Account Executive là gì? Mô tả công việc của Account Executive

5/5 - (1 vote)

Account Executive là vị trí quan trọng trong các doanh nghiệp, đặc biệt là các Agency hay công ty truyền thông. Đây cũng là công việc được nhận định là áp lực bậc nhất trong doanh nghiệp. Vậy Account Executive là gì? Công việc trên thực tế của Account Executive như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thể có được câu trả lời bạn nhé.

Account Executive là gì?

Account Executive là gì?

Account Executive là cụm từ chỉ những người làm việc trong bộ phận khách hàng của các công ty, doanh nghiệp truyền thông. Theo đó, công việc chính của những Account Executive là liên hệ, trao đổi và tư vấn cho khách hàng của công ty.

Nói cách khác, học chính là cầu nối giữa doanh nghiệp và các khách hàng. Thông qua sự kết nối của Account Executive, doanh nghiệp có thể hiểu được yêu cầu của khách hàng để đưa ra những chiến lược thực hiện nhanh chóng, bài bản nhất.

Song song với đó, khách hàng cũng nắm bắt được những đường hướng của doanh nghiệp để chuẩn bị kinh phí, yêu cầu,… phù hợp và thuận lợi nhất cho công việc.

Sau khi đã rõ Account Executive là gì rồi thì công việc của họ bao gồm những gì? Cùng tiếp tục đọc ở phần tiếp sau đây bạn nhé!

Mô tả công việc Account Executive

Trên thực tế, người đảm nhận vị trí Account Executive trong doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty truyền thông, Agency sẽ thực hiện những công việc như sau:

Mô tả công việc Account Executive
  • Mô tả công việc Account Executive Liên hệ tìm kiếm khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Trao đổi thông tin với khách hàng, lên ý tưởng, kế hoạch, làm proposal và dự trù kinh phí, đưa ra những đề nghị/tư vấn về marketing, về quảng cáo, về chiến lược, điều phối dự án.
  • Trình bày ý tưởng, đề nghị của Công ty tới khách hàng.
  • Tư vấn đàm phán thuyết phục khách hàng chấp thuận, tiến hành ký hợp đồng với khách hàng.
  • Theo dõi tiến độ hoàn thành của dự án sau khi đã ký hợp đồng với khách hàng, đảm bảo thực hiện đúng yêu cầu và kế hoạch được thực hiện một cách tốt nhất.
  • Sau khi dự án kết thúc, Account sẽ có trách nhiệm gửi báo cáo tổng kết cho khách hàng, thanh lý hợp đồng và hỗ trợ kế toán thu hồi công nợ từ khách và tiếp tục chăm sóc khách hàng để tiếp tục cung cấp dịch vụ cho họ.
  • Giải đáp thắc mắc, xử lý vấn đề phát sinh kịp thời cho khách hàng.
  • Báo cáo kết quả công việc thực hiện với cấp trên.

👉 Xem thêm: Account là gì? Một nghề cực phù hợp với ai giỏi ngoại giao

Tố chất, kỹ năng cần có để trở thành Account Executive

Một người phù hợp với vị trí Account Executive là người sở hữu những tố chất, kỹ năng sau đây:

Giao tiếp tốt

Với nhiệm vụ chính là kết nối giữa Client và Agency nên giao tiếp tốt là yếu tố quan trọng mà người làm Account Executive không thể thiếu. Vị trí này đòi hỏi bạn cần tiếp xúc với đa dạng đối tượng ở nhiều lứa tuổi với các công việc khác nhau. Chính vì thế, cách cư xử khéo léo cùng khả năng ăn nói lưu loát sẽ giúp công việc của bạn trở nên suôn sẻ và thuận lợi hơn.

Kiến thức chuyên môn, khả năng nắm bắt tốt

Để có thể tư vấn cho khách hàng một cách chính xác nhất, Account Executive còn cần trau dồi một nền tảng kiến thức chuyên môn tốt cùng khả năng nắm bắt nhạy bén. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc thuyết phục khách hàng tin tưởng và chấp thuận những đề xuất mà công ty bạn đề ra.

Khả năng sáng tạo

Tố chất, kỹ năng cần có để trở thành Account Executive

Với ngành Marketing nói chung và vị trí Account Executive nói riêng, khả năng sáng tạo luôn rất được đề cao. Bạn cần thông qua những nghiên cứu về thị trường, ngành hàng, đối tượng mục tiêu,… để đề xuất cho khách hàng những ý tưởng độc đáo, mới lạ, tạo ra hiệu ứng hào quang trong lòng khách hàng. Một Account Executive nếu chỉ đi theo những lối mòn cũ, không chịu cập nhật những xu hướng biến đổi mới thì rất khó để tồn tại trong ngành.

>>>Tìm hiểu thêm: Cách viết proposal chuẩn nhất

Khả năng hoạch định kinh tế

Ngoài ra, Account Executive cũng cần có kỹ năng kiểm soát tài chính của dự án. Tức là, trong quá trình triển khai hoạt động, bạn cần biết cân bằng giữa quản lý thu và chi. Nếu không, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc đáp ứng đầy đủ yêu cầu khách hàng mà vẫn đem lại lợi nhuận cho công ty.

