Áp lực công việc là một phần tất yếu mà mỗi chúng ta phải đối mặt dù hoạt động trong ngành, lĩnh vực nào. Vậy áp lực công việc là gì? Chúng ta nên loại bỏ hoàn toàn hay chọn cách sống chung với chúng. Và làm sao để vượt qua áp lực trong công việc? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời.
Mục lục
1. Áp Lực Công Việc Là Gì?
Áp lực công việc là trạng thái cảm xúc và sức khỏe suy giảm mà con người trải qua khi phải đối mặt với khó khăn liên tục trong công việc. Cuộc điều tra gần đây về nhân sự tại Hoa Kỳ tiết lộ rằng, có tới 77% nhân viên cảm thấy áp lực khi bước vào nơi làm việc. Họ đã mất đi sự hứng thú và động lực với công việc hàng ngày, thay vào đó, họ bị quấy rối bởi sự căng thẳng không ngừng.
2. Biểu Hiện Của Áp Lực Công Việc
Áp lực công việc giống như một “sát thủ vô hình” cực kỳ nguy hiểm và đáng sợ. Chúng âm thầm và lặng lẽ hủy hoại, khiến bạn gục ngã bởi chính những suy nghĩ tiêu cực của bản thân.
2.1. Cơ Thể Đau Nhức
Người bị áp lực công việc thường xuyên gặp phải những cơn đau nhức cơ thể, đặc biệt là vùng cổ, vai, lưng. Những cơn đau này có thể xuất phát từ việc ngồi làm việc trong tư thế không đúng trong suốt thời gian dài hoặc do căng thẳng khiến cơ thể phản ứng bằng cách căng cứng các cơ. Tình trạng đau nhức như vậy thường không chỉ là một vấn đề vật lý mà còn là hệ quả của việc cơ thể phải đối mặt với căng thẳng tâm lý trong thời gian dài. Khi cơ thể ở trạng thái căng thẳng liên tục, hệ thần kinh tự động kích hoạt phản ứng căng cơ, gây ra cảm giác đau nhức, mệt mỏi, đôi khi dẫn đến tình trạng đau mãn tính.
2.2. Ăn Không Ngon Miệng
Người bị áp lực còn có biểu hiện là ăn không ngon miệng. Áp lực công việc có thể làm chúng ta mất đi cảm giác thèm ăn, thậm chí cảm thấy buồn nôn khi nghĩ đến thức ăn. Sự căng thẳng tâm lý ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa, làm rối loạn chức năng của nó. Hệ thống tiêu hóa phản ứng bằng cách giảm tiết enzyme, axit dạ dày, khiến việc tiêu hóa trở nên khó khăn hơn. Dấu hiệu phổ biến là chán ăn, bỏ bữa, ăn uống không điều độ, khiến chúng ta mệt mỏi hơn, dễ mắc bệnh và giảm hiệu suất làm việc.
2.3. Mất Ngủ
Mất ngủ là một trong những biểu hiện thường thấy của áp lực công việc, khi các lo lắng và suy nghĩ không ngừng lặp đi lặp lại trong đầu. Căng thẳng kéo dài ảnh hưởng đến cơ chế điều chỉnh giấc ngủ, làm giảm khả năng thư giãn của não bộ. Hệ thống thần kinh bị kích thích liên tục làm chúng ta khó bước vào giấc ngủ sâu hoặc thường xuyên thức giấc giữa đêm. Dù bạn có thể ngủ một vài tiếng, giấc ngủ thường không đạt chất lượng, dẫn đến cảm giác mệt mỏi, kiệt sức khi thức dậy. Ngủ không đủ giấc lại làm tăng mức độ căng thẳng, tạo thành một vòng luẩn quẩn, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thể chất, tinh thần.
2.4. Đơn Độc Trong Công Ty
Áp lực công việc có thể dẫn đến cảm giác bị cô lập hoặc đơn độc trong môi trường làm việc. Khi công việc trở nên quá tải, bạn thường không có đủ thời gian hoặc tinh thần để tương tác với đồng nghiệp, dẫn đến khoảng cách giữa họ, những người xung quanh. Cảm giác bị bỏ rơi, không được lắng nghe hoặc không nhận được sự hỗ trợ làm tăng thêm áp lực tinh thần. Sự cô lập này cũng khiến bạn cảm thấy lạc lõng, khó hòa nhập với môi trường chung, thậm chí cảm thấy mình đang bị đối xử bất công hoặc không được công nhận, từ đó dẫn đến sự căng thẳng tâm lý lớn hơn.
2.5. Đổ Mồ Hôi, Cảm Lạnh
Căng thẳng khiến hệ thống thần kinh tự động kích hoạt phản ứng phòng vệ, đẩy cơ thể vào tình trạng “chiến đấu hoặc chạy trốn”, ngay cả khi không có mối đe dọa thật sự. Kết quả là bạn có thể bị đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường, đặc biệt là ở lòng bàn tay, trán hoặc dưới cánh tay. Áp lực kéo dài cũng làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm cảm lạnh, đau đầu hoặc các bệnh nhẹ khác. Đây là cách cơ thể phản ứng khi phải đối mặt với căng thẳng liên tục, làm cho bạn cảm thấy kiệt quệ không chỉ về mặt tinh thần mà còn về thể chất.
2.6. Làm Việc Chậm Chạp, Không Tập Trung
Áp lực từ công việc thường khiến con người khó duy trì sự tập trung, làm giảm đáng kể hiệu suất làm việc. Tình trạng lo lắng liên tục khiến não bộ không thể tập trung vào một nhiệm vụ cụ thể, dẫn đến việc làm việc chậm chạp, mắc lỗi thường xuyên hơn. Bạn có thể rơi vào trạng thái bối rối, không biết bắt đầu từ đâu hoặc làm thế nào để hoàn thành công việc đúng hạn. Bạn dễ dàng bị phân tâm bởi những suy nghĩ tiêu cực, lo lắng về các công việc chưa hoàn thành, khiến cho khả năng ra quyết định, quản lý công việc trở nên kém hiệu quả. Nó tạo ra một vòng xoáy, làm cho bạn càng thêm áp lực.
2.7. Dễ Gắt Gỏng
Khi phải đối mặt với áp lực liên tục, khả năng kiểm soát cảm xúc của con người giảm sút đáng kể. Bạn dễ bị kích động, trở nên gắt gỏng ngay cả trong những tình huống bình thường. Đây là điều xảy ra khi hệ thần kinh luôn trong trạng thái căng thẳng cao độ, khiến bạn mất kiên nhẫn, khó chịu với những người xung quanh. Ngay cả những việc nhỏ nhặt cũng có thể trở thành nguyên nhân gây ra sự bực tức hoặc tranh cãi. Sự mất cân bằng cảm xúc không chỉ làm tổn hại đến các mối quan hệ cá nhân, đồng nghiệp, mà còn làm bạn cảm thấy tội lỗi, thêm căng thẳng khi không thể kiềm chế được cảm xúc của mình.
2.8. Suy Nghĩ Nghiêm Trọng Hóa Vấn Đề
Áp lực công việc kéo dài có thể khiến con người trở nên quá nhạy cảm với các tình huống xung quanh, làm cho những vấn đề nhỏ trở nên nghiêm trọng hơn trong suy nghĩ. Khi bị căng thẳng, não bộ có xu hướng phóng đại các rủi ro, hậu quả, khiến bạn lo lắng về những điều không quan trọng. Bạn có thể dành quá nhiều thời gian để suy nghĩ, phân tích các tình huống, từ đó tạo ra những kịch bản xấu nhất trong đầu. Cách suy nghĩ này làm bạn mất khả năng xử lý vấn đề một cách hiệu quả, dẫn đến việc lún sâu vào vòng xoáy lo âu, áp lực.
2.9. Đầu Óc Quay Cuồng
Khi áp lực công việc trở nên quá lớn, con người thường trải qua cảm giác đầu óc quay cuồng, lẫn lộn, không thể suy nghĩ rõ ràng. Căng thẳng làm cho não bộ bị quá tải thông tin, khiến bạn khó tiếp nhận, xử lý các nhiệm vụ. Bạn có thể cảm thấy như không có đủ thời gian hoặc tài nguyên để hoàn thành công việc, dẫn đến tình trạng hoảng loạn, mất phương hướng. Điều này không chỉ làm giảm năng suất mà còn khiến bạn dễ mắc phải những sai sót không đáng có. Sự mất kiểm soát về tinh thần kéo dài có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn như kiệt sức hoặc trầm cảm.
Xem thêm: Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn: “Bạn đối mặt với áp lực công việc như thế nào?
3. Nguyên Nhân Dẫn Đến Áp Lực Công Việc
Có nhiều nguyên dẫn đến những hình ảnh áp lực cuộc sống, công việc, phổ biến nhất phải kể đến là:
3.1 Áp Lực Từ Công Việc
Áp lực trực tiếp từ công việc là nguyên nhân chính gây ra căng thẳng cho con người. Khối lượng công việc quá lớn, yêu cầu phải hoàn thành trong thời gian ngắn hoặc những nhiệm vụ phức tạp vượt quá khả năng quản lý là những yếu tố làm tăng áp lực. Một số công việc đòi hỏi sự chính xác cao hay có yêu cầu về chất lượng, tiêu chuẩn nghiêm ngặt, khiến chúng ta dễ rơi vào tình trạng kiệt sức. Việc liên tục phải đảm bảo hiệu suất, vượt qua mục tiêu, đáp ứng kỳ vọng từ công ty cũng làm chúng ta luôn trong trạng thái lo lắng, áp lực. Khi những yêu cầu này không đi kèm với các nguồn lực hoặc sự hỗ trợ đầy đủ, chúng ta sẽ nhanh chóng cảm thấy quá tải, căng thẳng kéo dài.
3.2 Áp Lực Từ Môi Trường Làm Việc
Môi trường làm việc không thân thiện, thiếu chuyên nghiệp hoặc có sự cạnh tranh khốc liệt cũng là nguyên nhân gây áp lực lớn. Môi trường làm việc không thoải mái có thể bao gồm cả yếu tố vật lý, như điều kiện không gian, tiếng ồn, ánh sáng, yếu tố xã hội như sự thiếu đoàn kết giữa các đồng nghiệp, sự đấu đá, cạnh tranh không lành mạnh. Khi không cảm thấy an toàn hoặc không được tạo điều kiện để phát triển, chúng ta sẽ bị bủa vây bởi cảm giác lo lắng, không tự tin, dễ bị căng thẳng. Những xung đột nội bộ, thiếu sự hợp tác cũng như việc thiếu tôn trọng từ đồng nghiệp có thể làm môi trường trở nên độc hại, từ đó làm chúng ta mất động lực, bị áp lực tâm lý.
3.3 Áp Lực Từ Cấp Trên, Đồng Nghiệp
Mối quan hệ với cấp trên, đồng nghiệp cũng là gốc rễ tạo nên áp lực đáng kể trong môi trường làm việc. Khi cấp trên đặt ra những yêu cầu quá cao, không thực tế, không cung cấp đủ sự hỗ trợ, chúng ta dễ cảm thấy bị dồn ép. Áp lực từ việc phải đáp ứng mong đợi của cấp trên, luôn phải làm hài lòng họ, không được phép mắc sai lầm làm tăng thêm căng thẳng. Đối với đồng nghiệp, những mâu thuẫn trong quan điểm, cách làm việc hay sự ganh đua cũng khiến chúng ta cảm thấy khó chịu, mất tập trung. Sự không hòa hợp trong nhóm hoặc việc phải đối mặt với những cá nhân tiêu cực, ích kỷ có thể làm giảm năng suất làm việc, tăng cảm giác cô lập.
3.4 Áp Lực Từ Chính Bản Thân
Ngoài những áp lực từ bên ngoài, nguyên nhân từ chính bản thân mỗi người cũng góp phần tạo ra căng thẳng. Nhiều người tự đặt ra những tiêu chuẩn quá cao, những mục tiêu không thực tế cho mình, khiến bản thân luôn cảm thấy không hài lòng với kết quả mình đạt được. Tính cầu toàn, lo sợ thất bại, cảm giác tự ti làm mỗi người không ngừng ép mình phải tốt hơn, dù sức khỏe tinh thần, thể chất đã suy giảm. Những suy nghĩ tự phê phán, lo ngại về việc không được công nhận hoặc cảm giác mình không xứng đáng với thành công đạt được góp phần tăng thêm áp lực. Đây là yếu tố áp lực nội tại mà nhiều người gặp phải, nhưng thường ít nhận ra hoặc thừa nhận.
Ngoài ra, áp lực đồng trang lứa cũng là một yếu tố không thể xem nhẹ, khi bạn cảm thấy cần phải cạnh tranh hoặc đạt được thành công tương đương với những người xung quanh.
4. Tác Hại Khi Áp Lực Công Việc Kéo Dài
Mệt mỏi vì áp lực công việc kéo dài sẽ có thể ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của đời sống: sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, chất lượng công việc…
4.1 Sức Khỏe Thể Chất Bị Suy Giảm
Áp lực công việc kéo dài có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe thể chất. Căng thẳng liên tục làm cơ thể tăng tiết cortisol, hormone liên quan đến phản ứng stress, dẫn đến rối loạn hệ miễn dịch cùng các chức năng quan trọng khác. Chúng ta thường gặp phải các triệu chứng như đau đầu, đau nhức cơ bắp, mệt mỏi, khó thở, rối loạn tiêu hóa. Căng thẳng cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như huyết áp cao, tim mạch, tiểu đường do ảnh hưởng của stress lên cơ thể. Ngoài ra, sự mất cân bằng trong chế độ ăn uống, giấc ngủ không đủ và ít vận động cũng làm tăng khả năng mắc các bệnh lý nghiêm trọng, khiến chúng ta dần mất đi sức khỏe, năng lượng cần thiết để làm việc hiệu quả.
Các vấn đề sức khỏe thể chất khác liên quan đến căng thẳng tại nơi làm việc bao gồm:
- Rối loạn suy giảm miễn dịch
- Rối loạn cơ xương
- Rối loạn tiêu hóa
4.2 Ảnh Hưởng Xấu Tới Sức Khỏe Tinh Thần
Sức khỏe tinh thần là một trong những khía cạnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi áp lực công việc kéo dài. Chúng ta thường trải qua các cảm giác lo âu, căng thẳng, mất kiểm soát và dễ trở nên bực bội. Những lo lắng kéo dài có thể dẫn đến các vấn đề tâm lý nghiêm trọng như trầm cảm, rối loạn lo âu, thậm chí suy sụp tinh thần. Căng thẳng liên tục cũng gây ra tình trạng mất ngủ, dẫn đến kiệt sức về tinh thần, thể chất. Khi không được hỗ trợ hoặc tìm cách giải tỏa, sức khỏe tinh thần sẽ ngày càng suy giảm, dẫn đến mất cân bằng trong cuộc sống cá nhân, công việc, thậm chí có thể dẫn đến những hành vi tự làm hại bản thân hoặc từ bỏ công việc.
Những người thường xuyên cảm thấy mệt mỏi vì áp lực công việc có nhiều khả năng có các hành vi không lành mạnh như:
- Hút thuốc lá
- Lạm dụng rượu bia
- Sử dụng ma túy
- Chế độ ăn uống kém
4.3 Chất Lượng Công Việc Giảm Sút
Áp lực kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây giảm sút nghiêm trọng về chất lượng công việc. Khi bị căng thẳng, chúng ta thường gặp khó khăn trong việc tập trung, đưa ra quyết định đúng đắn, dễ mắc sai lầm trong quá trình làm việc. Sự mất tập trung, kiệt sức cũng khiến chúng ta không thể duy trì năng suất làm việc như trước, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả, tiến độ công việc. Việc này không chỉ gây giảm chất lượng của các sản phẩm, dịch vụ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển, uy tín của bản thân trong công ty. Sự suy giảm chất lượng công việc cũng có thể làm tăng thêm cảm giác tự ti, khiến chúng ta rơi vào vòng xoáy căng thẳng, thất bại, làm mọi thứ càng trở nên tồi tệ hơn.
5. Áp Lực Công Việc: Loại Bỏ Hay Sống Chung?
Khi công việc quá áp lực, chúng ta nên làm gì? Câu trả lời của hầu hết mọi người là tìm cách để vượt qua nó. Đó có thể là việc suy nghĩ tích cực hơn, bình thường hóa mọi việc, thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý và dành nhiều thời gian hơn cho bản thân… Đây là những cách vượt qua áp lực công việc không tồi nhưng không phải lúc nào chúng cũng đem lại hiệu quả 100%.
Lời khuyên cho người bị áp lực công việc là hãy “sống chung” với nó và tạo động lực từ những áp lực. Nghe tưởng chừng vô lý nhưng lại có thể đem đến cho bạn hiệu quả bất ngờ. Theo đó, hãy biến những áp lực công việc đáng sợ hàng ngày thành động lực để cố gắng, để nỗ lực và hoàn thiện bản thân.
Nói như vậy bởi làm việc trong điều kiện áp lực sẽ giúp bạn tiến bộ nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, bạn cần cân bằng công việc, cuộc sống, tình cảm,… tránh tình trạng áp lực công việc chi phối bản thân.
6. Cách Vượt Qua Áp Lực Trong Công Việc
Dưới đây là 10 cách để áp lực không biến thành stress:
6.1 Xây Dựng Kế Hoạch Làm Việc Khoa Học
Xây dựng kế hoạch làm việc khoa học là cách sắp xếp công việc hợp lý, ưu tiên những việc quan trọng và phân chia thời gian thực hiện sao cho hợp lý nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên dành một chút thời gian cho mình để nghỉ ngơi, lấy lại năng lượng sau những ngày bận rộn với công việc nhé.
Điều này giúp chúng ta tập trung vào công việc và quản lý thời gian tốt hơn. Đây cũng là cách để bạn học cách cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
Xem thêm: Xây dựng kế hoạch hiệu quả – bí quyết giúp bạn thành công!
6.2 Chế Độ Ăn Uống Và Sinh Hoạt Hợp Lý
Để giảm bớt mệt mỏi vì áp lực công việc, chúng ta cần thiết lập một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Đây sẽ là cách để bạn gìn giữ sức khỏe thật tốt để có thể giảm căng thẳng, mệt mỏi hơn. Đồng thời, nó giúp tinh thần thoải mái và tăng sức đề kháng cho con người.
Mỗi chúng ta hãy ăn uống đủ chất, ăn nhiều trái cây và rau xanh, hạn chế đồ ăn nhanh, tránh sử dụng các chất kích thích, uống đủ nước, không thức khuya, tập luyện thể thao…
6.3 Tâm Sự, Chia Sẻ Với Người Khác
Khi mệt mỏi, căng thẳng, con người thường có xu hướng thu mình lại. Thế nhưng, điều đó chỉ khiến bạn cảm thấy âu lo, muộn phiền hơn. Vậy chúng ta cần phải làm gì? Bạn hãy mở lòng mình và tâm sự, sẻ chia với những người xung quanh. Việc trò chuyện, sẻ chia với một người nào đó sẽ giúp chúng ta nhẹ nhõm và thoải mái hơn, biết đâu chúng ta sẽ tìm ra cách giải quyết vấn đề từ lời chia sẻ đó.
Chính vì thế, hãy chia sẻ với bất cứ ai mà bạn cảm thấy thoải mái và đừng ngại ngần điều gì nhé!
6.4 Rèn Luyện Khả Năng Giải Quyết Công Việc
Một trong những nguyên nhân khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi vì áp lực công việc chính là do khả năng giải quyết công việc chưa hiệu quả. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên trau dồi khả năng làm việc của mình bằng cách học hỏi từ cấp trên, đồng nghiệp, học cách sắp xếp thời gian hợp lý…
Xem thêm: Các bước giải quyết vấn đề hiệu quả
6.5 Không Ngại Từ Chối
Đừng ngại nói “không” nhé. Đây là một trong những kỹ năng quan trọng mà con người cần phải trau dồi mỗi ngày. Nó giúp bạn không phải ôm đồm những công việc không là của mình hoặc phải đảm nhận nhiều việc cùng một lúc. Nếu đã quá bận rộn, bạn đừng ngại nói “không” với đồng nghiệp hoặc cấp trên. Vì nếu thực hiện không tốt, bạn sẽ mất điểm trong mắt của họ. Do đó, hãy cố gắng từ chối một cách khéo léo để tránh làm mất lòng người khác nhé!
6.6 Thư Giãn
Khi đối diện với áp lực, tâm lý chúng ta thường trở nên căng thẳng, suy yếu, ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và tinh thần. Thư giãn giúp tạo ra một khoảng thời gian nghỉ ngơi, cho phép tâm trí và cơ thể thư giãn, tái tạo năng lượng.
Bằng cách tạm dừng công việc và dành thời gian thư giãn, bạn có thể làm tăng mức độ tập trung, làm dịu đi tình trạng căng thẳng, tạo cơ hội cho tư duy sáng tạo. Thư giãn không nhất thiết phải là những hoạt động phức tạp, thậm chí, việc ngủ, thư thả, ngồi yên để tập trung vào hơi thở hoặc nghe nhạc nhẹ cũng có thể mang lại lợi ích đáng kể.
6.7 Nhìn Nhận Thực Tế
Bạn không thể dành cả ngày để đạt được những mục tiêu không thực tế. Việc đặt kỳ vọng quá cao có thể làm giảm sự tự tin và gây stress. Cân nhắc năng lực của bạn trước khi xác định mục tiêu để tránh căng thẳng không cần thiết. Điều này không có nghĩa bạn không thể tham vọng, mà là phải biết điều chỉnh để đảm bảo hiệu suất và sức khỏe tốt.
6.8 Mở Cửa Sổ
Cảnh quan thiên nhiên có tác động tích cực đến tinh thần và năng lượng của chúng ta. Đặc biệt, nếu bạn có cửa sổ hướng ra cây xanh, hãy tận dụng sự mát mẻ của nó. Khi căng thẳng gia tăng, khung cảnh thiên nhiên có thể làm ổn định nhịp tim của bạn.
6.9 Ngắm Nhìn Những Thứ Đẹp Đẽ
Việc ngắm nhìn những thứ có vẻ đẹp, hấp dẫn có thể giúp thay đổi tâm trạng và tạo ra trạng thái thư giãn.
Bằng cách chú tâm vào những hình ảnh, vật phẩm hoặc tình huống mang tính thẩm mỹ, bạn có thể tạo ra một khoảnh khắc yên lặng. Điều này có thể giúp giảm căng thẳng, loại bỏ áp lực tạm thời và cung cấp sự giải tỏa cho tâm hồn.
6.10 Tập Thể Dục
Tập thể dục là một hoạt động vận động cơ thể có thể tạo ra nhiều lợi ích cho tinh thần. Khi tập thể dục, cơ thể thải ra endorphin – các hoocmon mang tính chất thăng hoa, giúp cải thiện tâm trạng và giảm đau. Điều này góp phần vào việc làm giảm căng thẳng và áp lực trong công việc cũng như cuộc sống hàng ngày.
Ngoài ra, tập thể dục còn giúp tăng cường tuần hoàn máu, cải thiện sức khỏe tim mạch và hệ thống hô hấp. Nhờ vào những tác động này, cơ thể cảm thấy sảng khoái hơn và tâm trạng thoải mái hơn.
Xem thêm: Thể dục, thể thao – Bí quyết dáng đẹp của cô nàng công sở
Hy vọng, qua bài viết này của JobsGO, bạn đã hiểu rõ hơn về “áp lực công việc là gì?”. Mệt mỏi vì áp lực công việc là điều khó tránh khỏi trong cuộc sống này. Điều quan trọng là chúng ta biết cách vượt qua chúng như thế nào. Chúc bạn luôn giữ được thái độ sống tích cực và “đánh bại” mọi căng thẳng, âu lo để gặt hái nhiều thành công trong công việc nhé!
Câu hỏi thường gặp
1. Áp Lực Trong Cuộc Sống Là Gì?
Áp lực trong cuộc sống là trạng thái căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi mà con người cảm nhận khi đối diện với các yêu cầu, thách thức vượt quá khả năng đối phó hoặc khi không thể kiểm soát được các sự kiện trong cuộc sống. Áp lực cuộc sống có thể xuất hiện từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm: Công việc, gia đình và mối quan hệ, sức khỏe, tuổi tác, kỳ vọng cá nhân…
2. Công Việc Áp Lực Cao Có Phải Lúc Nào Cũng Xấu Không?
Không hẳn. Một số áp lực vừa phải có thể thúc đẩy hiệu suất, giúp phát triển kỹ năng. Tuy nhiên, áp lực lâu dài, không được kiểm soát có thể gây hại cho sức khỏe, sự nghiệp.
3. Làm Sao Để Giữ Được Cân Bằng Giữa Công Việc Và Cuộc Sống Cá Nhân?
Cân bằng công việc và cuộc sống bằng cách sắp xếp thời gian cho các hoạt động ngoài công việc, đặt ranh giới giữa công việc và thời gian riêng tư, không để công việc lấn át cuộc sống cá nhân.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)