[Tổng hợp] Các hình thức phỏng vấn thông dụng nhất hiện nay

Đánh giá post

Phỏng vấn là một vòng quan trọng trong quy trình tuyển dụng nói chung của doanh nghiệp. Mỗi một nhà tuyển dụng sẽ lựa chọn cách phỏng vấn khác nhau. Để bạn nắm rõ được các hình thức phỏng vấn, hãy theo dõi ngay bài này nhé.

Tìm hiểu phỏng vấn là gì?

Có thể nói phỏng vấn hiện nay không còn xa lạ với chúng ta nữa, nó là các vòng phỏng vấn xin việc không thể thiếu. Thế nhưng để hiểu rõ về khái niệm của nó thì không phải ai cũng biết. Phỏng vấn là một quá trình trao đổi, nhận thông tin có mục đích giữa hai hay nhiều người.

Các phương pháp phỏng vấn được chia làm 2 dạng là: Đặt câu hỏi về các thông tin xoay quanh người được phỏng vấn và các câu hỏi mà người được hỏi là chuyên gia. Mục đích của cuộc phỏng vấn đó là người phỏng vấn khai thác thông tin một cách trực tiếp từ người được phỏng vấn.

Tìm hiểu phỏng vấn là gì?
Tìm hiểu phỏng vấn là gì?

Trong tuyển dụng, phỏng vấn là cuộc vấn đáp giữa ứng viên và nhà tuyển dụng. Mục đích của cuộc trao đổi này là tìm ra ứng viên thích hợp với vị trí của doanh nghiệp. Thông qua phỏng vấn phần nào giúp được doanh nghiệp đánh giá thái độ, kỹ năng, mức độ phù hợp của ứng viên đó. Đây cũng là một trong những cách hiệu quả để công ty tìm được nhân tài.

👉 Xem thêm: Phỏng vấn ngược là gì? Lợi ích khi áp dụng phỏng vấn ngược trong xin việc

Các loại phỏng vấn phổ biến nhất

Phỏng vấn qua điện thoại

Hiện nay việc sàng lọc ứng viên cuộc gọi điện được rất nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ áp dụng bởi tính hiệu quả, nhanh gọn, tiết kiệm chi phí của nó. Mỗi cuộc gọi sẽ kéo dài tối đa trong 15 phút và hầu hết nhà tuyển dụng cần chuẩn bị trước các câu hỏi cho ứng viên.

Phỏng vấn qua điện thoại nhà tuyển dụng cũng phải thực hiện theo đúng trình tự các bước như:

  • Bước 1: Chào hỏi
  • Bước 2: Trao đổi với ứng viên về vị trí công việc
  • Bước 3: Tìm hiểu nhu cầu ứng viên
  • Bước 4: Phân loại ứng viên, đưa ra quyết định

    Phỏng vấn qua điện thoại
    Phỏng vấn qua điện thoại

Phỏng vấn hành vi

Hình thức phỏng vấn này được các nhà tuyển dụng lớn, chuyên nghiệp sử dụng thường xuyên bởi tính hiệu quả của nó cao. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp sẽ dựa vào kinh nghiệm mà ứng viên có để đưa ra tình huống và cách họ xử lý. Từ đó doanh nghiệp cũng đánh giá được % phù hợp của ứng viên với công việc. Một Ví dụ về phương pháp phỏng vấn trong hình thức này được sử dụng nhiều đó là:

  • Bạn hãy nói về một lần căng thẳng với khách hàng và cách bạn xử lý tình huống đó?
  • Bạn hãy kể về một lần bạn gặp khách hàng hoặc đồng nghiệp khó tính?
  • Bạn hãy nói về một lần thất bại và cách bạn vượt qua nó?

Tuỳ vào từng vị trí tuyển dụng mà bạn có thể đưa ra các câu hỏi khác nhau. Nhưng tốt nhất vẫn nên đặt câu hỏi bám sát công việc, tình huống thực tế để đánh giá được tính cách ứng viên chi tiết nhất.

