Hiện nay, nghề Bartender đang trở thành một hiện tượng “hot” trong cộng đồng lao động trẻ. Thế nhưng, Bartender là gì? Để thành công với nghề Bartender, liệu đam mê thôi có đủ? Là người mới bắt đầu tìm hiểu về nghề này bạn nên bắt đầu từ đâu? Cùng JobsGO tìm hiểu tại bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Bartender là gì?
Bartender là gì? đó là nhân viên pha chế tại các quán Bar, quầy Bar nhà hàng, khách sạn,…Bartender sẽ đảm nhiệm việc pha chế các loại thức uống có cồn nhẹ hoặc không cồn theo yêu cầu của thực khách, từ các loại thức uống, nguyên liệu như: rượu, nước ngọt có ga, nước hoa quả,…
Do tính chất công việc phải phục vụ tại những nơi đông đúc, nhộn nhịp nên để trở thành nhân viên Bartender, bạn không những phải đáp ứng được kỹ năng chuyên môn mà còn phải có kỹ năng giao tiếp để thu hút được khách hàng.
Sức hút của nghề Bartender hiện nay như thế nào?
Trên thực tế, nghề Bartender là một nghề hấp dẫn và phù hợp với người trẻ bởi các yếu tố như môi trường làm việc thoải mái, không phân biệt giới tính cùng với mức thu nhập hấp dẫn,… Hay đơn giản, các bạn thích không gian làm việc sáng tạo cùng các loại rượu, thích hình ảnh của một Bartender tỉ mỉ tạo ra những ly cocktail đẹp mắt,…
Bên cạnh môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến cao trong nghề nghiệp cũng là một trong những lý do thu hút các bạn trẻ. Từ vị trí phụ Bar, bạn có thể học hỏi và trau dồi thêm kỹ năng để thăng tiến lên những vị trí cao hơn như Bar trưởng, quản lý quần, quản lý F&B,…
Phân biệt Bartender và Barista
Bartender và Barista đều chỉ chung việc “pha chế đồ uống” nhưng mỗi thuật ngữ lại nói đến công việc khác nhau. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ Bartender là gì và Barista là gì? Đặc điểm, công việc và sản phẩm cụ thể của mỗi nghề như thế nào nhé!
Bartender | Barista | |
Khái niệm | Bartender là nhân viên pha chế đồ uống có cồn và không có alcohol. Ví dụ như mocktail, cocktail, rượu pha chế,… | Barista là nhân viên pha chế các đồ uống từ cafe. Ví dụ như Espresso Macchiato, Espresso Copana, Cappuccino, Latte, Americano,… |
Kiến thức | Bartender cần nắm rõ kiến thức chi tiết về các loại rượu để pha chế và sáng tạo ra những sản phẩm phục vụ nhu cầu của thực khách. | Barista sẽ cần nắm vững kiến thức về các loại cà phê. Họ giống như là một quyển từ điển sống về cafe ngoài đời thực vậy. |
Kỹ năng | Bartender chuyên nghiệp cần có kỹ năng biểu diễn trước thực khách khi pha chế. Họ giống như những nghệ sĩ biểu diễn xiếc. | Barista có điểm quyến rũ chủ đạo là năng lực tạo hình trên từng ly cafe. |
Mô tả công việc của pha chế Bartender là gì?
Dưới đây là mô tả chi tiết công việc của Bartender. Cùng JobsGO tìm hiểu nhé!
Địa điểm làm việc
Thông thường Bartender sẽ làm việc tại các Nhà hàng, Khách hàng, Khu nghỉ dưỡng, Khu du lịch, các quán Bar, Club, Pub,… Tuy nhiên, nếu bạn là người đam mê kinh doanh và quản lý, bạn có thể tự lên ý tưởng, không ngừng học hỏi và xây dựng một thương hiệu đồ uống cho riêng mình.
Thời gian làm việc
Thời gian làm việc của Bartender chủ yếu là ban đêm vì lúc này lượng người đổ về các quán Bar/Pub hay vũ trường là đông đúc nhất. Khung giờ làm việc của một Bartender chủ yếu sẽ rơi vào 6h tối đến 1h sáng hôm sau. Có lẽ vì vậy, công việc này sẽ khá khó khăn đối với các bạn là nữ. Tuy nhiên, mức phù lao cho công việc này lại vô cùng hấp dẫn.
