Kỹ sư hạ tầng là một công việc vất vả nhưng lại được khá nhiều bạn trẻ theo đuổi bởi mức thu nhập ổn định. Để hiểu và nắm rõ hơn về công việc này, bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay ở bài viết bên dưới đây nhé!
Mục lục
Giới thiệu chung về kỹ sư hạ tầng
Kỹ sư hạ tầng là một vị trí vô cùng quan trọng trong lĩnh vực xây dựng. Họ sẽ phải đảm nhận nhiều công việc khác nhau để đảm bảo quá trình thi công, chính vì thế mà công việc tương đối nhiều và phải chia thành nhiều công đoạn nhỏ. Cụ thể, họ sẽ phải chịu trách nhiệm thiết kế, thi công xây dựng các công trình hạ tầng.
Mô tả công việc của kỹ sư hạ tầng
Lên kế hoạch thiết kế và thi công công trình xây dựng
Đối với một kỹ sư, nhiệm vụ quan trọng đầu tiên mà họ cần hoàn thành đó là xây dựng kế hoạch công việc thật chi tiết và chính xác về triển khai thiết kế, thi công.
- Cần xác định rõ về thời gian bắt đầu cũng như kết thúc của từng dự án.
- Phân công rõ ràng công việc cho từng nhóm, từng cá nhân. Đối với công đoạn này, họ phải có tính toán chính xác, phù hợp với từng người. Để đạt được điều đó buộc họ phải hiểu tính cách, năng lực mỗi cá nhân.
- Lập một kế hoạch chi tiết, cụ thể về tài chính, mục đích sử dụng tài chính cho từng hạng mục để gửi lên giám đốc phê duyệt.
- Tự xây dựng cho bản thân kế hoạch giám sát, thi công để đảm bảo đúng tiến độ công trình khách hàng yêu cầu.
👉 Xem thêm: Kỹ sư hạ tầng – Việc làm “hot” với nhu cầu tuyển dụng cao
Kiểm soát khối lượng và chất lượng của từng hạng mục công trình
Đây là những người sẽ thực hiện công việc kiểm soát toàn bộ vấn đề có liên quan đến chất lượng công trình. Chính vì thế mà họ sẽ phải giám sát việc sử dụng nguyên vật liệu như thế nào, có đảm bảo không để tránh lãng phí ngân sách.
Không chỉ có vậy, họ còn phải thường xuyên kiểm tra chất lượng công trình xem có đảm bảo theo đúng yêu cầu không rồi đưa ra quyết định điều chỉnh phù hợp.
Làm việc với chủ đầu tư liên quan đến công trình
Không chỉ đảm nhận kiểm tra, giám sát, kỹ sư hạ tầng cũng là người thường xuyên gặp gỡ với khách hàng, chủ đầu tư để thống nhất các vấn đề có liên quan như: Kế hoạch làm việc, thiết kế, chất lượng, tiến độ, nghiệm thu,… Ngay sau khi kết thúc công trình, họ cũng sẽ gặp khách hàng và bàn giao lại toàn bộ công trình, nghiệm thu và quyết toán.
Làm báo cáo phân tích tình hình công việc
Làm báo cáo là một công việc mà bất kỳ một bộ phận, vị trí nào cũng phải đảm nhận. Thông thường cấp trên sẽ kiểm soát công việc, tiến độ thông qua báo cáo bạn gửi. Tùy thuộc vào yêu cầu cấp trên mà kỹ sư hạ tầng sẽ phải làm báo cáo theo dự án, theo tuần hoặc theo tháng.
Bên cạnh việc làm báo cáo, họ còn phải phân tích báo cáo công việc. Họ cần phải đưa ra được các vấn đề quan trọng, đề xuất phương án giải quyết, khắc phục vấn đề hiệu quả cho cấp trên.
👉 Xem thêm: Kỹ sư là làm gì? Tổng hợp kiến thức cần biết cho người kỹ sư tương lai
Đưa ra cách xử lý vấn đề phát sinh
Trong công việc đôi lúc chúng ta sẽ gặp phải những vấn đề phát sinh ngoài dự đoán. Đặc biệt với ngành xây dựng, một ngành được cho là nhiều sự cố, vấn đề nhất. Để thật sự hoàn thành xuất sắc công việc, các kỹ sư này luôn là người đưa ra giải pháp, lời khuyên khi dự án gặp sự cố như: Sự cố về nguyên vật liệu, sự cố về chi phí, sự cố nguồn nhân lực, sự cố an toàn lao động,… để không làm ảnh hưởng đến lợi ích các bên.
Một vài công việc khác
Bên cạnh khối lượng công việc trên, họ còn phải đảm nhận thêm nhiệm vụ như:
- Làm việc với bộ phận quản lý về quản lý chất lượng để giám sát công trình, các vấn đề có liên quan đến cơ sở hạ tầng, an toàn lao động,…
- Phối hợp cùng bên nhân sự, bổ sung lao động khi cần thiết, đảm bảo tiến độ đặt ra.
- Tiếp nhận, xử lý các vấn đề mà cấp trên giao xuống trong phạm vi công việc và năng lực cá nhân.
Như vậy có thể thấy khối lượng công việc của các kỹ sư này tương đối nhiều. Đặc biệt họ còn phải làm việc ngoài trời, chính vì thế mà áp lực công việc, sự vất vả cũng cao hơn nhiều so với nhiều vị trí khác.
Yêu cầu công việc đối với kỹ sư hạ tầng
Công việc của kỹ sư hạ tầng liên quan rất nhiều đến kiến thức chuyên môn. Đặc biệt đây còn là vị trí quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Bởi vậy mà nhà tuyển dụng sẽ đưa ra một số yêu cầu cụ thể:
- Tốt nghiệp đại học chính quy trở lên với chuyên ngành liên quan đến xây dựng, có kinh nghiệm từ 2 đến 3 năm trở lên trong ngành. Đặc biệt ứng viên còn phải nắm chắc kiến thức về thiết kế, xây dựng hạ tầng, công trình dân dụng.
- Sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên ngành để thiết kế dự án công trình, có khả năng đọc thiết kế tốt. Với sự phát triển của công nghệ như hiện nay, các phần mềm chuyên dụng sẽ là cánh tay đắc lực giúp các kỹ sư rất nhiều trong công việc. Không chỉ có vậy, nó còn giúp cho nhà đầu tư theo dõi thiết kế tốt hơn.
- Có khả năng làm việc độc lập và theo nhóm tương đối tốt. Bởi trong công việc khi có sự hợp tác của nhiều nhóm sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Đây cũng là kỹ năng mà bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng muốn thấy ở ứng viên.
- Sẵn sàng đi công tác xa, trung thực và có khả năng giải quyết vấn phát sinh nhanh, hiệu quả.
- Như đã nói, khối lượng công việc của kỹ sư hạ tầng tương đối nhiều, vì thế họ cần có một khả năng chịu được áp lực công việc lớn, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.
👉 Xem thêm: Kỹ sư kết cấu là gì? Cơ hội việc làm kỹ sư kết cấu như thế nào?
Quyền lợi kỹ sư hạ tầng được hưởng
- Được tham gia đầy đủ chế độ như: BHXH, BHYT, BHTN. Kỹ sư hạ tầng còn có cơ hội nhận thêm nhiều chính sách khác theo quy định của pháp luật.
- Được nghỉ phép, nghỉ lễ theo quy định của Luật lao động.
- Kỹ sư hạ tầng được làm việc trong môi trường năng động, trẻ, được cấp trên tạo điều kiện phát huy hết khả năng. Có cơ hội học hỏi nhiều kinh nghiệm từ cấp trên, từ đồng nghiệp.
- Có điều kiện phát triển, mở rộng thêm nhiều mối quan hệ mới.
- Chính sách đãi ngộ công bằng, tương xứng, thưởng hiệu quả sau mỗi công trình.
Mức lương kỹ sư hạ tầng được nhận
Theo tìm hiểu, tổng hợp từ các tin tuyển dụng trên trang của JobsGO cho thấy, mức lương kỹ sư hạ tầng trung bình khoảng 15 triệu đồng/tháng, khoảng lương phổ biến là 9 – 22 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tăng mức lương lên nếu như có năng lực. nhìn chung đây là mức thu nhập tương đối cao và ổn định.
Kỹ sư hạ tầng là một vị trí áp lực, vất vả với khối lượng công việc nhiều, thường xuyên di chuyển địa điểm làm việc. Thế nhưng đây cũng là công việc được nhiều bạn trẻ theo đuổi bởi mức lương hấp dẫn, ổn định. Hy vọng rằng, với chia sẻ trong bài viết trên đây của JobsGO sẽ giúp ích cho bạn.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)