BSC là khái niệm không còn xa lạ với các doanh nghiệp. BSC được tiến sĩ Robert Kaplan và tiến sĩ David Norton – đại học Harvard sáng tạo. Vậy BSC là gì? Vai trò, lợi ích của BSC với doanh nghiệp ra sao? Cùng JobsGO tìm hiểu về khái niệm này nhé!
Mục lục
1. BSC là gì?
BSC là từ viết tắt của thuật ngữ Balanced Scorecard. Dịch sang tiếng Việt, BSC có nghĩa là thẻ điểm cân bằng, thẻ cân bằng điểm . BSC giúp doanh nghiệp cụ thể hóa mục tiêu, chiến lược của mình.
Tổng quan, BSC là:
- Một hệ thống quản lý
- Một hệ thống đo lường
- Một công cụ trao đổi thông tin
Ngoài ra, BSC còn là nơi cung cấp thông tin nhanh chóng về tiến trình thực thi các mục tiêu cụ thể. BSC là bộ khung xương, là nền tảng để giúp đánh giá hiệu suất của tổ chức. Nó giúp doanh nghiệp quản trị chiến lược và đưa ra những giải pháp xử lý kịp thời. Mục đích ban đầu của BSC chính là cân bằng các chỉ số tài chính với định hướng giá trị trong tương lai của đơn vị.
2. Các thành tích của BSC
- BSC được bầu chọn và kiểm chứng là một trong những ý tưởng kinh doanh có sự ảnh hưởng lớn nhất từng được trình bày ở Harvard Business Review
- Theo Gartner Group, BSC là công cụ được thực thi ở hơn 50% công ty lớn tại Mỹ.
- Theo thống kê của hiệp hội BSC Hoa Kỳ, 65% trong số 1000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới đã sử dụng BSC vào quản trị chiến lược.
- Theo khảo sát toàn cầu của 2GC, BSC được 73 các doanh nghiệp từng vận dụng đánh giá là giúp đạt hiệu quả cực kỳ cao
- Theo Nghiên cứu của Bain & Co, BSC vào năm 2012 ở vị trí thứ 5 trong top 10 công cụ quản trị được ứng dụng rộng rãi nhất trên thế giới. BSC đã xuất hiện tại hơn 100 quốc gia.
- Kết quả mới nhất vào năm 2014, BSC đứng thứ 6 trong top10 công cụ quản trị được doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất
3. Cấu trúc của BSC
Khi tìm hiểu về BSC là gì, bạn sẽ biết được cấu trúc tạo nên BSC. Mô hình thẻ cân bằng điểm gồm 4 yếu tố tạo thành. Đây là 4 thước đo hiệu quả, năng suất hoạt động của tổ chức. Bốn yếu tố này có sự liên kết và mối quan hệ tác động, bổ trợ lẫn nhau.
-
Thước đo tài chính (Financial)
Thước đo này giúp doanh nghiệp đo lường, kiểm tra các kết quả về mặt tài chính. Tài chính gồm lợi nhuận, tăng trưởng, nợ, vốn, dòng tiền hoạt động, hệ số vòng quay hàng tồn kho…
Ngoài ra thước đo này còn có các chi phí cố định, chi phí khấu hao, doanh thu, tốc độ tăng trưởng doanh thu… Tài chính là thước dễ dàng nhất để đánh giá hiệu quả của chiến lược. Nó là mảnh ghép quan trọng trong công cụ BSC.
-
Thước đo khách hàng (Customer)
Khách hàng là nguồn sống của một doanh nghiệp. Họ là người tạo ra doanh thu cả hiện tại và trong tương lai. Làm khách hàng thỏa mãn và lòng trung thành của họ chính là thành công của doanh nghiệp.
Để đo được cần đưa ra khảo sát để giám sát mức độ thỏa mãn, hài lòng của khách hàng. Kiểm tra xem liệu các hoạt động có đáp ứng nhu cầu mà khách hàng đòi hỏi hay không. Số lượng khách hàng mới là bao nhiêu? Mức độ hứng thú của họ với sản phẩm là như thế nào? Giám sát tỉ lệ đơn hàng cũ, chỉ số thương hiệu…
-
Thước đo quá trình nội bộ (Internal Business Processes)
Nếu khách hàng là nguồn máu nuôi dưỡng tổ chức thì nội bộ chính là con tim. Một doanh nghiệp hoạt động được trơn tru phải nhờ vào quá trình làm việc, vận hành của nhân viên. Thước đo quá trình nội bộ giúp doanh nghiệp tự đánh giá, rà soát, rút ra bài học cho mình.
Thước đo này giúp đo lường chỉ số trong quá trình trọng tâm ở trong doanh nghiệp. Ví dụ như hiệu suất, thời gian chu trình, tỷ lệ sai sót….Ngoài ra khía cạnh này còn bao gồm thời gian phản hồi đơn hàng, năng lực hoạt động, thay đổi kỹ thuật…
-
Thước đo học tập và phát triển (Learning & Growth)
Đây là cách doanh nghiệp đào tạo nhân viên. Nó bao gồm giáo dục kiến thức, tạo ra các kỹ năng mới, chương trình mới cho nhân viên… Đây còn là cách doanh nghiệp sử dụng các tri thức của nhân viên để đạt được kết quả tốt nhất. Khía cạnh này là lợi thế để cạnh tranh với các công ty khác trên thị trường. Thước đo học tập & phát triển là nền tảng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp.
4. Vai trò của BSC
BSC là một hệ thống quản lý
BSC là gì? Đó là một hệ thống quản lý chiến lược. Đây là phương pháp giúp chuyển chiến lược thành các mục tiêu, hành động cụ thể.
BCS còn giúp doanh nghiệp giám sát, thiết lập, theo dõi các chiến lược. BSC loại bỏ những thứ thừa thãi, sắp xếp công việc theo mục tiêu chung.
BSC là một hệ thống đo lường
BSC là tập hợp các thước đo hiệu suất thông qua hệ thống thẻ được. Hệ thống này được phân chia theo các cấp độ và tới từng cá nhân trong doanh nghiệp.
BSC là thước đo nguồn lực, hoạt động đang triển khai đến đâu và hiệu quả, năng suất công việc. BSC là công cụ đo lường, đánh giá quy trình thực tế với chiến lược đề ra. BSC cho phép doanh nghiệp nhìn ra tương lai, viễn cảnh của chiến lược.
Từ đó giúp xác định được liệu kết quả có đạt được như mục tiêu đã đề ra hay không. Cùng với KPI, BSC là công cụ giúp biến chiến lược thành hiện thực.
BSC là công cụ trao đổi thông tin
Một công ty, doanh nghiệp thành công hay không một phần lớn phải dựa vào nguồn nhân lực của mình. Nhân viên luôn có những kinh nghiệm, kiến thức riêng. Khi trao đổi, thảo luận với nhau thì khối tri thức này sẽ được trao đổi, bổ sung, hoàn thiện.
Chia sẻ kết quả của công cụ BSC giúp nhân viên bàn bạc về những viễn cảnh về chiến lược, định hình rủi ro có thể xảy ra, rút kinh nghiệm từ bài học của người khác. Từ đó, doanh nghiệp sẽ kịp thời thay đổi, cải tiến những thứ chưa hoàn thiện.
BSC giúp trao đổi thông tin. Nó giúp mọi người hiểu rõ hơn về chiến thuật, hoạt động cụ thể đang triển khai. BSC giúp nhân viên định vị được thương hiệu và vai trò của mình trong doanh nghiệp.
Theo khảo sát gần đây, BSC có vai trò quan trọng để trao đổi thông tin trong doanh nghiệp. Khi chưa thực hiện xây dựng BSC, dưới 50% nhân viên nhận thức đúng và hiểu về kế hoạch của tổ chức. Còn sau một năm thực hiện BSC, đã có 87% người hiểu về kế hoạch cụ thể đó.
5. Lợi ích của BSC
Thẻ cân bằng điểm sẽ tạo ra một bức tranh hài hòa và liên kết với nhau trong doanh nghiệp. BSC liên kết sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, lĩnh vực trọng tâm với chỉ số đo lường. BSC liên kết chiến lược, kế hoạch với các hoạt động cụ thể đang triển khai. BSC là sợi dây liên kết giữa chiến lược lãnh đạo và chiến lược kinh doanh.
BSC có 4 lợi ích chính:
BSC lập ra chiến lược hoàn chỉnh, chi tiết, có triển vọng
BSC là khung xương, là nền tảng để tạo ra một chiến lược. BSC bằng thường được sử dụng trong quá trình hoạch định chiến lược. Nó đảm bảo các nỗ lực của doanh nghiệp được liên kết với chiến lược, với tầm nhìn tổng thể.
BSC thể hiện được các mối gắn kết và quan hệ giữa các yếu tố với nhau. Đó là tài chính, khách hàng, quá trình nội bộ và học tập & phát triển. 4 yếu tố là 4 mắt xích tạo ra một bản kế hoạch, chiến lược hoàn chỉnh.
BSC là sợi dây gắn kết các dự án với nhau
Khi đã có khung xương, kế hoạch đã có nền móng để bắt đầu quá trình xây dựng. Doanh nghiệp xác định được mục tiêu chung. Từ đó đặt ra các chiến thuật để hướng về mục tiêu chung đó. Các dự án dễ dàng liên kết và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình thực hiện. BSC đảm bảo cả hệ thống đang đi đúng một hướng.
BSC giúp truyền thông cho doanh nghiệp dễ dàng hơn
Khi đã có một mục tiêu, chiến lược cố định thì việc triển khai truyền thông trở nên dễ dàng hơn. Trước hết, BSC làm nhân viên hiểu rõ kế hoạch. Từ đó, việc truyền thông nội bộ thuận tiện hơn. Ngoài ra, BSC còn giúp đối tác nắm được chiến lược cơ bản, giúp hợp tác được trơn tru.
BSC làm cải thiện hiệu suất báo cáo
BSC là sự tổng hợp hài hòa của kế hoạch. Đây là đề cương giúp báo cáo chi tiết và nhanh gọn. Những nội dung trọng tâm đã được khái quát trong BSC.
BSC là công cụ để doanh nghiệp nắm rõ tình hình, sự cố phát sinh, kết quả đạt được. BSC là cơ sở để xác định những sản phẩm, dịch vụ, công việc cần ưu tiên.
Các nhà quản lý có thể đánh giá, kiểm tra được các hoạt động đang diễn ra và hiệu quả của nó. Qua đó, doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng và cải thiện hoạt động kinh doanh.
Thay vì các thành công ngắn hạn, BSC tập trung vào sự dài hạn. BSC đi sâu vào khi gắn yếu tố tài chính với cả chiến lược phát triển. Đây là công cụ quản trị chiến lược lên ngôi vào thế kỷ 21.
Với bài viết trên, website tìm việc JobsGO hy vọng đã cung cấp một số kiến thức cơ bản về BSC. Hiểu rõ về BSC là gì cùng vai trò, lợi ích của BSC là điều cần thiết với mọi doanh nghiệp. Áp dụng BSC để chi tiết hóa, cụ thể hóa và thực hiện giấc mơ của các nhà lãnh đạo.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)