Hình thức làm việc
Dưới đây là 2 hình thức làm việc dành cho các Bartender, bạn có thể tham khảo:
- Toàn thời gian: Nếu làm toàn thời gian, Bartender sẽ phải làm cả ngày (tương đương với 40 giờ/tuần). Đồng thời, bạn sẽ được hưởng đầy đủ các chế độ theo quy định của nhà nước như: bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm xã hội, ngày nghỉ, chế độ trợ cấp…
- Bán thời gian: Khi làm part-time, các bạn sẽ phải làm theo ca do quán đó phụ trách và mức lương sẽ phụ thuộc vào số giờ bạn làm. Tuy nhiên, với thời gian linh động bạn có thể làm thêm nhiều công việc khác. Điều này sẽ giúp bạn gia tăng thu nhập và tích lũy thêm kinh nghiệm cho bản thân.
Bartender lương bao nhiêu?
Cũng như bao ngành nghề khác, mức lương của nghề bartender sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như vị trí làm việc, năng lực, trình độ. Cụ thể như sau:
Vị trí làm việc | Mức lương |
Phụ Bar | 3.000.000 – 5.000.000 đồng/tháng |
Pha chế chính | 5.000.000 – 8.000.000 đồng/tháng |
Bar trưởng, giám sát quầy bar, quản lý thức uống, quản lý nhà hàng – bar | 12.000.000 – 20.000.000 đồng/tháng |
Tuy nhiên, nếu bạn làm việc cho những quầy bar hạng sang thì mức lương của bạn sẽ cao hơn hẳn so với những Bartender làm việc cho những quán bar quy mô vừa và nhỏ.
Cơ hội việc làm
Cùng với sự gia tăng số lượng các nhà hàng, khách sạn khắp cả nước, hiện nay Bartender là ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng lớn với cơ hội thăng tiến hấp dẫn. Các bartender sau khi tích lũy kinh nghiệm làm việc và kiến thức cần thiết có thể thăng tiến lên thành Bar trưởng – Giám sát thức uống – Quản lý quầy – Quản lý F&B…Mức lương mơ ước cộng chế độ đãi ngộ tốt, đó chính là lý do tại sao ngày nay nhiều bạn trẻ lại lựa chọn theo đuổi công việc Bartender này.
Nghề Bartender cần những tố chất, kỹ năng gì?
Bartender là một nghề giàu tính nghệ thuật cả trong làm nghề và giao tiếp, ứng xử. Vậy nên, với những tố chất, kỹ năng sau đây sẽ giúp các Bartender có nhiều cơ hội phát triển với nghề.
Khả năng vận động linh hoạt
Khả năng vận động tốt chính là một trong những yếu tố cần có của một Bartender. Sự linh hoạt trong vận động không chỉ giúp cho học dễ dàng tập và trình diễn những màn múa Shaker đẹp mắt, mà còn giúp họ làm việc một cách hiệu quả hơn. Với không gian làm việc có đến hàng trăm loại rượu và thức uống khác nhau, Bartender cần có sự nhanh nhẹn để đảm bảo việc phục vụ khách hàng được nhanh chóng, chất lượng nhất.
Trí nhớ tốt
Một trí nhớ tốt không chỉ đơn giản là để nhớ tên các loại thức uống hay đơn đặt món của khách hàng, trí nhớ của một Bartender còn dùng để nhớ mặt, nhớ tên, đồ uống yêu thích của khách hàng thân thiết.
Họ sẽ là người luôn có cơ hội giao tiếp trực tiếp với khách hàng, đặc biệt là những khách hàng quen thuộc, việc nhớ được “họ là ai?”, “họ thích uống gì?” là một điểm cộng phục vụ vô cùng lớn. Càng với khách hàng quan trọng, VIP, trí nhớ tốt càng là một thế mạnh, tạo ra cơ hội phát triển rộng mở hơn cho một Bartender.
Khả năng giao tiếp thấu hiểu
Tại một không gian phục vụ chủ yếu là thức uống ít hoặc có cồn, việc giao tiếp với khách hàng là vô cùng quan trọng. Bạn cần đủ tinh tế để nắm bắt nhu cầu khách hàng và đáp ứng yêu cầu của họ. Đồng thời, bạn cũng cần duy trì biểu cảm và giọng nói một cách rõ ràng và tích cực, thân thiện nhất.
Sự bình tĩnh
Bartender là một nghề phải chịu khá nhiều áp lực bởi các yếu tố về môi trường cũng như tính chất công việc. Tính phức tạp và những quy chuẩn phục vụ yêu cầu một Bartender cần phải giữ bình tĩnh khi gặp phải những tình huống ngoài ý muốn, ví dụ như khách hàng đánh lộn hay say xỉn,… Đây là điều bạn cần đặc biệt lưu ý khi theo đuổi ngành nghề này.
Khả năng quản lý công việc
Để trở thành một Bartender chuyên nghiệp, bạn cần biết cách quản lý công việc của mình hiệu quả nhất. Bởi quầy Bar là một nơi đông đúc, nhộn nhịp, xen lẫn tiếng ồn phức tạp. Là nhân viên Bartender bạn không chỉ biết cách pha chế mà còn cần kiểm soát tốt được đơn hàng, vị trí đồ uống, dụng cụ để thuận tiện cho việc pha chế và phục vụ khách hàng.
Kỹ năng pha chế
Muốn trở thành một Bartender chuyên nghiệp, chắc chắn bạn cần phải thành thạo kỹ năng pha chế như vậy bạn mới có thể:
- Thuộc nằm lòng tên các loại rượu – đặc tính của rượu, các kiểu ly phù hợp với từng loại thức uống khác nhau.
- Am hiểu tính năng, sử dụng thành thạo các máy móc được sử dụng trong quá trình pha chế như: máy xay sinh tố, máy làm đá viên, máy làm đá bào…
- Ghi nhớ chính xác liều lượng – công thức pha chế của càng nhiều loại cocktail, mocktail… càng tốt.
- Thao tác thuần thục 5 kỹ năng pha chế cơ bản là: Shaking, Stirring, Blending, Building, Layering.
- Có khả năng định lượng nhanh, chính xác các thành phần nguyên liệu để pha chế thức uống trong thời gian nhanh nhất, đặc biệt trong thời điểm đông khách.
- Có tư duy thẩm mỹ tốt để cắt tỉa, bày trí ly thức uống sao cho hấp dẫn, đẹp mắt.
Kỹ năng “sáng tạo”
Bên cạnh việc pha chế thức uống theo công thức truyền thống, Bartender còn cần phải có kỹ năng “sáng tạo” để làm phong phú menu thức uống của quán. Muốn sáng tạo ra loại cocktail ngon, bạn cần phải am hiểu đặc tính của từng thành phần nguyên liệu thường được sử dụng trong pha chế để kết hợp hài hòa chúng lại với nhau. Từ đó cho ra loại thức uống mới, “ngon” từ mùi hương đến hương vị.
Đôi khi việc thêm – bớt liều lượng, thay thế một thành phần nào đó so với công thức ban đầu của thức uống hay một ý tưởng lạ về cách decor cũng giúp đem lại cảm xúc thị giác mới mẻ và hương vị mới lạ cho những món cocktail, mocktail… Đó cũng chính là sự thể hiện của kỹ năng “sáng tạo” ở Bartender…
Những hiểu lầm tai hại về Bartender là gì?
Dưới đây là những định kiến về nghề Bartender vẫn còn tồn tại trong suy nghĩ của nhiều người:
Nghề Bartender nhiều cám dỗ, dễ sa ngã
Trong suy nghĩ của nhiều người, Bartender là gì? Nhiều người cho rằng bartender không phải là một nghề nghiệp an toàn. Bởi hằng ngày bạn sẽ phải tiếp xúc với rất nhiều khách hàng ở mọi tầng lớp khác nhau (từ thượng lưu đến các thành phần xấu của xã hội,…) với đủ kiểu ăn chơi. Tuy nhiên, không phải tất cả Bartender đều như vậy. Với những ai thực sự yêu nghề, coi trọng đạo đức nghề nghiệp, có ý chí kiên định, có lòng tự tôn,… họ sẽ hoàn toàn tránh được cám dỗ, biết cách giữ mình, hoàn thiện mình để tìm kiếm cơ hội thăng tiến cao hơn.
Bartender thì phải giỏi uống rượu
Điều này là không bắt buộc vì nhiệm vụ của Bartender là pha chế và phục vụ đồ uống chứ không phải uống rượu với người khác. Mặc dù vậy, Bartender vẫn cần có khả năng uống và thẩm định rượu để nâng cao tay nghề pha chế, thử nghiệm nhiều đồ uống mới.
Nghề Bartender lương thấp
Theo ghi nhận của JobsGO, mức lương của Bartender có kinh nghiệm, hiện dao động trong khoảng từ 5 – 8 triệu đồng/ tháng tùy thuộc vào quy mô làm việc và kinh nghiệm thực tế của mỗi ứng viên.
Ngoài lương cơ bản, các Bartender còn được hưởng đầy đủ các chế độ đãi ngộ theo quy định, được nhận service charge hàng tháng, nhận tiền TIP – thưởng của khách. Như vậy, so với các bộ phận khác trong lĩnh vực nhà hàng – khách sạn, thu nhập của vị trí Bartender không hề thấp, nếu không nói là cao, thậm chí cao hơn.
Nghề Bartender khó thăng tiến
Bất kỳ ngành nghề nào trong lĩnh vực Nhà hàng – Khách sạn cũng có lộ trình thăng tiến rõ ràng, nghề Bartender cũng vậy. Thông thường, những học viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm sẽ được bắt đầu với vị trí Phụ bar để học hỏi kinh nghiệm. Theo thời gian, khi đã có nhiều trải nghiệm trong nghề, các bạn sẽ được cân nhắc đảm nhiệm vai trò nhân viên pha chế chính và có thể thăng tiến cao hơn.
Học nghề Bartender: Bắt đầu từ đâu?
Bartender hiện nay đang trở thành nghề “hot” khi các dịch vụ quầy bar tại Việt Nam ngày một phổ biến và phát triển. Vậy nên các khóa đào tạo nghề này cũng xuất hiện ngày một nhiều. Các trung tâm hướng nghiệp đang dần bổ sung các khóa học Bartender ở mọi trình độ đáp ứng nhu cầu thị trường. Các kênh “học online” như Youtube, Facebook, các blog, group cũng rất thuận tiện để các bạn tự học nghề.
Dù vậy, với một công việc yêu cầu nhiều kỹ năng như Bartender, học không thôi chưa đủ, bạn nên kết hợp với công việc tại quầy bar để rèn luyện tay nghề mỗi ngày.
Một số chương trình/cộng đồng học tập bạn có thể tham khảo:
- Một số trung tâm đào tạo nghề Bartender: Arocking, Labviet, Smart Goal, Interbeso,…
- Các kênh Youtube: Học pha chế, Bartender Helen, V.U Studio,…
- Các cộng đồng: Cộng đồng Bartender & Barista Việt Nam, Saigon Bartenders, Bartender Viet,…
Tìm việc làm Bartender tại Jobsgo.vn
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế cũng như lĩnh vực dịch vụ, du lịch và nhà hàng khách sạn, Bartender đã và đang trở thành nghề nghiệp xu hướng, tạo ra công ăn việc làm cho rất nhiều người. Đó là lý do các bạn cần tận dụng lợi thế này nếu thật sự muốn theo đuổi con đường trở thành Bartender chuyên nghiệp.
Hiện tại trên website JobsGO.vn, hàng ngàn tin tuyển dụng Bartender/ Barista với mức lương và chế độ đãi ngộ vô cùng hấp dẫn đang rộng mở chờ đón bạn. Chỉ cần đáp ứng các tiêu chí tuyển dụng như: am hiểu kiến thức về các loại đồ uống, thành thạo kỹ năng pha chế, giao tiếp tiếng Anh cơ bản, có tác phong và thái độ làm việc tốt…. Ứng viên hoàn toàn có cơ hội ứng tuyển thành công, bước một bước đầu tiên trên con đường thăng tiến trong nghề Bartender/ Barista của mình.
Hy vọng những thông tin JobsGO vừa chia sẻ đã giúp bạn hiểu hơn về khái niệm nghề Bartender là gì, cũng như công việc và yêu cầu đối với ngành nghề này, từ đó tìm ra cho mình định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân mình nhé!
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)