Doanh thu là gì? Liệu nó có phải là dữ liệu để đánh giá hoạt động hiệu quả của một doanh nghiệp? Bạn hãy đọc ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ về doanh thu và phân biệt được nó với lợi nhuận hay doanh số.
Mục lục
1. Doanh thu là gì?
Doanh thu là gì? Bạn có thể hiểu theo một trong 2 cách như sau:
- Theo nghĩa phổ thông: Doanh thu chính là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp thu về trong hoạt động buôn bán, kinh doanh của mình. Khi căn cứ vào doanh thu thực tế mà có thể tự xây dựng bảng báo cáo doanh thu cho công ty.
- Theo chuẩn mực bên kế toán: Doanh thu chính là tổng giá trị lợi ích kinh tế mà công ty có được trong kỳ kế toán, phát sinh từ sản xuất, kinh doanh và nó giúp làm tăng số vốn chủ sở hữu.
2. Ý nghĩa của doanh thu là gì?
Hầu hết các doanh nghiệp khi hoạt động kinh doanh đều muốn thu về nhiều doanh thu. Vậy bạn có biết ý nghĩa của nó đối với doanh nghiệp là gì? Cùng tham khảo tiếp ở nội dung này nhé.
Trên thực tế, doanh thu sẽ phản ánh quá trình sản xuất, quy mô và tái sản xuất của một doanh nghiệp. Nó cũng là cơ sở để bù đắp lại các chi phí đã tiêu trong quá trình làm ra sản phẩm và nộp thuế cho nhà nước.
Doanh thu cũng là quá giai đoạn cuối trong quá trình luân chuyển vốn – sản xuất – hàng hóa – tiền. Đặc biệt nó cũng là tiền đề để việc mở rộng sản xuất tiếp tục thực hiện.
Xem thêm: Gross profit là gì? Đặc trưng và công thức tính lợi nhuận gộp
3. Các loại doanh thu
Mộ doanh nghiệp thường có nhiều nguồn doanh thu khác nhau như: Từ hoạt động bán hàng, tài chính, nội bộ đến nguồn thu bất thường. Cụ thể như sau:
Từ hoạt động bán hàng
Doanh thu bán hàng chính là toàn bộ tiền mà công ty thu về từ việc mua bán hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cho doanh nghiệp làm ra. Doanh thu này sẽ bao gồm cả khoản thu chính và phụ. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp cần chú ý đến doanh thu thuần, là số tiền thực tế thu về sau khi trừ đi các khoản giảm giá, chiết khấu và hoàn trả.
Từ hoạt động tài chính
Doanh thu từ hoạt động tài chính bao gồm tiền lãi, cổ tức chia lợi nhuận và khoản thu từ việc đầu tư chứng khoán, thu hồi, thanh lý hay góp vốn phát triển với công ty khác. Không chỉ vậy, nguồn doanh thu này còn đến từ lãi tỷ giá, chênh lệch giá bán ngoại tệ, chuyển nhượng vốn,…
Từ nội bộ
Doanh thu nội bộ chính là số tiền thu từ việc bán sản phẩm, dịch trong nội bộ, giữa các đơn vị, phòng ban, nhân viên trong công ty. Nó cũng là căn cứ để xác định tình hình kinh doanh nội bộ của công ty. Doanh thu này được cho là hoàn tất khi doanh nghiệp chuyển giao lợi nhuận.
Doanh thu bất thường
Doanh thu bất thường được hiểu là khoản tiền thu về từ các hoạt động ít diễn ra. Ví dụ như: Bán vật tư, máy móc không sử dụng, thanh lý tài sản, các khoản cần trả nhưng không trả.
4. Phân biệt doanh thu với các khái niệm liên quan khác
Sẽ có nhiều người không thể phân biệt rõ ràng được doanh thu với doanh số, lợi nhuận, nguồn thu nhập khác. Chính vì thế mà bạn có thể tham khảo ngay bảng sau đây.
Doanh thu | Doanh số | Lợi nhuận | Nguồn thu khác |
– Là tổng giá trị lợi ích kinh tế thu được trong kỳ kế toán. Nó phát sinh từ sản xuất, kinh doanh thông thường.