👉 Xem thêm: Top những câu hỏi phỏng vấn hành vi thường gặp và gợi ý trả lời

Phỏng vấn hội nhóm/hội đồng

Phỏng vấn hội nhóm/hội đồng
Phỏng vấn hội nhóm/hội đồng

Phỏng vấn hội đồng hay phỏng vấn nhóm là hình thức có nhiều người phỏng vấn trong phòng. Họ sẽ liên tiếp, thay phiên nhau đặt câu hỏi cho ứng viên. Mục đích của hình thức này là nhằm chấm điểm ứng viên ở nhiều góc độ, đa chiều và toàn diện hơn.

Hội đồng phỏng vấn không nhất thiết phải thuộc một phòng ban. Thông thường nó được thiết lập bởi các thành viên của các bộ phận thuộc doanh nghiệp. Vì nhà tuyển dụng cho rằng như vậy mới xem xét được người đó có hòa hợp với đa số bộ phận công ty hay không?

Phỏng vấn tình huống

Hình thức phỏng vấn được sử dụng thường xuyên tiếp theo chính là phỏng vấn tình huống. Hình thức này được hầu hết các doanh nghiệp lớn áp dụng cho các vị trí như: Nhân viên bán hàng, tiếp viên, nhân viên sale,…. Theo đó, người phỏng vấn sẽ đưa ra tình huống thực tế để ứng viên giải quyết.

Vị trí công việc, trách nhiệm càng cao thì tình huống đưa ra càng phong phú và nhiều chi tiết hơn. Riêng với phỏng vấn tình huống nhà tuyển dụng nên hạn chế về thời gian để kiểm tra độ nhạy bén, linh hoạt của ứng viên đó.

👉 Xem thêm: Phỏng vấn Stress interview và những áp lực của ứng viên

Phỏng vấn nói chuyện

Phỏng vấn nói chuyện
Phỏng vấn nói chuyện

Với hình thức phỏng vấn này, nhà tuyển dụng và ứng viên sẽ có cuộc trao đổi tự do, không có kịch bản trước. Nó hoàn toàn giống một cuộc nói chuyện thông thường, thế nhưng về bản chất vẫn sẽ khai thác thông tin từ ứng viên.

Để cho cuộc phỏng vấn thành công, thu thập được nhiều thông tin hữu ích thì nhà tuyển dụng phải thật sự khéo léo, linh hoạt trong giao tiếp. Họ phải có sự dẫn dắt vấn đề, đặt nhiều câu hỏi mở, đặc biệt không được lan man. Như vậy ứng viên trả lời sẽ thoải mái bộc lộ tính cách, phẩm chất cá nhân hơn.

Phỏng vấn gây áp lực

Phỏng vấn gây áp lực còn được biết đến với cái tên là phỏng vấn căng thẳng. Đây là một kiểu phỏng vấn thường dùng cho các chức vụ quản lý cao như: Quản lý, trưởng phòng, giám đốc,… Những vị trí này đòi hỏi chuyên môn cũng như năng lực quản lý tốt, khả năng chịu được áp lực, vì thế mà quá trình tuyển dụng cũng khắt khe hơn nhiều. 

Đối với phỏng vấn này, nhà tuyển dụng cần đưa câu hỏi sát với khả năng ứng viên, câu hỏi đi sâu vào vấn đề, yêu cầu đưa ra số liệu cụ thể. Đặc biệt bạn cần khai thác hết khả năng tiềm ẩn của ứng viên để chọn lọc nhân tố sáng giá nhất. Ngoài ra, nhà tuyển dụng cũng có thể đặt câu hỏi gây tranh luận, phản đối ý kiến, không chung ý tưởng,… để nhằm gây ra áp lực lớn cho ứng viên.

👉 Xem thêm: Gặp người quen khi tham gia phỏng vấn – nên ứng xử như thế nào?

Phỏng vấn gây áp lực
Phỏng vấn gây áp lực

Với các hình thức phỏng vấn trên đây bạn đã gặp phải hình thức nào? Và bạn ấn tượng với cách nào nhất? Offers nghĩa là gì trong quá trình tuyển dụng cũng là một khía cạnh quan trọng bạn cần tìm hiểu. Rất mong rằng với nội dung này của JobsGO sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích và tự đưa ra được ví dụ các hình thức phỏng vấn.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: