Nhiều ngành nghề độc, lạ mới xuất hiện trong những kỳ thi đại học gần đây. Những ngành này có thực sự tiềm năng. Có nên chọn ngành độc, lạ hay chọn giải pháp an toàn? Hãy cùng JobsGO tìm hiểu thêm nhé
Mục lục
1. Những ngành độc, lạ mới xuất hiện
Cùng với xu hướng mở rộng quyền tự chủ của các trường Đại học, nhiều ngành học mới đang dần xuất hiện. Mục tiêu mở ngành mới nhằm đáp ứng cuộc cách mạng công nghệ 4.0 với nhu cầu nhân lực thay đổi nhiều về chuyên môn và kỹ năng. Nhiều trường đại học ngay từ kỳ tuyển sinh đại học năm 2019 đã có thêm nhiều ngành độc, lạ. Một số ngành được triển khai hoàn toàn mới, cũng có ngành được tách từ khoa khác, cải thiện chương trình đào tạo chuyên sâu hơn. Những thay đổi này một mặt tạo cho các bạn sinh viên nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn nhưng mặt khác lại chưa có được lòng tin của đông đảo học sinh, phụ huynh.
Chúng ta cùng điểm qua một số ngành học mới sẽ được tuyển sinh trong kỳ thi năm 2020 nhé.
- Đại học quốc gia Hà Nội với 17 ngành học mới được mở nhằm khai thác sâu thêm chuyên môn và kỹ năng của những khoa sẵn có. Một số ngành được mở thêm như: Khoa học dữ liệu, Kỹ thuật điện tử và Tin học, Quản lý phát triển đô thị và bất động sản, điều dưỡng,… Một số ngành đào tạo song bằng như: Marketing, quản lý,…
- Tương tự, Đh Kinh tế quốc dân năm nay cũng có một số ngành được mở với sự khác biệt về phong cách giảng dạy. Một số ngành mới mở thêm chương trình đào tạo tiếng Anh là: Kiểm toán tích hợp chứng chỉ quốc tế, Kinh tế học tài chính, Logistic và Quản lý chuỗi cung ứng. 3 ngành mới gồm: Kiểm toán, Tài chính công và Ngân hàng, Tài chính doanh nghiệp.
- Đại học Giao thông vận tải tuyển sinh thêm 3 ngành mới là Kiến trúc, Logistic và Quản trị du lịch.
- Còn Đh Tài nguyên & Môi trường Hà Nội tuyển sinh thêm 5 ngành mới gồm: Logistic và Quản lý chuỗi cung ứng, Marketing-Truyền thông, Sinh học ứng dụng, Quản trị khách sạn, Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm.
- Ngoài ra, nhiều trường đại học khác cũng mở thêm ngành học mới nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực trong nền kinh tế mới như: Kỹ thuật viên máy tính, Số hóa, An ninh mạng,…
Có thể thấy, các trường đang hướng đến mở rộng ngành và thêm ngành mới dựa trên nền tảng có sẵn. Mục tiêu nhắm đến các ngành triển vọng trong tương lai cũng rất cụ thể qua chuyên môn của từng ngành.
>>> Xem thêm: 5 ngành nghề triển vọng trong 5 năm tới
2. Cân đo đong đếm ngành độc, lạ như thế nào?
Ngành độc, lạ mới bao giờ cũng không được quan tâm nhiều bởi đại đa số các bạn học sinh và phụ huynh. Có rất nhiều lý do tiềm năng, cũng có nhiều lý do khiến những ngành này không được tin tưởng.
Lý do những ngành này không được tin tưởng:
- Ngành học mới, chương trình đào tạo chưa hoàn thiện
- Ngành lạ lẫm và nhiều người không hiểu về ngành
- Định hướng tương lai hạn chế khi quy mô ngành hẹp
- Ngành đặc thù, không đa hệ
Tuy nhiên, cũng có nhiều lý do triển vọng mà bạn nên quan tâm:
- Là ngành triển vọngtrong tương lai
- Ngành mới, nhu cầu nhân lực lớn
- Tỷ lệ cạnh tranh thấp
- Chương trình đào tạo mới, chuyên sâu hơn
Vậy nên, để cân đo đong đếm một chuyên ngành, bạn cần nhìn đến những khía cạnh sau:
- Triển vọng của ngành trong tương lai
- Hình thức đào tạo có phù hợp hay không? Bạn có thể tìm hiểu trên trang web của các trường đại học.
- Môi trường đào tạo. Các nền tảng sẵn có của trường đại học
- Tìm kiếm thêm thông tin về ngành trên các web, app tìm việc để hiểu rõ hơn.
>>> Xem thêm: Tại sao nên chọn nghề phù hợp với bản thân?
3. Sĩ tử nên chọn gì?
Bao giờ cũng vậy, chọn ngành là chuyện khó hơn cả thi đại học. Nên chọn một ngành mới đầy tiềm năng hay chọn ngành cũ an toàn?
Câu trả lời phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Quan trọng nhất vẫn là ý chí và tư duy của bạn. Cùng với sự hỗ trợ từ gia đình, bạn nên nhìn nhận từ tiềm năng của bản thân để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.
Nếu là người thích những cái mới, không có nhiều tiềm năng với những chuyên ngành có sẵn và tin vào tiềm năng của ngành học. Bạn nên hướng tới một ngành nghề mới. Sự lựa chọn đó cho bạn nhiều cơ hội thành công hơn.
Ngược lại, khi bạn đã có sẵn những tố chất phù hợp với ngành quen thuộc, gia đình ủng hộ thì bạn nên theo học một ngành cũ để khai thác bản thân một cách hợp lý.
Trong trường hợp không biết nên chọn gì, bạn nên chuyên tâm vào việc tìm hiểu các ngành nghề. Phần lớn sự lựa chọn sai lầm đều xuất phát từ việc không hiểu chuyên ngành cũng như nghề nghiệp tương lai của chuyên ngành đó. Mọi người thường chọn ngành một cách rất mơ hồ, theo trường hoặc theo số điểm phù hợp. Chính vì vậy nên, trước khi chọn ngành hãy cùng tìm hiểu kỹ các ngành nghề nhé.
Chọn ngành là cả một quá trình tìm hiểu. Muốn chọn ngành đúng, bạn cần hiểu rõ không chỉ là mong muốn của bản thân mà còn là triển vọng và công việc thực tế của ngành đó. Hãy lựa chọn một ngành thật phù hợp trong kỳ tuyển sinh tới nhé.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)