– Công thức: Doanh thu = doanh số – phí giảm giá – chiết khấu – hàng bị trả lại |
– Là tổng số tiền thu về qua hoạt động kinh doanh được xác định theo thời gian nhất định.
– Công thức: Doanh số = đơn giá x sản lượng chưa trừ phí như hàng lỗi, giảm giá, chiết khấu. |
– Là kết quả trên báo cáo kinh doanh, có nhiều chỉ số lợi nhuận khác nhau trong một bản báo cáo. Trong đó có:
+ Lợi nhuận gộp: Là hiệu số doanh thu trừ giá vốn hàng bán. + Lợi nhuận hoạt động: Là lợi nhuận gộp trừ tất cả chi phí cố định và biến đổi. |
– Là khoản thu giúp tăng vốn sở hữu từ hoạt động ngoài hợp pháp nhưng không phải hoạt động mà doanh nghiệp đã đăng ký với nhà nước. |
5. Cách tính doanh thu chuẩn
Để tính toán được doanh thu chuẩn nhất, bạn hãy thực hiện ngay theo công thức như sau:
Với hoạt động bán hàng:
Doanh thu = Giá bán x sản lượng |
Đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
Doanh thu = Số khách hàng x giá của dịch vụ cung cấp |
Đặc biệt, trong quá trình tính toán bạn còn phải lưu tâm đến các khoản giảm trừ. Nó là khoản phát sinh sẽ làm giảm doanh thu trong kỳ kế toán.
- Chiết khấu thương mại: Đây là phần doanh nghiệp sẽ giảm trừ hoặc thanh toán cho bên mua sản phẩm. Nó thường có khi khách hàng mua số lượng lớn và hai bên thỏa thuận, thống nhất về chiết khấu.
- Giảm giá bán hàng: Đây cũng là khoản trừ cho tất cả người mua hàng. Nó có thể là sản phẩm kém chất lượng, không đúng mẫu hoặc hàng gần hết hạn. Khoản trừ này sẽ bị trừ ngay khi có phát sinh.
- Giá trị hàng hoàn: Đây là hàng bị khách trả lại do vi phạm hợp đồng, hàng không đúng mẫu mã,…
Xem thêm: Kinh doanh là gì? Tổng hợp từ A – Z các thông tin về kinh doanh
6. Bí quyết tăng doanh thu bán hàng
Doanh nghiệp nào cũng muốn tăng doanh thu bán hàng để tăng nguồn lưu động vốn. Để làm được điều này, bạn hãy áp dụng một số bí quyết sau:
Xác định đối tượng khách hàng
Khách hàng chính là đối tượng sẽ đem lại nguồn doanh thu cực lớn cho công ty. Khi xác định được đối tượng hướng đến, hiểu những mong muốn của họ thì doanh nghiệp sẽ đưa ra được chính sách bán hàng phù hợp nhất như: Tổ chức chương trình khuyến mãi, ưu đãi khi mua sản phẩm, ra mắt sản phẩm mới,…
Tiếp nhận phản hồi từ khách hàng
Một khi khách hàng có phản hồi thì doanh nghiệp cần nghiêm túc lắng nghe, tiếp nhận. Đó có thể là lời khen nhưng cũng có thể là chê, than phiền về sản phẩm, dịch vụ. Dựa trên các ý kiến đó mà doanh nghiệp cẩn phản hồi kịp thời và cải thiện, khắc phục cái chưa được.
Đẩy mạnh hoạt động bán hàng
Thông thường hoạt động bán hàng sẽ giúp đem lại phần lớn nguồn thu cho công ty. Vì vậy mà việc tuyển dụng nhân viên bán hàng, cải thiện quy trình bán hàng, đào tạo nhân viên bán hàng, giao hàng cũng phải được thay đổi. Tất cả những điều này sẽ giúp cho khách hàng có trải nghiệm tốt hơn khi mua sắm, từ đó tạo thiện cảm mạnh hơn.
Tăng tỷ lệ chuyển đổi mua hàng
Tỷ lệ chuyển đổi bị ảnh hưởng khá nhiều vào tỷ lệ mua hàng trên tổng số khách hàng tiếp cận được. Một khi số lượng đơn hàng cao cũng sẽ kéo theo doanh thu tăng cao. Để làm được điều này, doanh nghiệp không những phải cải thiện khả năng bán hàng của nhân viên mà còn phải đẩy mạnh làm marketing cùng các chính sách ưu đãi giá tốt.
Tăng giá trị đơn hàng của mỗi khách hàng
Khi giá trị đơn hàng cao thì sự phát triển, tăng trưởng của doanh nghiệp cũng từ đó mà tiến nhanh hơn. Để giúp đơn hàng tăng giá trị hơn bạn hãy thử áp dụng các cách như: Giảm giá, miễn phí giao hàng, có ưu đãi tặng kèm, thẻ thành viên, quà tặng kèm,…
Tăng số lần khách hàng mua lặp lại
Để thuyết phục khách hàng quay trở lại lần hai và nhiều lần về sau thì cần phải đảm bảo họ có trải nghiệm mua sắm tốt nhất. Bạn nên cho họ những thiện cảm khi trải nghiệm dịch vụ, sản phẩm của mình. Một khi người tiêu dùng cảm thấy mối quan hệ đủ vững đủ bền thì họ sẽ mua ở những lần tiếp theo.
Nghiên cứu đối thủ
Bạn cần nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình so với họ là gì. Từ đó bạn cũng nắm được cách phát huy thế mạnh hơn. Đặc biệt, thông qua việc nghiên cứu đối thủ còn giúp bạn mở rộng thị trường phát triển.
Đưa ra những đãi ngộ tốt với nhân viên
Nhân viên vừa là khách hàng vừa là người tạo ra sản phẩm và cũng là người thuyết phục người khác mua hàng. Vì thế mà bạn đừng quên đối đãi với nhân viên thật tốt để gắn kết họ, khiến họ có động lực làm việc và nỗ lực với doanh nghiệp hơn.
Xem thêm: Chi phí cơ hội là gì? Ý nghĩa, cách áp dụng và cách tính
7. Cách cắt giảm chi phí để tăng doanh thu
Hầu hết các doanh nghiệp đều muốn cắt bỏ các khoản chi phí không cần thiết để tăng nguồn doanh thu hơn. Vậy bạn nên tiến hành cắt giảm như thế nào để đạt hiệu quả cao? Hãy tham khảo ngay các cách mà JobsGO giới thiệu nhé.
Mua sắm dịch vụ và cung cấp
Bạn cần phải tìm kiếm được nhà cung cấp chất lượng nhưng giá rẻ để hợp tác. Ngay khi thấy đơn vị trước đó không còn phù hợp với tiêu chí mình đưa ra thì hãy suy nghĩ đến việc dừng hợp tác, bởi nếu càng cố gắng lại càng khiến doanh nghiệp của bạn thua lỗ.
Giảm tối đa chi phí sản xuất
Bạn hãy tận dụng nguồn nguyên vật liệu, vật tư thừa bằng cách tái chế làm thành sản phẩm mới có hiệu quả khi sử dụng. Không chỉ vậy, bạn còn phải đảm bảo không gian làm việc, máy móc được tận dụng tối đa.
Về nhân sự thì bạn cần phân bổ lại thời gian và lượng công việc phù hợp, yêu cầu tăng năng suất để giảm chi phí làm việc ngoài giờ. Đồng thời, để quản lý tốt chi phí, bạn nên nắm rõ công thức tính vốn cố định, từ đó có thể xác định chính xác các khoản đầu tư cần thiết cho hoạt động sản xuất và kinh doanh.
Cắt giảm chi phí khi không cần thiết
Bạn luôn phải nắm tìm kiếm các khoản chi phí không thật sự cần thiết và thường xuyên để giảm bớt. Ví dụ như hoạt động quảng cáo, bạn hãy tìm kiếm phương pháp tiết kiệm và tối ưu hơn. Thay vì quảng cáo trên tivi thì có thể thay bằng quảng cáo trên facebook.
Bài viết trên đây JobsGO đã cùng bạn tìm hiểu toàn bộ thông tin về “doanh thu là gì?” và các cách để tăng doanh thu bán hàng. Hy vọng nội dung này sẽ hữu ích với bạn.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)