👉 Xem thêm: Account Manager là nghề gì? Account Manager khác gì với Sales?

Mức lương của Account Executive

Theo Salaryexplorer, hiện mức lương Account Executive trên thị trường trung bình khoảng 19 triệu VNĐ. Khoảng lương giao động trong khoản từ 8 – 30 triệu đồng. (Theo Salaryexplorer).

Đây là mức lương trung bình trong ngành truyền thông, quảng cáo ở Việt Nam hiện nay. Do vậy, nếu bạn muốn một mức lương cao hơn, hãy trau dồi kiến thức cũng như khả năng ngoại ngữ để gia nhập các công ty, tập đoàn quốc tế và có mức lương cao hơn.

Mức lương của Account Executive

Các vị trí trong Account Management

Account Executive hay còn được biết đến với tên gọi chuyên viên Account. Công việc của họ xoay quanh những nhiệm vụ cơ bản mà một Account Executive phải đảm nhận. Bên cạnh vị trí này, trong ngành Account Management còn chia thành 4 cấp bậc khác nhau như sau:

Account Intern

Account Intern là những thực tập sinh làm trong bộ phận chăm sóc khách hàng của các công ty truyền thông. Đây là đối tượng có kiến thức, nhưng kinh nghiệm còn hạn chế nên mức lương cũng thấp nhất trong 4 cấp bậc ngành Account Management. Do kinh nghiệm chưa có nhiều nên công việc của thực tập sinh Account cũng không quá nhiều mà chủ yếu là quan sát, học tập và tích lũy kinh nghiệm.

Account Executive

Account Executive là vị trí chuyên viên. Công việc chính của Account Executive là liên hệ, trao đổi và làm việc với các khách hàng có nhu cầu. Nói cách khác, tất cả những đầu việc cơ bản của một Account đều do Account Executive đảm nhận.

Account Manager

Account Manager

Sau một khoảng thời gian làm việc nhất định, tùy theo năng lực thì Account Executive sẽ trở thành Account Manager. Đây là giai đoạn để bạn hoàn hoàn thiện các kỹ năng và kiến thức để có thể hiểu rõ và có cái nhìn bao quát về ngành Account Management.

Account Director

Tương tự như Account Manager, sau một khoảng thời gian làm việc và trở nên thành thạo về cả kinh nghiệm và kỹ năng, bạn sẽ có cơ hội trở thành Account Director. Công việc của Account Director là xây dựng các mối quan hệ với đối tác lớn, đưa ra các định hướng về chiến lược cho khách hàng, giải quyết khi có sự cố xảy ra, quản lý bao quát các cấp thấp hơn đó là Account Manager và Account Executive. Đây là vị trí cao nhất nhưng cũng nhiều áp lực bậc nhất trong tất cả các cấp bậc Account Management. Tuy nhiên, khi ở vị trí này, bạn sẽ có được mức lương trong mơ của mọi Account.

So sánh Account Executive và Sales

Account Executive và Sales là 2 vị trí khác nhau. Tuy nhiên, không ít người bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Chính vì thế, hãy cùng JobsGO phân biệt 2 vị trí qua những khía cạnh sau nhé!

So sánh Account Executive và Sales
Sales Executive
Nhiệm vụ trước và sau khi bán sản phẩm Tập trung vào tăng doanh số:
  • Tìm kiếm nguồn khách hàng mới.
  • Thực hiện chuyển đổi từ Lead thành doanh số.
  • Chuyển data khách hàng đã chuyển đổi thành công sang cho Account quản lý.
Tập trung vào phát triển quan hệ với khách hàng: Từ data bộ phận Sales cung cấp, Executive sẽ hỗ trợ khách hàng nhằm giúp họ đạt được mục tiêu mong muốn.
Vai trò “Đi săn” và “đi cày” Là người đi săn: Thực hiện tìm kiếm con mồi (khách hàng tiềm năng) và bắt mồi (chuyển đổi nhu cầu thành hành vi mua) Là người đi cày: Tìm cách duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng và kích thích hành vi mua của họ nhiều hơn.
Lợi nhuận Lợi nhuận Sales mang lại là lợi nhuận trong ngắn hạn:
  • Lợi nhuận của Sales sẽ về ngay.
  • Chốt deal thành công là có lợi nhuận.
Tập trung vào lợi nhuận dài hạn của công ty:
  • Duy trì và phát triển mối quan hệ bền vững với khách hàng để làm tăng sự trung thành của họ, mở ra nhiều cơ hội tăng doanh thu trong tương lai.

Hy vọng các thông tin chia sẻ về việc làm Account Executive trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ Account Executive là gì, từ đó sẽ hữu ích và giúp bạn dễ dàng chuẩn bị những dự định cho tương lai. Và đừng quên chia sẻ bài viết, theo dõi chúng tôi cũng như cập nhật thông tin thường xuyên tại JobsGO để nhận được những việc làm chất lượng.

👉 Xem thêm: Sale Associate là gì? Kiến thức đầy đủ và bổ ích cho bạn

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: