán/chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
  • Chuyển quyền sở hữu doanh nghiệp.
Mức hưởng Mỗi năm làm việc, người lao động sẽ được trả nửa tháng lương tiền trợ cấp thôi việc. Mỗi năm làm việc, người lao động được trả 1 tháng lương tiền trợ cấp mất việc, nhưng ít nhất bằng 2 tháng tiền lương.

Với những thông tin trên đây, chắc hẳn các bạn đã nắm rõ được quy định và cách tính trợ cấp thôi việc rồi phải không? Mong rằng bài viết sẽ thực sự hữu ích với các bạn đang quan tâm đến vấn đề này nhé.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: