4 SAI LẦM TƯỞNG VÔ HẠI NHƯNG LẠI CÓ HẠI CHO NGHỀ NGHIỆP CỦA BẠN

Đánh giá post

Có rất nhiều trường hợp không mong muốn xảy ra cho nghề nghiệp của bạn ngay cả khi bạn đang hoàn thành công việc một cách hoàn hảo. Và còn shock hơn khi lý do khiến bạn thất bại lại đến từ những điều tưởng chừng vô hại nhất. Dưới đâu là 4 sai lầm “ngây thơ” nhất nhưng có ảnh hưởng xấu nhất tới nghề nghiệp của bạn.

Nói rất hay … làm rất dở

Nghề nghiệp nào cũng vậy, khi chấp nhận công việc nghĩa là bạn đã thực hiện một lời hứa ngụ ý. Bạn ngầm cam kết rằng mình có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được phân công. Cho nên, nếu nhận thấy bản thân không thể thực hiện được những yêu cầu của công việc hoặc không hoàn thành kịp deadline thì bạn không nên hứa quá nhiều. Rất nhiều bạn lầm tưởng, việc tự tin nhận việc ngay khi sếp giao phó sẽ khiến sếp bạn thêm tin tưởng. Nhưng sự thật, sếp bạn sẽ chỉ tin tưởng khi công việc được hoàn thành theo đúng những gì bạn nói. Vậy nên, đừng bao giờ shock khi biết mình thất bại vì lý do chỉ biết nói  không biết làm.

Tiêu cực & lan truyền tiêu cực

Cuộc sống vốn là chuỗi ngày không bằng phẳng. Bạn không thể đòi hỏi nghề nghiệp của mình phải giống như mơ với mức lương cao và việc nhàn hạ không áp lực. Chính vì thế, đừng cố tạo thêm chán nản cho đồng nghiệp khi công việc khó khăn hoặc khách hàng gây áp lực. Đây là một điều cấm kỵ cho bất cứ vị trí hay nghề nghiệp nào. Bởi lẽ, sếp bạn sẽ không thích thú gì một nhân viên thấy khó một chút đã kêu ca và rủ rê đồng nghiệp cùng kêu ca đâu.

Quản lý cảm xúc cá nhân không tốt

Môi trường công sở không đơn giản như bạn nghĩ. Nghề nghiệp của bạn cũng không gắn bó mãi với bạn nếu bạn không thực sự phù hợp. Việc quản lý tốt cảm xúc cá nhân, tránh để ảnh hướng đến công việc và đồng nghiệp là điểm then chốt quyết định thành công hay thất bại của bạn.

Nếu bất cứ ai cũng biết khi nào bạn chán nản, lúc nào bạn giận hờn, lúc nào bạn vui vẻ hoặc có thể lập tức chỉ ra rằng bạn nghĩ câu nói của đồng nghiệp rất ngu ngốc, nghĩa là bạn đã bị bắt thóp.

Sự bộc phát cảm xúc, coi thường người xung quanh, khiến đồng nghiệp phải im lặng khi họ đang nói, hoặc đơn giản là cư xử như một kẻ ngốc không biết cách giữ cảm xúc cá nhân cho bản thân sẽ khiến bạn phải sớm tiếp tục quay lại hành trình tìm việc mới.

Lạm dụng tài nguyên hoặc sử dụng tài sản công ty sai mục đích

Biển thủ hoặc lạm dụng tài nguyên của công ty là hành vi phạm tội khá nghiêm trọng, ngay cả khi vật dụng hoặc số tiền bạn lấy đi trị giá rất nhỏ. Bị bắt quả tang khi đang thực hiện điều này có thể là cái cớ rất tốt để sếp sa thải bạn.

Một người sẽ dễ dàng bị sa thải khi công ty chứng minh được rằng đạo đức họ có vấn đề (vì thường lấy cắp vặt, cố ý chiếm đoạt của công, sử dụng tài sản cho mục đích riêng…) mặc dù vẫn hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Nghề nghiệp nào cũng vậy, điều đòi hỏi cao nhất chưa chắc hãy là trình độ mà trước hết là đạo đức và ý thức.

Đừng bao giờ để những lý do đơn giản trên khiến con đường sự nghiệp của bạn gặp thêm chông gai trắc trở. Hãy cố gắng tập bỏ qua những thói quen để hoàn thiện bản thân mình hơn nữa và gặt hái nhiều thành công trong nghề nghiệp bạn đã chọn nhé.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: